Gậm Một Khối Căm Hờn Trong Cũi Sắt , Ta Nằm Dài... - Hoc24

HOC24

Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Đóng Đăng nhập Đăng ký

Lớp học

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Môn học

  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Đạo đức
  • Tự nhiên và xã hội
  • Khoa học
  • Lịch sử và Địa lý
  • Tiếng việt
  • Khoa học tự nhiên
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật

Chủ đề / Chương

Bài học

HOC24

Khách Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tất cả
  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật
Hãy tham gia nhóm Học sinh Hoc24OLM Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài Chọn lớp: Tất cả Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chọn môn: Tất cả Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Âm nhạc Mỹ thuật Gửi câu hỏi ẩn danh Tạo câu hỏi Hủy

Câu hỏi

Hủy Xác nhận phù hợp Chọn lớp Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Mới nhất Mới nhất Chưa trả lời Câu hỏi hay Linh Xưng Linh Xưng's Gái's 25 tháng 3 2018 lúc 23:15 khát vọng tự do là 1 trong những tư tưởng phổ biến trong nhiều tác phẩm thơ ca việt nam hiện đại trước 1945. hãy làm sáng tỏ điều đó qua doạn thơ sau: gậm một khối căm hờn trong cũi sắt , Ta nằm dài, trong ngày tháng dần qua, khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm, để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, chịu ngang hành cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lại. và: Ta nghe hè dây bên lòng Mà chân muốn đạp...Đọc tiếp

khát vọng tự do là 1 trong những tư tưởng phổ biến trong nhiều tác phẩm thơ ca việt nam hiện đại trước 1945. hãy làm sáng tỏ điều đó qua doạn thơ sau:

gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ,

Ta nằm dài, trong ngày tháng dần qua,

khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm,

để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

chịu ngang hành cùng bọn gấu dở hơi,

với cặp báo chuồng bên vô tư lại.

và:

Ta nghe hè dây bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

GIÚP MK VỚI MK CHUẨN BỊ THI HỌC SINH GIỎI RỒI

THANKS!

Lớp 8 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 8 Những câu hỏi liên quan Minh Nguyen cong
  • Minh Nguyen cong
8 tháng 5 2021 lúc 20:24

khát vọng tự do là 1 trong những tư tưởng phổ biến nhiều trong các tác phẩm thơ ca hiện đại Việt Nam trước năm 1945 hãy làm sáng tỏ điều đó qua 2 bài thơ nhớ rừng(đoạn đầu) và khi con tu hú(đoạn cuối)

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 1 0 Khách Gửi Hủy Trần Hoài Trang Trần Hoài Trang 8 tháng 5 2021 lúc 20:31

Bạn tham khảo nhá

Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930 - 1945. Nó là sự thôi thúc, niềm bứt rứt của nhân dân ta nói chung và của các nhà thơ nói riêng. Mỗi nhà thơ bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Thế Lữ và Tố Hữu, bằng một số bài thơ, cũng đã góp những tiếng thơ khao khát tự do thật tha thiết. Giữa cảnh đất nước nô lệ. Thế Lữ đã mượn hình ảnh con hổ, vị chúa tể cúa rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nuối tiếc một quá trình huy hoàng của mình trong bài Nhớ rừng:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Khối căm hờn đó ngày một lớn dần lên, cùng với nỗi nhớ rừng nhớ những kỉ niệm vàng son mà giờ chỉ còn là trong kí ức thôi:

Nào đâu những đèm vàng bèn bờ suối

Dòng hồi tưởng của các con hổ được thể hiện qua những kỉ niệm huy hoàng, kết hợp với các câu hỏi tu từ làm bài thơ trở nên sâu sắc hơn. Các từ nào đâu, đâu những được Thế Lữ dùng như để chỉ những kỉ niệm đã tuột khỏi tay rồi, không gì lấy lại được. Nỗi nuối tiếc đó càng lớn dần lên, nhớ thời xưa ta là chúa tế sơn lâm, nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương, những tiếng chim ca, tiếng chân bước mạnh mẽ... tất cả, tất cả như va đập trong trí nhớ của con hổ, và kiêu hãnh làm sao khi:

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Vậy mà giờ đây, giữa lồng cũi, ta chỉ làm trò mua vui cho thiên hạ. Ôi thời xa xưa!... Nỗi nuối tiếc, niềm khao khát tự do lại được hổ gầm lên ở câu kết:

Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?

