Gà Trống Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên - Ban Quản Lý Di Tích
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin hoạt động
- Di tích Nhà Mạc
- Nghiên cứu trao đổi
- Thư viện ảnh-Video
- Liên hệ
Thêm sản phẩm thành công
- Trang chủ
- Văn hóa tâm linh
- Gà trống và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tin tức mới
- UBND thành phố Hải Phòng tổ chức cuộc họp nghe...
- Nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử Việt Nam...
- Phố Hiến: Nơi xuất sinh 3 Trạng nguyên cho nhà...
- UBND huyện Kiến Thụy: tổ chức Lễ biểu dương...
- Tổ chức Lễ cúng kỷ niệm ngày mất của Hiến...
- Khu tưởng niệm vương triều Mạc được công nhận là...
- Cần đánh giá đúng vai trò Nhà Mạc trong Quốc...
- Tri ân Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, tôn...
- Lễ giỗ tưởng niệm 460 năm ngày mất của Tuyên...
- Công đoàn Tập đoàn Bảo Việt phối hợp với UBND...
- Lễ hội Minh Thề di sản văn hóa độc đáo...
- Lễ hội Khai bút tại Khu tưởng niệm Vương triều...
- Lễ dâng hương của đội tuyển thi học sinh giỏi...
- Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: 'Cần đánh giá...
- Đón đoàn đại biểu về dự Hội thảo khoa học...
- Chuyện về vị tướng nhà Mạc ít được sử sách...
- Lễ Giỗ tưởng niệm 482 năm ngày mất của Thái...
- Lớp Trung cấp LLCT A2 khoá 40 của Trường Chính...
- Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân...
- Huyện Kiến Thụy tổ chức cuộc họp nghe báo cáo...
- Thời kỳ nào trong lịch sử nước Việt "ngoài đường...
- Lễ cúng Kỷ niệm ngày mất của Thái tông Mạc...
- Hàng nghìn du khách về dự lễ hội Minh Thề...
- Rước 'thần bút' ở Khu tưởng niệm Vương triều Mạc
- Hải Phòng: Nô nức khai bút, xin chữ đầu năm...
- Hơn 600 học sinh giỏi khai bút đầu xuân
- Chuẩn bị tổ chức Lễ hội khai bút Xuân Quý...
- Huyện Kiến Thụy tổ chức lễ kỷ niệm 481 năm...
- Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Kỷ niệm 481 năm...
- Khảo sát dấu tích nhà Mạc ở đồi Diệm Xuân...
- Hải Phòng: công bố và trưng bày 12 bảo vật...
- Lặng ngắm bảo đao “danh bất hư truyền” của vua...
- Giải Vô địch vật tự do-vật dân tộc Cúp Báo...
- Tổ chức Kỷ niệm 458 năm ngày mất của Tuyên tông...
- Bí ẩn những kiệt tác bảo vật quốc gia: Bức...
- Lễ giỗ Vua Mục tông Hồng ninh Hoàng đế Mạc Mậu...
- Tọa đàm về các điểm di tích liên quan đến...
- Tổ chức Lễ giỗ tưởng niệm 480 năm ngày mất...
- Bí ẩn những kiệt tác bảo vật quốc gia: Bức...
- Thông báo tạm dừng đón khách tham quan
- Đại lễ cầu nguyện âm siêu dương khánh, quốc thái...
- Bảo vật quốc gia bia hộp đá Đồi Cốc: Ghi...
- Tổ chức Kỷ niệm 457 năm ngày mất của Tuyên tông...
- Thông báo tổ chức đón khách tham quan trở lại
- Thông báo tạm dừng đón khách tham quan để phòng,...
- NGHI ÁI QUAN NGUYỄN THỊ DUỆ - HÌNH ẢNH CỦA...
- Họ Ngô Vọng Nguyệt dưới 2 triều Lê, Mạc
- Công nhận điểm du lịch "Di tích Khu tưởng niệm...
- Đại hội Chi bộ Ban quản lý Di tích lần...
- Khai bút đầu Xuân tại Khu tưởng niệm Vương triều...
Blog tags
Không có tags nào.
