Gạch Trồng Cỏ 8 Lỗ | Mẫu Gạch Block Trồng Cỏ đẹp Giá Rẻ - KHATRA

FLOOR TILES

GẠCH TRỒNG CỎ

Gạch trồng cỏ được ứng dụng cho nhiều công trình từ nhà ở sân vườn, công viên, vỉa hè, bãi đổ xe… Các mẫu gạch trồng cỏ: gạch số 8, gạch 8 lỗ, gạch 2 lỗ đẹp, giá tốt.

Gạch trồng cỏ là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến, không chỉ giúp bảo vệ khoảng sân tránh xói mòn mà còn mang đến không gian xanh gần gũi thiên nhiên. Vậy ưu điểm của dòng gạch này là gì? Hiện nay đơn vị nào cung cấp mẫu gạch block trồng cỏ đẹp, giá rẻ trên thị trường?

Gạch Porcelain 300x600 lót sân vườn
Gạch trồng cỏ 300×600 lót sân vườn

1. Giới thiệu về gạch trồng cỏ

Hiện nay, xu hướng mang mảng xanh vào nhà đang rất được ưa chuộng, vì vậy các mẫu gạch lát sân giả cỏ có giá trị thẩm mỹ cao hơn so với gạch bê tông truyền thống và đang dần được sử dụng thay thế các mẫu gạch cũ. Gạch trồng cỏ không chỉ xuất hiện ở sân vườn nhà ở thông thường mà còn được dùng ở các công viên, vỉa hè, bãi đổ xe tạo nên cảnh quan xanh.

Gạch trồng cỏ lát sân vườn
Gạch cỏ lát sân vườn

Bên cạnh đó, gạch trồng cỏ còn có nhiều ưu điểm khác biệt như:

  • Thời gian thi công nhanh chóng: Loại gạch này có trọng lượng nhẹ, các cạnh vuông vứt. Quá trình lát gạch và trồng cây dễ dàng không tốn nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí.
  • Khả năng chịu cao: Gạch cỏ được làm từ bê tông, có kết cấu ổn định nên có tính năng chịu lực tốt, không dễ bị rạn nứt và rất bền theo thời gian.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt: Do chỉ số hấp thụ nhiệt thấp nên sản phẩm gạch cỏ có khả năng cách nhiệt hiệu quả. Đặc biệt phù hợp với các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. 
  • Tạo không gian cây xanh mát mắt: Xe kẽ giữa những vân gạch bê tông xám là những ngọn cỏ xanh tạo không gian ấn tượng, gần gũi thiên nhiên.

2. Các loại gạch trồng cỏ phổ biến

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại gạch cỏ với mẫu mã, kiểu dáng và kích thước khác nhau, đáp ứng nhu cầu của mọi gia đình. Điểm qua các loại gạch xi măng trồng cỏ phổ biến hiện nay để có sự lựa chọn tốt nhất cho công trình của bạn.

Gạch trồng cỏ giả đá
Gạch trồng cỏ giả đá

2.1. Gạch trồng cỏ 8 lỗ

Gạch 8 lỗ trồng cỏ được thiết kế thành một khối có 8 lỗ rỗng tạo khoảng trống thích hợp để trồng cỏ. Kích thước phổ biến của loại gạch này là 390x260x85 mm, bề mặt sần và hơi nhám. Dòng gạch này thường được dùng để lát sân vườn, vỉa hè, bãi đỗ xe ô tô…

Gạch trồng cỏ 8 lỗ
Gạch trồng cỏ 8 lỗ

2.2. Gạch block trồng cỏ

Gạch block trồng cỏ hay còn được gọi với tên khác là gạch trồng cỏ số 8 hoặc gạch 2 lỗ thường có màu xám tự nhiên của xi măng với 2 lỗ rỗng để trồng cỏ. Việc thiết kế trồng cỏ cho những khu vườn trong nhà bằng loại gạch này mang lại vẻ đẹp tự nhiên và thông thoáng cho không gian sân vườn, lối đi.

