Gai Khớp Gối: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người cho rằng sự phát triển của gai xương ở đầu gối chỉ gây đau nhức khi đi lại, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển. Thực tế, gai khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường hơn nếu không được kiểm soát tốt ngay từ đầu.
Gai xương là những mẩu xương thừa phát triển bên trong khớp bị bào mòn lớp sụn để giảm áp lực giữa các đầu xương. Chúng có thể hình thành ở mọi khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Gai xương khớp gối hiện đang là một trong những vấn đề cơ xương khớp phổ biến nhất hiện nay với nhiều hệ lụy đi kèm, đồng thời không dễ điều trị. Việc hiểu rõ về tình trạng này ngay từ đầu có thể giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị, kiểm soát tốt ngay từ đầu. (1)
Gai khớp gối là gì?
Gai khớp gối là thuật ngữ được dùng để chỉ những gai xương hình thành ở khớp gối bị tổn thương, thường liên quan đến thoái hóa. Sự xuất hiện của gai xương có thể xem là cách cơ thể ứng phó với quá trình bào mòn sụn khớp, hỗ trợ ổn định khớp gối bị thoái hóa nhưng có nguy cơ dẫn đến biến dạng khớp. (2)
Về cơ bản, các gai này có thể hình thành ngay từ giai đoạn đầu của thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, những mẩu xương thừa này chỉ xuất hiện trên phim X-quang khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2. Gai xương phát triển mạnh vào giai đoạn 3 và có nguy cơ gây biến dạng đầu xương trong trường hợp thoái hóa khớp gối giai đoạn 4.
Ngoài ra, so với thoái hóa khớp gối, gai xương thường hiếm khi xảy ra ở những khớp gối bị viêm khớp dạng thấp.
Đối tượng dễ bị gai khớp gối
Những đối tượng dễ có gai xương hình thành ở khớp gối thường là:
- Người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ
- Người đã từng bị chấn thương đầu gối
- Gia đình có tiền sử bị thoái hóa khớp gối
- Người bị yếu cơ gân khoeo, cơ tứ đầu đùi hoặc bắp chân
- Vận động viên và những người làm công việc yêu cầu vận động hoặc lao động chân tay nhiều
Nguyên nhân gai đầu gối
Thoái hóa làm bào mòn lớp sụn khớp gối là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự phát triển gai xương tại đây. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ như sau cũng có khả năng góp phần hình thành gai khớp gối, bao gồm:
1. Tuổi tác
Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối của một người có thể tăng dần theo độ tuổi. Theo thời gian, lớp sụn khớp gối sẽ trở nên yếu, mỏng, kém linh hoạt và dễ bị hư hại hơn.
2. Chấn thương đầu gối
Trong một số trường hợp, nguyên nhân mất sụn dẫn đến gai đầu gối còn có khả năng đến từ những chấn thương vật lý ở đầu gối, ví dụ như:
- Đứt, rách dây chằng chéo trước
- Trật xương bánh chè
- Rách sụn chêm
3. Các vấn đề sức khỏe khác
Không ít trường hợp gai khớp gối cũng có thể hình thành từ những bệnh lý, vấn đề sức khỏe như:
- Thừa cân, béo phì
- Dị tật khớp gối bẩm sinh
- Viêm khớp do nhiễm trùng
- Rối loạn chuyển hóa và liên kết xương kém
4. Lối sinh hoạt ít vận động
Thói quen vận động thể chất thường xuyên có thể giúp dịch khớp lưu thông khắp khớp gối. Bên cạnh tác dụng bôi trơn và giảm ma sát, loại dịch nhờn này còn đóng vai trò nuôi dưỡng khớp gối. Do đó, một lối sinh hoạt ít vận động, ngồi nhiều sẽ làm cho dịch khớp lưu thông không tốt, từ đó khiến sức khỏe khớp gối suy yếu và tăng nguy cơ bị tổn thương, thoái hóa dẫn đến gai xương.