Gà trống và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên- 26/ 01/ 2017
- NGÔ MINH KHIÊM
- 0 Nhận xét
Ngược dòng thời gian, ta tìm về những nét đặc sắc trong tư duy và sáng tạo của lớp trí thức Nho học xưa khi suy xét về biểu tượng con gà; ông cha ta đã nâng tầm con gà trống trở thành biểu tượng cho trai, gái Việt với 5 đức tính cao đẹp: Đầu đội mũ (mào) là Văn; chân mang cựa là Võ; gặp địch dám đối đầu là Dũng; Khi ăn gọi nhau là Nhân; ban đêm ngủ, gáy đúng giờ là: Tín. Cũng từ những phẩm chất đáng quý ấy tạo nên các giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thông qua vật thờ gà trống, nên từ xa xưa dân ta đã biết chọn gà trống để thờ trong những ngày trọng đại, đặc biệt là ngày mùng một Tết cổ truyền. Con gà trống được đặt ở nơi trang trọng trên bàn thờ mỗi gia tộc mà không phải những con vật quý hiếm khác trong 12 con giáp chúng ta vẫn thường thấy. Những lý giải về sản vật của một nền văn minh nông nghiệp hội tụ ở con gà trống được dâng tổ tiên thể hiện sự biết ơn công lao đối với các thế hệ đi trước là đúng, nhưng chưa đủ bởi tính khẳng khái trong danh dự người Việt đã làm nảy sinh sự lý giải mới về các giá trị tinh thần mang tính trao truyền. Bên cạnh việc chọn gà trống trong lễ cúng chính còn là sự tôn vinh các giá trị mô tả tiếng nói nội tâm của người cúng khi hướng về tổ tiên, ông cha mình, được hiểu như sự báo công của người trưởng thành với tổ tiên về những phẩm chất truyền thống đang gìn giữ, phát huy và bảo tồn. Để khẳng định cúng gà trống trong ngày mùng 1 Tết âm lịch được người Việt duy trì từ hàng ngàn năm nay mang một giá trị đạo đức thật đáng tôn kính và trân trọng, chúng ta cần hiểu thêm hành trình chọn gà để dâng cúng lễ đã được người xưa thực hiện trên quy trình rất nghiêm ngặt, thậm chí rất khắt khe như: Mào đẹp, tươi đỏ như cờ (gà trống chưa đạp mái); lưng đầy, lườn tròn, phao câu chắc. Đặc biệt đôi chân phải chắc, bóng, cựa đều, hướng song song như kiếm giao đấu; màu sắc vàng, bóng, các móng tròn nhọn sắc, không gãy, chân màu vàng. Đôi chân gà trống thường được các thầy tướng xưa dùng để xem tài vận, rủi, may trong một năm của gia chủ… Do vậy chọn gà trống đẹp để thờ cúng dâng lên tổ tiên là khâu rất quan trọng. Ở nông thôn nhiều gia đình khá giả chuyên nuôi gà trống để thờ. Chọn gà nuôi đã cầu kì, chọn gà để luộc dâng lên bàn thờ lại cần những kỹ thuật từ khâu buộc gà cánh tiên, nắn chân ôm lộc, được những người chủ gia đình chuẩn bị hết sức cẩn thận. Luộc gà được gia chủ chú ý từng chút để gà chín đều có màu vàng bóng, đòi hỏi sự tỉ mỉ không phải ai cũng hiểu và làm được. Cho nên, mỗi khi chọn gà thắp hương, người chủ gia đình thường giao việc đó cho người phụ nữ có hiểu biết, kinh nghiệm đảm trách cũng bởi tính cẩn thận, tỉ mỉ, hiểu sâu sắc quá trình hành lễ, dâng lên tổ tiên. Luộc gà luôn là khâu khó nhất quyết định cảm xúc buồn, vui, phấn khích, phấn khởi khi có được con gà trống đẹp để thắp hương dâng lễ. Việc thưởng thức gà sau khi cúng cũng mang những phép tắc theo quy định: đầu gà, cổ gà, đôi cánh (những bộ phận trên cao của con gà) được dành cho mâm trưởng, mâm đàn ông trong nhà và thưởng thức với rượu quý. Còn đùi gà được dành cho trẻ nhỏ với tâm lý, mong muốn chúng có đôi chân vững chắc lớn lên cùng dòng tộc. Nói về gà trong văn hóa Việt có rất nhiều: chọi gà, gà chín cựa trong truyền thuyết, gà trong tranh, điêu khắc,… gần như lĩnh vực nào cũng có mặt. Sở