Gạch trồng cỏ 2 lỗ
Gạch trồng cỏ 2 lỗ

2.3. Gạch bê tông trồng cỏ 5 lỗ

Dòng gạch này có các đặc điểm nổi bật như độ bền cao, độ cứng tốt, hiệu quả cách âm tốt, hút nước thấp với 5 lỗ rỗng. Chất liệu cao cấp chịu được thời tiết khắc nghiệt, bảo vệ môi trường, giá thành rẻ, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng từ bình dân đến cao cấp.

Gạch trồng cỏ 5 lỗ
Gạch trồng cỏ 5 lỗ

2.4. Các loại gạch cỏ khác

Ngoài các mẫu trồng cỏ 2 lỗ, 5 lỗ, 8 lỗ phổ biến, còn có các thiết kế gạch trồng cỏ sáng tạo khác như gạch đồng xu, gạch lục giác, gạch vòng tròn… mang đến nhiều diện mạo mới lạ cho khoảng sân nhà bạn.

Gạch trồng cỏ lục giác
Gạch trồng cỏ lục giác

3. Hướng dẫn cách tự lát gạch trồng cỏ

Việc lát gạch trồng cỏ khá đơn giản, nhưng nếu không nắm rõ quy trình thì sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn đang có ý tưởng tự lát gạch tại nhà để trải nghiệm và tiết kiệm chi phí thì hãy xem các bước hướng dẫn lát gạch trồng cỏ dưới đây. Công đoạn lát gạch cần đảm bảo đúng quy trình mới mang lại hiệu quả và tính thẩm mỹ cao.

Gạch trồng cỏ xi măng 8 lỗ
Gạch trồng cỏ xi măng 8 lỗ

Bước 1 Chuẩn bị nền: Làm ướt mặt đất rồi đào đất sâu khoảng 150mm để có thể lát gạch. Trong quá trình thực hiện cần chú ý đến độ dốc của vị trí thoát nước, chọn vị trí đặt gạch, tránh đọng nước khi trời mưa khiến cỏ trồng bị ngập úng không thể phát triển.

Bước 2 – Rải đá dăm: Sau khi xác định được vị trí lát gạch bạn rải 1 lớp đá dăm khoảng 75mm.

Bước 3 – Lát gạch trồng cỏ: Tiến hành lát gạch trên nền đá dăm với số lượng 5-6 viên. Lưu ý, bạn cần dùng thanh gỗ để cố định gạch, tránh xê dịch. Vữa trong quá trình lát phải trộn theo tỷ lệ 3 cát 1 xi măng, sau đó dùng búa cao su gõ nhẹ vào các góc của viên gạch để viên gạch và vữa tiếp xúc với nhau thì gạch lát mới được kết dính chắc chắn. Các mối nối giữa những viên gạch trồng cỏ nên trộn vữa theo tỷ lệ 3: 1, không quá khô để các mối nối được đồng đều và không bị vỡ.

Cách tự lát gạch trồng cỏ tại nhà
Cách tự lát gạch trồng cỏ tại nhà

Bước 4 – Rải đất trên bề mặt: Khi toàn bộ gạch lát của công trình đã khô chúng ta tiếp tục rải đất đã chọn để trồng cỏ vào từng ô gạch. Lớp đất cần có độ giày và ẩm vừa phải.

Bước 5 – Trồng cỏ: Bước cuối cùng bạn tiến hành trồng cỏ khắp các lỗ gạch để hoàn thiện công trình.

Lát nền sân vườn bằng gạch trồng cỏ
Lát nền sân vườn bằng gạch trồng cỏ

4. Bảng giá gạch trồng cỏ mới nhất năm 2021

Gạch trồng cỏ được sử dụng phổ biến không chỉ vì yếu tố thẩm mỹ cao mà còn nhờ giá thành cạnh tranh. Trên thị trường, bạn có thể tìm được nhiều mẫu gạch với những giá thành khác nhau từng thấp đến cao. Dưới đây là bảng báo giá mới nhất gạch trồng cỏ năm 2021.