Thời oanh liệt ấy chẳng còn đâu nữa, chỉ còn lại hổ với tiếng gầm thét đòi tự do thật quá mãnh liệt.

Hình ảnh con hổ bị tù đày ở đây phải chăng chính là hình tượng của cả một dân tộc sống trong cảnh tù đày, nô lệ. Tiếng gầm đó chính là niềm khát vọng đã thôi thúc mãnh liệt con người tìm đến tự do, tìm đến chính mình ở một thế giới bình đẳng, bác ái. Nhà thơ Thế Lữ đã thành công khi chọn lựa hình tượng của một con hổ bị tù đày để nói lên khát vọng rực cháy muốn tìm tự do của cả một lớp người.

Bằng sự cảm nhận sâu sắc của một người tù phải chịu cảnh sống mất tự do, Tố Hữu đã viết trong bài Khi con tu hú:

Khi con tu hú gọi bầy

Tiếng gọi vang dội từ bên kia cuộc sống, nhà thơ như cảm nhận được hè về trải dài trên những đồng cỏ, những ruộng lúa, và bầu trời tự do:

Trời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ước gì nhà thơ có thể như những con chim kia, có thể tung cánh khắp bốn phương trời. Nhưng mọi sự chỉ đều là cảm nhận mà thôi, bốn bức tường, song sắt nhà tù đã ngăn cách nhà thơ với thế giới bên ngoài. Sự thiếu tự do, uất hận trào dâng:

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Hè ôi!, câu thơ như than vãn về một sự việc không thể thực hiện được:

Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu thơ thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhà thơ, khi sống thiếu tự do con người có thể chết uất thôi. Tiếng chim tu hú vẫn cứ kêu. Mở bài và kết bài đều là tiếng chim tu hú gọi hè dậy lên. Nhưng câu mở ra với một không gian tự do, còn câu kết bài lại chính là đầu tiếng gọi của tự do. Con chim vẫn cứ kêu lên, dù chỉ khắc khoải, nhưng nó vẫn cố bám lấy một tia hi vọng tự do.

Nếu như nhà thơ Thế Lữ rất thành công khi mượn hình tượng con hổ thì Tố Hữu cũng gây ấn tượng không nhỏ trong người đọc về hình ảnh con chim sẻ bé nhỏ. Con chim sẻ không to lớn, không đầy sức mạnh như vị chúa sơn lâm nhưng nó cũng cần có tự do. Và nó đã gục chết khi bị nhốt trong lồng. Ngày hôm qua khi chưa bị giam cầm nó hãy còn bay nhảy vậy mà chỉ một ngày giam đã chết rồi. Tác giả đã nói lên những niềm bàn khoăn, day dứt của mình bằng những câu hỏi tu từ sâu sắc, ở khổ thơ đầu là lời băn khoăn, thì ở khổ thơ thứ hai là lời tự chất vấn:

Tôi đã tù, sao bắt nó tù?

Niềm băn khoăn dần chuyển thành lời day dứt của một kẻ tù mà không nhạy cảm với sự tù. Với cái chết của con chim nhỏ đã được giải thích ở khổ thơ sau: nó chết vì thiếu mây gió không được uống ánh trời. Ở trong tù, con chim nhỏ dẫu không phải kiếm ăn, người tù đã nhường cơm cho nó nhưng sao vật chất có thể thay được tự do. Bài thơ với những câu hỏi tu từ láy đi láy lại như nhức nhối, đớn đau vì sợ vỡ nhẽ dần dần cái giá trị vô giác. Bởi vì mất tự do thì cả con vật bé nhỏ cũng không sống nổi, huống hồ là con người. Người ta không chỉ cần tự do cho cuộc sống vật chất mà hơn thế nhiều, tự do cho cuộc sống tinh thần.

Thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 này đã xuất hiện nhiều bài thơ nói lên khát vọng tự do đến cháy bỏng của con người Việt Nam. Niềm khát vọng tự do ấy cũng được thể hiện khá thành công trong bài Nhớ rừng và trong thơ Tố Hữu.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai đã xóa Khách Gửi Hủy Đàm Tùng Vận
  • Đàm Tùng Vận
10 tháng 1 2022 lúc 0:43  Cho đoạn thơ sau:“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.....................,Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2,  trang 3)Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào?Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện...Đọc tiếp

 

Cho đoạn thơ sau:

“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.....................,Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”

                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2,  trang 3)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.

Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào?

Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Câu:

“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì?

Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 0 0 Khách Gửi Hủy Nguyễn Khôi Nguyên (^人^...
  • Nguyễn Khôi Nguyên (^人^...
17 tháng 4 2022 lúc 14:50

Cảm nhận của em về 2 câu thơ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua (Nhớ rừng)

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Nhớ rừng 1 0 Khách Gửi Hủy Hoa 2706 Khuc Hoa 2706 Khuc 17 tháng 4 2022 lúc 14:55

 tk:Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay. Những ai có chí khí, có khát vọng thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh, gò bó, tầm thường đều thấy phấn khích khi đọc hay khi nghe ngâm bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ được tác giả đề tặng nhà văn lớn Nhất Linh và có một chú thích rất rõ ràng, cụ thể: “Lời con hổ ở vườn Bách thú”. Đúng vậy. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ. Đáng tiếc thay, đó lại là tâm trạng gần như bất lực và bế tắc!

“Nhớ rừng” mở đầu bằng một nỗi căm hờn, một niềm bi phẫn cao độ:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,

Mở đầu là hình ảnh 2 câu thơ nêu hoàn cảnh hiện tại của con hổ. Không còn là một con vật hung dữ, chúa tể của rừng xanh mà giờ đây chỉ còn nằm dài trong cũi sắt chật hẹp mà trông ngày tháng dần qua. 2 câu thơ k chỉ nêu hoàn cảnh của con hộ k còn đc vui vẻ trong rừng già mà còn là nỗi niềm của lớp than thiên tri thức xưa đang dần bị mất tự do. Thế Lữ đang muốn bày tỏ tâm trạng u uất, chán ghét thực tại tầm thường và khát khao đc tự dao mãnh liệt........

   Đúng 1 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Hoàng Hùng Quân
  • Hoàng Hùng Quân
27 tháng 2 2022 lúc 23:17 Cho đoạn thơ sau:        Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt        Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua,         Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ         Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm         Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm         Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi         Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi         Với cặp báo chuồng bên vô tư lựViết 1 đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên?Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động.Đọc tiếp

Cho đoạn thơ sau:

        Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

        Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua,

         Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ

         Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

         Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm

         Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi

         Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

         Với cặp báo chuồng bên vô tư lự

Viết 1 đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên?Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động.

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy Đỗ Tuệ Lâm Đỗ Tuệ Lâm CTV 27 tháng 2 2022 lúc 23:29

Thái độ của hổ cho thấy sự chán chường của nó trong thực tại. Vì nó ý thức đươc nỗi đau và chua xót cho thân phận mình. Nhưng đó không phải là thái độ chấp nhận mà chỉ là thái độ phản kháng đau đớn trong tâm hồn. bộc bạch nỗi niềm bị nuôi nhốt của con hổ – loài vật được mệnh danh là “chúa sơn lâm”. Tâm trạng đó là: căm hờn, khinh thường cảnh sống tù túng và căm giận khi bị đem ra làm trò tiêu khiển.Chúng ta đặt ra một câu hỏi : tại sao chúa sơn lâm oai nghiêm hùng dũng giờ đây lại bị người khác làm trò tiêu khiển, mua vui?. Ấy là do sự độc ác của con người , ở đây là nói đến sự độc ác của bọn thực dân ,  bọn tiểu quỷ xâm chiếm đất nước , giam cầm người cách mạng.

Đúng 3 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Trần Cao Huy ( Bò )
  • Trần Cao Huy ( Bò )
27 tháng 1 2022 lúc 15:28 Bài 1: Cho hai câu thơ sau:Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần quaCâu 1: Hai câu thơ có chỗ bị chép sai, hãy sửa lại và chú thích tên tác giả tác phẩm sau khi chép thơ?Câu 2: So sánh việc sử dụng từ ngữ trước và sau khi sửa lại trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật “ta”.Câu 3: Nhân vật “ta” trong câu thơ là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào? Qua nhân vật ta tác giả muốn gửi gắm điều gì?Đọc tiếp

Bài 1: Cho hai câu thơ sau:

Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

 Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Câu 1: Hai câu thơ có chỗ bị chép sai, hãy sửa lại và chú thích tên tác giả tác phẩm sau khi chép thơ?