dĩ gà trống được chọn là linh vật để thờ cúng trên bàn thờ người Việt bởi biểu tượng gà mang những giá trị đạo đức của người đàn ông quân tử Việt xưa và trong các lĩnh vực của cuộc sống. Trong đời sống thường ngày, gà trống báo hiệu ngày mới cũng được hiểu đem đến ánh sáng quang minh, là biểu tượng tương lai tươi sáng trong thơ ca. Với nền văn minh nông nghiệp tồn tại hàng ngàn năm nay thì gà trống đã có mặt trong bộ thờ cửu đỉnh nơi cung đình vua chúa xưa nay vẫn còn lưu dấu tích. Có thể nói, biểu tượng gà trống trong văn hóa Việt xưa và nay có một giá trị tinh thần hết sức sâu sắc. Bắt nguồn từ một vật nuôi thông thường, trí tuệ Việt đã đưa gà trống thành một biểu tượng thiêng liêng trong đời sống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; chính điều thiêng liêng đó đã đủ mạnh, đủ lớn để mô tả những giá trị đạo đức siêu việt mà người đàn ông Việt có trong đời sống thực tại. Những giá trị cốt lõi đó được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên một dòng chảy liên tục cho đến nền văn minh hôm nay và mai sau. Chúng ta hôm nay đang sống trong một xã hội hội nhập phát triển có tính toàn cầu nhưng những gì thuộc về văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không bao giờ vứt bỏ đi được vì đó là những giá trị văn hóa cao đẹp của những thế hệ đi trước để lại. Người Việt gìn giữ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để nhớ ơn tổ tiên mình, mỗi cá nhân luôn gìn giữ những thành tựu tinh hoa mà thế hệ đi trước để lại khi hành lễ được hiểu là quá trình bảo tồn những giá trị đạo đức chuẩn mực của thế hệ đi trước đã sáng tạo ra. Đồng thời, răn dạy con cháu phải biết giữ gìn những lễ nghi văn hóa tốt đẹp khi tưởng nhớ những thành quả, công ơn cha ông đã để lại như một cách hiểu “Uống nước nhớ nguồn”. Việc thờ cúng có tính liên tục và kế thừa được khẳng định trên mọi phương diện trong tâm linh và thực tại mang bản sắc rất riêng, thuần Việt không giống với các nền văn hóa ngoại lai khác. Gà trống và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ngày nay vẫn đang trở thành sinh hoạt văn hóa truyền thống quan trọng bậc nhất trong mỗi gia đình Việt Nam vào nhiều dịp, nhất là trong các ngày lễ, Tết. Qua sự thờ cúng con gà trống, ta hiểu được giá trị cao đẹp có tính đại chúng, cộng đồng; nó phản ánh nhịp đập nhân ái của những trái tim Việt vô cùng mãnh liệt, can trường trước những thách thức mà dân tộc Việt từng trải qua trong lịch sử và càng có giá trị trong công cuộc đổi mới ngày hôm nay. Xuân Đinh Dậu 2017 đã đến, mỗi chúng ta khi thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên trong ngày mùng 1 Tết cùng với chú gà trống thật đẹp đã lựa chọn để thờ. Tùy theo mong ước, phẩm chất mỗi người, hãy khấn mong sống sao cho cao đẹp, xứng đáng với sự cống hiến của cha ông để cho cuộc sống mỗi gia đình, xã hội hôm nay ngày một tốt đẹp hơn.
Sơn Hà Nguồn: baocaobang.com.vn tags: Chia sẻ bài viếtViết bình luận
GửiTừ khóa » Cúng Tổ Gà đá
-
Tổ Nghiệp Gà Nòi - YouTube
-
Tổ Nghiệp Gà Nòi | By Ga Da Thomo Tay Ninh | Facebook
-
Chuyện Lạ Về Gà Và Phong Tục Cúng Gà - Công An Nhân Dân
-
- Cậu Tài Cậu Quý | Tiki
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Cách Thờ Cúng Tổ Nghề Mới Nhất 8 ...
-
Gà Cúng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Video Ga Da Tien - .vn
-
Bat Tu Diem Da Ga
-
Da Ga Ma Lai
-
Cách Mài Cựa Gà đá
-
đặt Gà Cúng đà Nẵng
-
Sang Campuchia đá Gà