Gai Mâm Chày Khớp Gối: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - JEX

Gai mâm chày khớp gối

Lớp sụn bị bào mòn khiến mâm chày xuất hiện các gai xương dẫn đến những cơn đau nhức đầu gối ê ẩm

Để hiểu bản chất gai mâm chày , bạn cần hình dung và xác định được vị trí của mâm chày trong khớp gối. Đây là phần trên cùng của xương chày với cấu trúc dạng tổ ong nên khá mềm và xốp.

Mâm chày khớp gối

Mâm chày là phần trên cùng của xương chày gồm có mâm chày trong và mâm chày ngoài

Bề mặt của mâm chày được phủ bởi lớp sụn và ở giữa các mâm chày (có mâm chày trong và mâm chày ngoài) là các gai xương – điểm bám cho hệ thống dây chằng của khớp gối. Nhờ có mâm chày mà khớp gối mới có thể cử động trơn tru và linh hoạt trong mọi tình huống.

Chính vì giữ vị trí tiếp giáp giữa các xương, thế nên khi đầu gối gặp bất kỳ chấn thương nào, mâm chày cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên. Và một trong những tổn thương thường gặp nhất chính là gai mâm chày đầu gối.

Hiện tượng này là sự sản sinh bất thường các gai xương trên bề mặt mâm chày (gai xương này là sự lắng đọng canxi quá mức ở bề mặt mâm chày, không phải gai xương vốn có nằm giữa các mâm chày). Sự xuất hiện của gai xương dị thường này khiến đầu gối đau nhức mỗi khi cử động.

Bệnh gai mâm chày đầu gối ban đầu chỉ gây ra cảm giác khó chịu và gần như không cản trở hoạt động của đầu gối. Tuy nhiên, theo thời gian, những mô xương dị dạng này sẽ lớn dần và mọc tràn lan trên bề mặt mâm chày, không chỉ gây ra từng cơn đau nhức dữ dội mà còn hạn chế phạm vi chuyển động của khớp gối.

Đau nhức do gai mâm chày

Gai mâm chày khiến đầu gối đau nhức và khó cử động, làm giảm chất lượng cuộc sống

Nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp, kiểm soát sự phát triển của gai xương, nguy cơ mất khả năng vận động, dẫn đến liệt chi là rất cao. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân khiến mâm chày đầu gối xuất hiện gai xương cần được tiến hành sớm để tìm ra được giải pháp loại bỏ “dị vật” này hiệu quả tận gốc.

Thoái hóa đầu gối là nguyên nhân chính gây ra gai mâm chày khớp gối. Khi bị thoái hóa, lớp sụn và phần xương mâm chày sẽ bị mòn dần đi, phá vỡ sự liên kết và ổn định của cấu trúc khớp gối.

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa đầu gối là nguyên nhân chính gây ra gai mâm chày khớp gối. Khi bị thoái hóa, lớp sụn và phần xương mâm chày sẽ bị mòn dần đi, phá vỡ sự liên kết và ổn định của cấu trúc khớp gối. Lúc này, để đảm bảo hoạt động của đầu gối, cơ thể tự kích hoạt cơ chế tái thiết sụn và xương mâm chày bằng cách “huy động” thật nhiều canxi đến vị trí bị tổn thương. Lượng canxi gia tăng quá mức ở mâm chày trở nên dư thừa, tích tụ lại tạo thành các mô xương (gai) mọc rải rác trên khắp bề mặt của mâm chày.

Chấn thương đầu gối

Bên cạnh quá trình thoái hóa xương khớp tự nhiên, nguyên nhân gai mâm chày khớp gối còn phải kể đến chấn thương ở đầu gối (chủ yếu là gãy xương). Mâm chày là vị trí tiếp giáp của xương chày với xương đùi, thế nên khi các xương này bị gãy sẽ gây ra những tổn hại nhất định lên bề mặt mâm chày.

Và cũng như cơ chế bù đắp tổn thương do thoái hóa, canxi sẽ được “điều động” đến để chữa lành phần sụn và xương mâm chày bị hư hại do chấn thương. Lượng canxi tăng sinh đột ngột và vượt mức cần thiết sẽ lắng đọng lại, kết dính thành gai xương.

Các yếu tố nguy cơ

Ngoài ra, sự “ra đời” của gai xương mâm chày có thể được kích thích bởi những yếu tố  nguy cơ như:

  • Di truyền.