Câu 2: So sánh việc sử dụng từ ngữ trước và sau khi sửa lại trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật “ta”.

Câu 3: Nhân vật “ta” trong câu thơ là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào? Qua nhân vật ta tác giả muốn gửi gắm điều gì?

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy minh nguyet minh nguyet 27 tháng 1 2022 lúc 15:33

1. Ngậm => Gậm

Tác giả: Thế Lữ

2. Từ ''Gậm'' thế hiện nỗi uất hận vì bị tước đi tự du của chúa sơn lâm kiêu hùng và cũng thế hiện nỗi uy nghiêm của hổ, còn từ ngữ chép sai đã làm cho hổ mất đi vẻ kiêu hùng vốn có.

3. Nhân vật ''ta'' là ẩn dụ của nhân dân ta trong hoàn cảnh bị giặc đàn áp, tước đi tự do. Qua nhân vật, tác giả muốn nói đến sự u uất, kìm hãm, bật lực trông ngày tháng qua đi của nhân dân trước sự giam cầm của quân thù. 

Đúng 3 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy bún chả
  • bún chả
16 tháng 4 2022 lúc 15:16

Trong câu thơ : " Gặm 1 khối căm hờn trong cũi sắt                          Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua"

Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ này và phân tích tác dụng câu thơ 

 

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Nhớ rừng 0 0 Khách Gửi Hủy tranthithuykieu
  • tranthithuykieu
27 tháng 2 2022 lúc 23:30 Cho đoạn thơ sau:đề 3:“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”(Ngữ văn 8- tập 2, trang 3)Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnhsáng tác của văn bản ấy.Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào?Câu 3: Chỉ r...Đọc tiếp

Cho đoạn thơ sau:đề 3:“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”(Ngữ văn 8- tập 2, trang 3)Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnhsáng tác của văn bản ấy.Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào?Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tácdụng của biện pháp tu từ đó.Câu 4: Câu:“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳmthuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì?Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy Đỗ Tuệ Lâm Đỗ Tuệ Lâm CTV 27 tháng 2 2022 lúc 23:32

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.

=>

Đoạn thơ trên trích trong văn bản:Nhớ Rừng của Thế Lữ

          -Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935.

Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào?

=>là đại từ chỉ con hổ sống trong vườn bách thúCâu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.

=>Biện pháp nhân hóa: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Bộc lộ niềm phẫn uất trong hổ cũng là trong tác giả, trong mỗi người dân VIệt Nam mất nước thuở ấy.Câu 4: Câu:“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳmthuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì?

=>Kiểu câu phân theo mục đích nói: câu trần thuật

-Chức năng: Kể lại thực trạng, tâm trạng của hổ trong cảnh bị giam cầm

Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.

:Nội dung đoạn thơ: bộc bạch nỗi niềm bị nuôi nhốt của con hổ – loài vật được mệnh danh là “chúa sơn lâm”. Tâm trạng đó là: căm hờn, khinh thường cảnh sống tù túng và căm giận khi bị đem ra làm trò tiêu khiển.

Đúng 4 Bình luận (2) Khách Gửi Hủy Nguyễn thik Ngọc khánh
  • Nguyễn thik Ngọc khánh
19 tháng 3 2020 lúc 14:37

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

( Nhớ Rùng - Thế Lữ)

1.Chép tiếp những dòng thơ để hoàn chỉnh khổ thơ trên ? Nêu nội dung chính của khổ thơ đó?

