Gai đôi Cột Sống (Spina Bifida) - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Gai đôi cột sống (Spina Bifida) 02:06 PM 25/01/2018 Với tỉ lệ 1000 trẻ sinh ra có 1-2 trẻ mắc gai đôi cột sống nên trong quá trình chẩn đoán các bệnh lý cột sống chúng tôi thường gặp một tỷ lệ không nhỏ các bệnh nhân có gai đôi cột sống. Đồng thời cũng nhận thấy đa số các bệnh nhân đều rất lo lắng khi được chẩn đoán. Vì vậy với bài viết này chúng tôi mong muốn cung cấp cho mọi người những hiểu biết cơ bản về gai đôi cột sống, để bệnh nhân có thể giải đáp những thắc mắc, lo lắng nếu mắc phải dị tật bẩm sinh này. Gai đôi cột sống hay tật nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh từ lúc sinh ra do trong quá trình hình thành từ bào thai ống thần kinh đóng không hoàn toàn và phần xương sống nằm phía trên của dây sống cũng không đóng hoàn toàn. Gai đôi thường gặp ở đoạn cột sống thắt lưng –cùng là nơi hai mẫu gai ghép lại chậm hơn các đốt sống phía trên và sự cốt hóa ở đoạn đốt sống này cũng chỉ hoàn thiện khi cơ thể trên 10 tuổi. Triệu chứng: Hiện nay cách phân loại gai đôi cột sống phổ biến nhất là chia làm 03 loại: Gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta), gai đôi có nang (spina bifida cystica) và thoát vị màng não. Đa phần gai đôi cột sống ở người trưởng thành là ở thể ẩn, không có triệu chứng, thường chỉ tình cờ phát hiện được qua chụp X-quang. Gai đôi ở trẻ em thì nguy hiểm hơn vì nơi hở thường lớn dễ gây thoát vị màng tủy, tủy màng tủy.

Theo các nghiên cứu thì không có mối liên hệ giữa đau lưng và gai đôi cột sống. Song triệu chứng đau thường nặng hơn ở những người có gai đôi. Tuy vậy cũng có trường hợp gai đôi cột sống có thoát vị tủy – màng tủy lại gây ra những triệu chứng nghiêm trọng ở người bệnh. Trong dạng này tổn thương hở cung sau đốt sống dẫn đến dịch não tủy, màng cứng, màng nhện tủy và tủy sống lồi ra sau tạo thành một khối thoát vị ở phía sau lưng. Tùy theo mức độ, thành phần thoát vị, vị trí khối thoát vị mà biểu hiện những triệu chứng khác nhau như: + Bất thường vận động, yếu chi, liệt chi. + Bất thường về thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn gây rối loạn tiểu tiện, đại tiện. + Cong vẹo cột sống, gù, gãy xương, trật khớp. + Các bất thường về nghe, nhìn. + Động kinh. Chẩn đoán: Hầu như các bệnh nhân gai đôi cột sống là không có triệu chứng, thường chỉ tình cờ phát hiện nên chẩn đoán gai đôi cột sống vẫn dựa trên chụp X-quang cột sống, đây là một phương pháp đơn giản và tiết kiệm.

Ngoài ra chụp cắt lớp vi tính vùng tổn thương giúp đánh giá tình trạng cung sau đốt sống, não úng thủy, thoát vị dịch não tủy. Chụp cộng hưởng từ cho đánh giá chi tiết về những tổn thương tủy sống, bất thường phần mềm liên quan. Điều trị: Hầu hết các trường hợp gai đôi cột sống ở thể ẩn, không có triệu chứng và không cần điều trị gì. Phẫu thuật đối với các trường hợp ở trẻ sơ sinh có khối thoát vị bao gồm dịch não tủy và tủy sống, các rễ thần kinh lồi ra sau làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thần kinh. Vậy có cách nào phòng chống gai đôi cột sống? Yếu tố quyết định là phải cung cấp đủ acid folic ngay từ khi mới mang thai. Khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, những người có kế hoạch mang thai cần bổ sung 400mcg acid folic mỗi ngày. Khoa Chẩn đoán Hình ảnh – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Hình ảnh Gai đôi Cột Sống S1