  • Thừa cân béo phì.

  • Vận động sai cách.

  • Mất cân bằng dinh dưỡng.

Những yếu tố kể trên không phải là nguyên nhân mà là điều kiện thuận lợi để gai xương hình thành sớm hơn và mạnh mẽ hơn. Do đó, thay đổi được nhóm yếu tố nguy cơ này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn sự phát triển của gai mâm chày.

Bài liên quan: Gai khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Những triệu chứng và dấu hiệu gai mâm chày khớp gối biểu hiện rất rõ ràng và dễ nhận biết, đó là:

Cảm giác đau nhức ê ẩm ở đầu gối, có thể lan tỏa xuống cẳng chân và bắp đùi. Cơn đau dữ dội hơn khi bạn thực hiện động tác leo trèo, chạy nhảy hoặc quỳ gối.

Đầu gối căng cứng khiến việc co duỗi chân gặp khó khăn. Bạn sẽ cảm nhận triệu chứng này một cách rõ rệt nhất khi cử động khớp gối sau khoảng thời gian ngồi một chỗ khá lâu hoặc mỗi sáng lúc thức dậy.

Gai xương mâm chày ngày một dài ra, đâm vào các mô mềm quanh khớp hoặc chèn ép dây thần kinh, kích hoạt phản ứng viêm trong ổ khớp khiến đầu gối sưng lên.

Dấu hiệu gai mâm chày khớp gối

Đầu gối sưng tấy do gai mâm chày chèn ép lên dây thần kinh hoặc đâm vào mô mềm quanh khớp gối

Những gai xương mọc lên san sát sẽ va chạm vào nhau khi đầu gối di chuyển, phát ra âm thanh lạo xạo. Bạn có thể nghe thấy rõ tiếng động này khi đứng lên ngồi xuống hoặc bước đi nhanh.

Triệu chứng này không phổ biến (có thể xuất hiện hoặc không), tùy vào mức độ viêm khớp gối do gai xương nặng hay nhẹ.

Tất cả những biểu hiện này của gai mâm chày khớp gối thường xảy ra cùng lúc. Và gai mâm chày ảnh hưởng đến khớp gối nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này (gai xương càng nhiều, kích thước càng lớn – khớp gối càng bị ảnh hưởng nặng nề).

Tựu chung lại, gai mâm chày là hệ quả không mong muốn của quá trình tự bù đắp phần sụn và xương dưới sụn bị bào mòn. Chính vì thế, cách phòng ngừa hay nói đúng hơn là giảm thiểu nguy cơ gai mâm chày lý tưởng nhất đó là bảo vệ và duy trì được bề mặt sụn luôn trơn tru, xương dưới sụn luôn chắc khỏe. Và để hiện thực hóa mục tiêu này, bạn cần áp dụng sớm những nguyên tắc sau:

Quá trình phục hồi tổn thương và tái tạo sụn, xương dưới sụn diễn ra liên tục bên trong ổ khớp. Khi bạn bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp sẽ giúp quá trình này diễn ra đều đặn và mạnh mẽ hơn, đồng thời giảm viêm tại khớp, từ đó làm chậm thoái hóa khớp – nguyên nhân chính gây ra gai mâm chày.

Hiện nay, nhóm dưỡng chất gồm Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate trong sản phẩm JEX thế hệ mới được chuyên gia đánh giá là giải pháp hỗ trợ phòng và cải thiện thoái hóa khớp gối hiệu quả nhờ tác động vượt trội:

  • Kích thích tổng hợp chất nền nội sinh (Collagen và Aggrecan) hỗ trợ duy trì xương khớp chắc khỏe, vừa cung cấp nguyên liệu thiết yếu (protein, axit amin) hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo sụn, xương dưới sụn, đảm bảo vững chắc cấu trúc khớp gối.

  • Ức chế các yếu tố gây viêm, giúp hỗ trợ giảm đau và giảm tổn thương màng hoạt dịch, sụn và xương dưới sụn.