2. Em hiểu từ “Gậm” và“ khối căm hờn’ trong khổ thơ trên như thế nào?

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 8 học kì I 1 0 Khách Gửi Hủy Trang Thiên Trang Thiên 20 tháng 3 2020 lúc 8:38

1. Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ta nằm dài , trông ngày tháng dần qua, khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm, để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. -nội dung chính của khổ thơ là: miêu tả sự căm phẫn của con hổ khi bị giam trong cũi sắt, chú hổ thì căm phẫn, ko hài lòng vì bị nhốt ở đây mà nhìn con vật khác thì lại ko giống chú hổ. 2. ''gậm'' ở đây nghĩa là chỉ giữ trong lòng ko để thổ lộ ra ngoài. ''khối căm hờn'' nghĩa là những tủi cực, những căm phẫn do bị nhốt ở đây rất nhiều đã xếp thành từng khối rất nhiều. CHÚC BẠN HỌC TỐT!!! ỦNG HỘ MIK NHÉ :)

Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai đã xóa Khách Gửi Hủy DREAM
  • DREAM
28 tháng 1 2023 lúc 20:34 Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt         Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua,             Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ             Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳmNay sa cơ bị nhục nhằn tù hãmĐể làm trò lạ mắt thứ đồ chơi          Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi  Với cặp báo chuồng bên vô tư lự Câu 1:  Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy giới thiệu về tác giả và văn bản  đó? Câu 2:  Hãy xác định từ loại của từ “gậm”, “khối căm hờn” . Nêu cách hiểu của e...Đọc tiếp

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

         Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua,

             Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ

             Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm

Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi

          Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

  Với cặp báo chuồng bên vô tư lự

 

Câu 1:  Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy giới thiệu về tác giả và văn bản  đó?

Câu 2:  Hãy xác định từ loại của từ “gậm”, “khối căm hờn” . Nêu cách hiểu của em về từ “gậm”, “khối căm hờn” và nêu tác dụng của cách dùng từ này?

     Câu 3: Ta có thể thay từ“gậm” bằng từ“ngậm” và  từ “ khối” bằng từ “nỗi” được không?

    Câu 4: Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế gì của con hổ?

Câu 5: Nêu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ của tác giả trong đoạn thơ?

Câu 6: Nhà thơ tả tâm trạng của con hổ với dụng ý  nghệ thuật gì?

Câu 7: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên theo kiểu diễn dịch trong đó có sử dụng một kiểu câu đã học chỉ rõ và gạch chân kiểu câu đó?

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 2 1 Khách Gửi Hủy minh nguyet minh nguyet 28 tháng 1 2023 lúc 20:52

1. Trích trong văn bản ''Nhớ rừng'' của Thế Lữ.

Giới thiệu về tác giả + văn bản: Em tự xem trong sgk

2. ''gậm'': ĐT

''khối căm hờn'': DT

''gậm'': Cho thấy sự phẫn uất nhưng không thể bộc phát mà phải im lặng gặm nhấm

''khối căm hờn'': Sự phẫn uất tích tụ lâu ngày trở thành một khối, cục

Cách dùng từ này cho thấy sự phẫn uất rất nhiều và rất lâu của nhân vật trữ tình nhưng phải bất lực chịu đựng và gặm nhấm nó.

3. Không thể thay vì làm như vậy sẽ mất đi tính biểu cảm của câu thơ và không thể lột tả chân thực được sự phẫn uất bấy lâu của nhân vật trữ tình.

4. Tình thế ngao ngán, ngột ngạt của con hổ khi phải nằm im đếm ngày tháng trôi.

5. Việc lựa chọn trật tự từ trong đoạn thơ giúp đoạn thơ giàu tính biểu cảm, nêu rõ được sự chán ghét, mất tự do của hổ. Đồng thời cho thấy sự đồng cảm của tác giả với hổ.

6. Dụng ý nghệ thuật: Nhà thơ mượn hình ảnh con hổ để nói lên nỗi lòng của người dân mất tự do, ngột ngạt chịu cảnh bị giam cầm thời chiến.

7. Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về khổ thơ

TB:

Phân tích các câu thơ + bptt...

Nêu cảm nhận của hổ trong đoạn thơ

Nêu cảm xúc của em về đoạn thơ

KB: Tình cảm của em dành cho hổ

_mingnguyet.hoc24_

Đúng 3 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Đỗ Tuệ Lâm Đỗ Tuệ Lâm CTV 28 tháng 1 2023 lúc 20:53

1. Văn bản "Nhớ rừng". Tác giả: Thế Lữ

Giới thiệu:

Thế Lữ (1907 - 1989): Nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu người Việt Nam (Tham khảo)

Khi tác giả Thế Lữ muốn mượn lời con hổ để diễn tả sự chán ghét với việc mất tự do, văn bản "Nhớ rừng" được ra đời.