Triệu chứng thường gặp của gai xương khớp gối
Mặc dù các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết gai khớp đầu gối ở mỗi trường hợp không giống nhau nhưng nhìn chung, hầu hết bệnh nhân đều có những biểu hiệu sau, bao gồm: (3)
1. Đau khi vận động
Đầu gối bị đau nhức là triệu chứng thường gặp ở người đang gặp các vấn đề về khớp gối, bao gồm cả sự hiện diện của gai xương tại đây. Cơn đau có xu hướng trở nặng khi bệnh nhân thực hiện những động tác gây thêm áp lực lên khớp gối, ví dụ như:
- Ngồi xổm
- Đứng lâu
- Co, duỗi chân
- Lên, xuống cầu thang
Để thuyên giảm triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh lên khu vực đau nhức, đồng thời xây dựng thói quen vận động – nghỉ ngơi hợp lý.
2. Đầu gối bị sưng tấy, tê bì mất cảm giác
Lớp sụn khớp gối bị bào mòn sẽ làm cho các đầu xương đùi, xương chày và đôi khi cả xương bánh chè cọ xát với nhau và gây kích ứng. Tình trạng kích ứng này không chỉ kích thích gai xương hình thành mà còn góp phần tăng lượng dịch khớp được tiết ra, dẫn đến tình trạng sưng khớp gối.
Bên cạnh đó, gai khớp gối phát triển quá mức có thể chèn vào các dây thần kinh xung quanh, từ đó khiến bệnh nhân cảm thấy tê bì, mất cảm giác ở khu vực này.
3. Cứng khớp gối
Đi kèm với tình trạng ma sát giữa các đầu xương và sưng khớp còn có cứng đầu gối. Một số bệnh nhân thường có biểu hiện này vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu, có thể kéo dài đến 30 phút. Khớp gối bị cứng sẽ làm khả năng cũng như biên độ vận động giảm đi đáng kể.
Gai khớp gối có nguy hiểm không?
Sự xuất hiện của các gai ở khớp gối cho thấy phần sụn khớp tại đây đã bị thoái hóa nghiêm trọng. Lúc này, các triệu chứng đau yếu, tê ngứa chân do gai xương chèn ép các mô mềm và dây thần kinh xung quanh không còn là vấn đề duy nhất. Nếu không sớm có biện pháp can thiệp, bệnh nhân sẽ còn phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thoái hóa khớp gối khác, chẳng hạn như:
- Gặp nhiều khó khăn trong công việc, sinh hoạt hàng ngày
- Teo cơ đùi, hông dẫn đến giảm khả năng giữ thăng bằng
- Xơ xương dưới sụn, góp phần kích thích gai xương phát triển thêm
Phương pháp chẩn đoán gai đầu gối
Chẩn đoán và phát hiện sớm khớp gối bị thoái hóa và đã hình thành gai xương tại đây đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn ngừa bộ phận này tiếp tục nhận thêm thương tổn.
Các gai xương phát triển ở xung quanh khớp gối có thể được tìm thấy trên phim chụp X-quang. Lúc này, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra biên độ vận động của khớp gối, đồng thời đặt câu hỏi về các triệu chứng cũng như bệnh sử để xác định nguyên nhân và tình trạng hiện tại của bệnh nhân, từ đó đưa ra hướng điều trị hiệu quả, phù hợp. (4)
Bên cạnh đó, đôi khi các chuyên gia cũng yêu cầu người bệnh chụp CT hoặc MRI để kiểm tra xem liệu các mô mềm xung quanh (dây chằng, gân…) có bị tổn thương bởi gai xương không.
Cách điều trị gai khớp gối hiệu quả
Tương tự những trường hợp gai xương khác, nhiều người chỉ biết bản thân bị gai khớp gối sau khi chụp X-quang do đôi khi sự xuất hiện của các gai xương thừa này không có triệu chứng rõ ràng. Theo ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, với những trường hợp như vậy, bệnh nhân có thể chỉ cần tự chăm sóc tại nhà chứ không nhất định phải điều trị.
Ngược lại, khi có bất kỳ biểu hiện đau, viêm, sưng, cứng đầu gối hoặc gặp khó khăn trong việc co duỗi chân, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị gai khớp đầu gối hiện nay có thể kể đến như sau:
Sử dụng thuốc kê toa
Thuốc giảm đau là đáp án đầu tiên được nhiều người nghĩ đến khi hỏi về việc bị gai khớp gối nên uống thuốc gì.