JEX thế hệ mới hỗ trợ cân bằng lại quá trình tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn, làm chậm thoái hóa khớp, trong đó có khớp gối, ngăn chặn tạo gai xương ở mâm chày khớp gối. Vậy nên, trong cuộc chiến chống thoái hóa, đẩy lùi gai xương không thể thiếu vũ khí hỗ trợ đắc lực mang tên JEX thế hệ mới.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Khớp gối là khu vực dễ bị chấn thương nhất trên cơ thể. Vậy nên, dù là làm việc hay vui chơi, bạn cần chú ý đến sự an toàn của khớp gối bằng một số cách như: Mang dụng cụ bảo vệ đầu gối khi chơi thể thao, không chạy nhảy trên bề mặt xù xì, ẩm ướt;  thể bị gãy xương khi chơi thể thao và giữ tốc độ cho phép khi tham gia giao thông… Mặc dù chúng ta không thể ngăn chặn được hoàn toàn chấn thương đầu gối (bởi tai nạn có thể xảy ra bất ngờ bất cứ lúc nào), nhưng nếu bạn cẩn trọng bảo vệ khớp gối trong mọi tình huống, rủi ro sẽ được hạn chế đi rất nhiều.

Sửa đổi những thói quen không tốt như ngồi vắt chéo chân, ngồi xổm, đứng quá lâu… giúp giảm bớt tổn thương cho khớp gối. Cùng với đó, bạn nên tránh khuân vác đồ nặng (sử dụng sự trợ giúp của máy móc, chia nhỏ) để không tạo áp lực quá lớn lên đầu gối.

Khẩu phần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin D, canxi, protein, omega 3… sẽ giúp xương khớp chắc khỏe và hỗ trợ phòng tránh các bệnh xương khớp nguy hiểm. Quan trọng hơn, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giữ được cân nặng ở mức lý tưởng, giảm tải trọng cơ thể lên khớp gối.

Lười vận động là một trong những lý do khiến bạn bị thoái hóa xương khớp sớm hơn những người có hoạt động thể chất đều đặn. Không yêu cầu những bài tập phức tạp, bạn chỉ cần dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ hay đạp xe… cũng làm tăng độ dẻo dai và linh hoạt cho khớp gối.

Lưu ý: Những cách phòng tránh kể trên không thể giúp bạn ngăn chặn tuyệt đối gai mâm chày bởi thoái hóa xương khớp là tiến trình tự nhiên của cơ thể. Nhưng, nếu bạn chủ động chăm sóc và bảo vệ khớp gối theo các nguyên tắc trên, quá trình thoái hóa sẽ diễn ra chậm hơn và mức độ tổn thương sụn, xương dưới sụn sẽ nhẹ hơn rất nhiều.

Sau khi chụp X-quang xác định kích thước và số lượng gai xương cũng như mức độ hư hại hại của sụn và xương mâm chày, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa gai mâm chày khớp gối thích hợp. Dưới đây là những hướng điều trị thường được sử dụng để loại bỏ gai xương theo từng giai đoạn phát triển của bệnh:

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc giảm đau, chống viêm nhằm giảm nhẹ các triệu chứng sưng, đau và cứng khớp. Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng trong thời gian dài hoặc uống quá liều lượng, nên bạn cần tuân thủ đúng kê đơn của bác sĩ.

Điều trị không dùng thuốc

Tập vật lý trị liệu kết hợp các liệu pháp cổ truyền như xoa bóp bấm huyệt hay châm cứu giúp giảm nhẹ cơn đau và tăng cường sức mạnh cho khớp gối. Phương pháp này sẽ được triển khai xuyên suốt quá trình chữa trị thoái hóa khớp gối nói chung và gai mâm chày nói riêng.

Điều trị gai mâm chày

Tập vật lý trị liệu giúp tăng sức mạnh cho cơ, đẩy nhanh quá trình hồi phục khớp gối

Điều trị bằng phẫu thuật

Khi phương pháp điều trị bảo tồn (uống thuốc và vật lý trị liệu) không có tác dụng, các triệu chứng ngày càng nặng hơn, bác sĩ buộc phải phẫu thuật. Một số trường hợp có thể phải thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối bởi gai xương mọc lan tràn trên bề mặt khớp, không còn khả năng hồi phục khớp.

Gai mâm chày khớp gối (một dạng của thoái hóa khớp gối) vẫn có thể tái phát và trở thành mối đe dọa lớn đối với chức năng vận động. Chính vì vậy, bạn nên duy trì chế độ chăm sóc xương khớp từ bên trong và cẩn thận bảo vệ khớp gối từ bên ngoài để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện gai mâm chày một lần nữa.

Từ khóa » Vị Trí Mâm Chày