Loại gạch Kích thước (mm) Giá (VNĐ/viên)
Gạch trồng cỏ 8 lỗ  260 x 390 x 80  20.000 – 25.000
Gạch block trồng cỏ 190 x 390 x 80  14.000 – 16.000
Gạch trồng cỏ xi măng 260 x 390 x 80 19.000 – 24.000
Gạch trồng cỏ 5 lỗ 200 x 200 x 80  13.000 – 15.000
Gạch trồng cỏ 3 lỗ 385 x 125 x 80  19.000 – 24.000

5. Kích thước các loại gạch trồng cỏ

Hiện nay do nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn nên gạch trồng cỏ đang được sản xuất hàng loạt với nhiều kích thước khác nhau, phục vụ cho các khu vực ốp lát có diện tích từ nhỏ đến lớn: gạch lát nền vỉa hè, sân vườn, bãi xe…. Tùy diện tích mỗi công trình mà bạn có thể chọn gạch có kích thước phổ biến sau:

Loại gạch Kích thước (mm) Số viên/m2 Trọng lượng (kg/viên)
Gạch 8 lỗ 390 x 260 x 85  9 – 10 viên/m2 11-12kg/viên
Gạch 5 lỗ 200 x 200 x 80 26 – 27 viên/m2 6,5-7kg/viên
Gạch 3 lỗ 385 x 125 x 80 20 – 21 viên/m2 9,3-9,512kg/viên
Gạch 2 lỗ 200 x 400 x 80 12 – 13 viên/m2 8,8-912kg/viên
Kích thước gạch trồng cỏ
Kích thước gạch trồng cỏ

6. So sánh gạch trồng cỏ và gạch block

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mang đến cho chúng ta nhiều sản phẩm gạch cải tiến về cả mẫu mã lẫn chất lượng. Dòng gạch trồng cỏ được chia làm 2 loại là gạch trồng cỏ và gạch block. Sự khác biệt theo quy trình sản xuất, màu sắc, khả năng chịu lực và xử lý bề mặt được liệt kê sau đây tiêu chuẩn.

Mẫu gạch trồng cỏ đồng xu
Mẫu gạch trồng cỏ đồng xu

Gạch trồng cỏ: Loại gạch này được sản xuất từ các nguyên liệu tổng hợp kết hợp bê tông tươi. Công nghệ sản xuất gồm đổ khuôn và ép dung tạo ra bề mặt nhẵn bóng. Độ hút nước của gạch trồng cỏ thấp hơn gạch block nhưng độ chịu lực lại cao hơn hẳn. Gạch block có độ chịu lực khoảng M200 thì gạch trồng cỏ lên đến M350 – M600. Do có màu sắc đa dạng như vàng, đỏ, xanh lá và màu bê tông nguyên bản nên gạch thường được dùng để trang trí quán café, ốp sân vườn, công viên.

Gạch cỏ xi-măng lát sân
Gạch cỏ xi-măng lát sân

Gạch block: Nguyên liệu làm ra gạch block là hỗn hợp bê tông khô nên gạch cũng được ép khô để tạo hình. Điều này khiến bề mặt gạch có phần sần, nhám và gạch có độ thấm nước cao. Loại gạch này chỉ có duy nhất màu xám của xi măng nên thường được ứng dụng lá vỉa hè trồng cây, lát sân đỗ xe tải.

Hình thực tế gạch giả đá lát sân vườn
Hình thực tế gạch giả đá lát sân vườn

Các mẫu gạch men lát sân vườn khác

Ngoài loại gạch bê tông trồng cỏ, hiện nay còn có các mẫu gạch tàu lát sân truyền thống và gạch men giả cỏ, giả sỏi hiện đại cho các nhu cầu thẩm mỹ và sở thích của bạn.

Gạch lát sân TS5113

Gạch lát sân TS5113

Gạch sỏi sân vườn BD1985

Gạch sỏi 40x40 lát sân vườn BD1985

Gạch cỏ lát sân T55112

Mẫu gạch cỏ lát sân T55112

Gạch lát sân T55111 – 50×50

Gạch cỏ lát sân 50x50 T55111

Gạch cỏ lát sân S05110

Gạch cỏ lát sân S05110

Gạch cỏ BD1984 – 50×50

Gạch cỏ sân thượng BD1984

Từ khóa » Gạch Xi Măng 8 Lỗ