Tình trạng đau nhức đầu gối khó chịu liên quan đến gai xương và thoái hóa có thể được đẩy lùi bằng paracetamol. Ngoài ra, không ít người bệnh còn được chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau thông dụng khác như naproxen, ibuprofen… thuộc nhóm NSAIDs – thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid với mục đích đối phó với tình trạng viêm sưng ở khớp gối.
Mặc dù có khả năng thuyên giảm triệu chứng tức thì nhưng bên cạnh đó, thuốc NSAIDs cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày, thận và gan trong một số trường hợp. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt là vấn đề liều lượng và thời gian dùng, nhằm đảm bảo nhận được hiệu quả giảm đau, kháng viêm như mong đợi, đồng thời hạn chế nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.
Mặt khác, trong trường hợp thuốc giảm đau dạng uống không đem lại hiệu quả như mong đợi hoặc bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa, bác sĩ có thể sẽ chọn kem bôi hoặc thuốc tiêm cục bộ để thay thế. Chúng thường gồm: Thuốc mỡ chứa capsaicin giúp giảm đau bằng cách hạn chế tín hiệu đau được dẫn truyền lên não thông qua các dây thần kinh.
Thuốc cortisone dùng dưới dạng tiêm khớp cục bộ nhằm giảm đau và sưng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng tối đa 2 – 3 mũi/năm.
Vật lý trị liệu
Một phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả, phổ biến khác dành cho các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp là tập vật lý trị liệu.
Các mô cơ xung quanh đầu gối đóng vai trò hỗ trợ khớp gối hoạt động dễ dàng, đồng thời kết hợp với cơ hông hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể, giảm tải áp lực lên bề mặt khớp gối. Do đó, người đang có khớp gối suy yếu và gai xương hình thành tại đây sẽ cần tập vật lý trị liệu nhằm tăng cường sức mạnh cho những nhóm cơ này, đồng thời giải quyết những hạn chế vận động của bản thân.
Bệnh nhân nên thảo luận với một chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bắt đầu để được đánh giá và thể trạng hiện tại, thông qua đó xây dựng chương trình luyện tập phù hợp, hiệu quả.
Phẫu thuật khớp gối
Nếu người bệnh không đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị bảo tồn trên, bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật để chữa lành phần sụn khớp gối bị hư tổn, đồng thời loại bỏ gai xương hình thành xung quanh. Hiện nay, nội soi khớp gối là dạng phẫu thuật tân tiến được nhiều bác sĩ lựa chọn bởi ưu điểm ít xâm lấn, nhờ đó:
- Bảo vệ các cấu trúc xung quanh khớp gối (da, mô cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh) khỏi tổn thương trong quá trình phẫu thuật
- Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu
- Hạn chế ảnh hưởng đến thẩm mỹ
- Dễ chăm sóc vết thương sau phẫu thuật
- Ít đau, thời gian hồi phục nhanh hơn
Ngoài ra, đôi khi bệnh nhân cũng có thể cần đến dạng phẫu thuật khác thay vì mổ nội soi khớp gối để loại bỏ gai xương. Tùy vào thể trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể cân nhắc:
- Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn (microfracture surgery)
- Phẫu thuật cấy ghép tế bào sụn tự thân (ACI)
- Phương pháp ghép xương sụn tự thân (OATS)
Cách chăm sóc và phục hồi cho bệnh nhân bị gai khớp gối
Đối với bệnh nhân có gai xương phát triển xung quanh khớp gối, việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học là điều cần thiết để:
- Giảm viêm khớp
- Hạn chế áp lực tác động lên đầu gối
- Kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn
- Ngăn ngừa tình trạng tổn thương xương sụn trở nên nghiêm trọng hơn
- Nhìn chung, người bệnh sẽ cần:
- Ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tươi sạch, tốt cho xương khớp. Hãy thảo luận cùng bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề người bị gai xương khớp gối nên ăn gì và kiêng gì.
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh, giảm cân nếu cần thiết.
- Uống đủ nước.