2.

"gậm": động từ

"khối căm hờn": danh từ

Cách hiểu của em về:

"gậm": hành động giữ, lưu trữ lại qua nhiều năm tháng.

"khối căm hờn": sự giận dữ, tức giận, thù hằn được đúc lại.

Tác dụng của cách dùng từ này:

+ Thể hiện rõ thái độ, cảm xúc của tác giả khi mượn nhân vật con hổ.

+ Làm cho câu thơ giàu tính biểu cảm, lời thơ thêm sâu sắc.

3. Không thể. (Bởi như thế, câu thơ sẽ trở nên trần tục và không phù hợp với ngữ điệu hoàn cảnh, thời gian sáng tác thơ).

4. Nói lên tình thế: chán chường, mất đi thời oai hùng của con hổ.

5. Tác dụng:

- Giúp cho câu thơ có bố cục rõ ràng, lời diễn tả mạch lạc hơn.

- Thể hiện rõ cảm xúc một cách ý nghĩa, có sắp xếp.

- Hấp dẫn người đọc hơn.

6. Dụng ý nghệ thuật:

- Bày tỏ sự bất bình, sự chán ghét cực độ của tác giả đối với cuộc sống bị bó buộc mất đi tự do.

7. Dàn ý cho bạn làm nhé (Kiểu câu thì bạn tự thêm vậy)

Mở đoạn:

- Giới thiệu bài thơ "Nhớ rừng", dẫn vào khổ thơ trên.

+ Nói về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.

Thân đoạn:

- Nội dung đoạn thơ:

+ Thể hiện thời gian con hổ sa cơ thất thế, không còn sự oai hùng của một chúa tể sơn lâm.

+ Ẩn dụ đến cảm xúc, suy nghĩ khó chịu, chán ghét cuộc sống tù túng mất đi tự do vốn có của nhà thơ.

- Phân tích thơ:

+ " Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ":

-> Tác giả tả đến hành động và không gian con hổ đang ở.

+ "Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua":

-> Độc thoại nội tâm nhân vật kể lại tình cảnh của nhân vật, thể hiện nỗi chán chường của một chúa tể sơn lâm hùng mãnh.

+ "Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ":

-> Tỏ rõ thái độ của tác giả khi nhân hóa con hổ, chỉ đến sự tự cao của những con người ngăn cấm tinh thần yêu nước.

+ "Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm": 

-> Tả chú hổ tự giễu cợt mình, ẩn dụ đến chính suy nghĩ của những con người cách mạng bị tù túng vô cớ.

+ "Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm":

-> Vừa nói đến chú hổ, vừa chỉ đến tình cảnh ngoằn nghèo của những thanh niên yêu nước.

-> Cảm xúc khó chịu không thôi của tác giả lồng vào thơ làm người đọc cảm nhận rõ.

+ "Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự

Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi":

-> Cái nhục cùng quằn đến vô độ trong suy nghĩ của chính con hổ và tác giả.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại:

Mẫu: Khép lại, dưới ngòi bút của mình, nhà thơ Thế Lữ đã sáng tác ra một bài thơ đầy cảm xúc, đầy tính ý nghĩa khiến cho bất kỳ ai cũng cảm thấy xao xuyến.

Đúng 3 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy

Khoá học trên OLM (olm.vn)

  • Toán lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Toán lớp 8 (Cánh Diều)
  • Toán lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
  • Ngữ văn lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Ngữ văn lớp 8 (Cánh Diều)
  • Ngữ văn lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
  • Tiếng Anh lớp 8 (i-Learn Smart World)
  • Tiếng Anh lớp 8 (Global Success)
  • Khoa học tự nhiên lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Khoa học tự nhiên lớp 8 (Cánh diều)
  • Khoa học tự nhiên lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
  • Lịch sử và địa lý lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Lịch sử và địa lý lớp 8 (Cánh diều)
  • Lịch sử và địa lý lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
  • Giáo dục công dân lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Giáo dục công dân lớp 8 (Cánh diều)
  • Giáo dục công dân lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
  • Công nghệ lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Từ khóa » Gầm Một Tiếng Căm Hờn Trong Cũi Sắt