- Giữ tinh thần tích cực, kiểm soát căng thẳng tốt.
- Cân bằng việc tập luyện thể chất và nghỉ ngơi hợp lý.
- Hạn chế vận động với cường độ cao và những động tác lặp đi lặp lại gây áp lực lên khớp gối. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước về việc có nên áp dụng những hình thức tập luyện đơn giản như đi bộ, đạp xe… khi bị gai khớp gối hay không.
Cách phòng tránh gai xương khớp gối
Những mấu xương thừa hình thành xung quanh khớp gối chủ yếu xảy ra khi bộ phận này bị tổn thương, thoái hóa. Do đó, kiểm soát tốt quá trình bào mòn lớp sụn khớp gối có thể xem là một cách giúp hạn chế gai xương phát triển tại đây hiệu quả.
Bên cạnh đó, đối với những người trẻ tuổi, thường xuyên vận động với cường độ vừa phải, phù hợp cùng với chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần duy trì cân nặng khỏe mạnh, đồng thời tăng cường sức mạnh xương khớp, qua đó ngăn ngừa thoái hóa và hình thành gai xương diễn ra quá sớm.
Quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị cơ xương khớp, tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Nội cơ xương khớp – Hệ thống BVĐK Tâm Anh đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm ngàn bệnh nhân, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp. Các chuyên gia đầu ngành của Phẫu thuật khớp như TTND.GS.TS Nguyễn Việt Tiến, TTUT.PGS.TS Đặng Hồng Hoa, ThS Trần Anh Vũ, TS Đỗ Tiến Dũng, TS.BSCKII Vũ Hữu Dũng… đã mang đến niềm vui cho vô số bệnh nhân sau khi những chấn thương cơ xương khớp lâu năm của họ được chữa khỏi hoàn toàn.
Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn, hệ thống BVĐK Tâm Anh còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy chụp X-quang, MRI thế hệ mới nhất… nhằm phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Đặc biệt nhất là công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS Pheno của thương hiệu Siemens nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương thể thao tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Có thể thấy rằng sự xuất hiện của gai xương xung quanh khớp gối có thể dẫn đến những thương tổn không thể phục hồi cho các đầu xương tại đây. Vì vậy, khi có các biểu hiện như đau đầu gối, cứng khớp, khó co duỗi chân…, bệnh nhân nên mau chóng đến bệnh viện và thăm khám cùng các bác sĩ chuyên khoa để xác định xem những triệu chứng này có liên quan đến thoái hóa và gai khớp gối hay không, từ đó sớm có biện pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả.
Từ khóa » Con Gái đâu Vậy
-
Cách Bắt Chuyện Với Con Gái Hiệu Quả: Tiết Lộ đủ Chiêu Thức
-
Cách Bắt Chuyện Với Con Gái Qua Tin Nhắn: 25 Mẫu Câu Bá đạo
-
Cách Bắt Chuyện Với Con Gái Qua Tin Nhắn Giúp Chàng Dễ “ghi điểm ...
-
5 Cách Bắt Chuyện Làm Quen Với Con Gái Dễ Thực Hiện Nhất - Pablo D
-
Con Gái Thủ Dâm Vì đâu, Có Nguy Hại Gì Không?
-
Đợi Một Người Con Gái, Vì Yêu Mà đau đến điên Dại | Lofi Chill 2021
-
CÔ GÁI VÀNG | Nhạc Remix Gây Nghiện Hay Nhất 2020 - YouTube
-
Đợi Một Người Con Gái Vì Yêu Mà đau đến điên Dại | Một Chút Chill ...
-
Có Chàng Trai Viết Lên Cây - Phan Mạnh Quỳnh
-
Giải đáp Tại Sao Khi Quan Hệ Con Gái Lại Mệt? - DoctorTuan
-
Giải Mã Nguyên Nhân Con Gái Dễ Cáu Gắt Trong Ngày đèn đỏ - Ferrovit
-
Những điều Cần Biết Về Nhức Mỏi đầu Gối | Vinmec
-
Bật Mí Tại Sao Khi Quan Hệ Con Gái Lại Mệt Khiến Chàng Thêm Yêu