Game FPS Là Gì? Lịch Sử Phát Triển Và Các điểm đặc Trưng

Nếu bạn là một người đam mê những tựa game bắn súng thì chắc chắn thể loại game FPS sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm chân thật nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về sức hấp dẫn của game FPS cũng như lịch sử phát triển của nó nhé!

Tìm hiểu game FPS

Tìm hiểu game FPS

I. Game FPS là gì?

1. Định nghĩa

Game FPS có tên đầy đủ là game First Person Shooter, được hiểu là game bắn súng góc nhìn thứ nhất. Người chơi sẽ điều khiển nhân vật thông qua góc nhìn từ chính nhân vật đó và tham gia vào một trận đấu súng. Điều này giúp người chơi cảm thấy game chân thật hơn nhưng bù lại sẽ không được thấy toàn thân nhân vật mình điều khiển chiến đấu.

Game FPS

Game FPS

Nhiều bạn sẽ nghĩ những game có hỗ trợ FPS là những tựa game FPS, nhưng sự thật không phải vậy. Những game thuộc thể loại FPS sẽ chỉ có duy nhất một lối chơi là góc nhìn thứ nhất. Còn game có hỗ trợ FPS là game ban đầu có lối chơi góc nhìn thứ ba (nhìn toàn thân nhân vật) nhưng để tăng tính chân thật của game, nhà phát hành đã thêm vào tính năng FPS.

2. Lịch sử phát triển

  • Thập niên 1970 - 1980

Là những năm nhân loại khai sinh ra thể loại game FPS với 2 tựa game nền móng đầu tiên: Maze War và Spasim. 2 tựa game này ban đầu là để phục vụ cho công tác nghiên cứu giúp các nhà khoa học (với góc nhìn thứ nhất) có thể hình dung về động lực học chất lưu cho thiết kế tàu vũ trụ. Nhưng về sau đã được thiết kế lại để trở thành game bắn súng.

Maze War

Maze War

Mặc dù lúc đó công nghệ làm game còn hạn chế, nhưng game lại có đầy đủ tính năng như game FPS ngày nay như: cho phép tối đa 8 người chơi cùng lúc (nhưng 7 người còn lại do máy tính điều khiển), bản đồ có thể thay đổi,... tiếc là vẫn không thể nhìn thấy tay và súng của nhân vật. Những trò chơi này được lưu hành nội bộ và mãi đến năm 1980 mới được bán rộng rãi đến công chúng.

  • Từ 1987 đến 1992

Năm 1987, tựa game FPS đa nền tảng ra đời - MIDI Maze, chơi được cả trên Game Boy và Super NES, đây cũng là trò chơi FPS có kết nối mạng đầu tiên cho phép nhiều người chơi khác nhau tham gia cùng lúc vào một trận đấu súng và cũng là game FPS đầu tiên có nền đồ họa 3D (dù còn rất thô sơ).

MIDI Maze

MIDI Maze

Tháng 5 năm 1991, công nghệ chiếu tia tiên phong Hovertank 3D của Id Software ra đời cho phép các nhà làm game có thể mô phỏng những chiếc xe trong game một cách dễ dàng hơn khiến hình ảnh trong game trở nên mượt mà hơn. Kết hợp với công nghệ mô tả kỹ thuật ánh xạ kết cấu, lần đầu tiên nhà phát hành có thể cho người chơi nhìn thấy tay và vũ khí của nhân vật mà mình đang điều khiển.

  • Từ 1992 đến 1995

Đây là thời kỳ game FPS trở nên phổ biến hơn trong mắt công chúng, hàng loạt các tựa game huyền thoại ra đời như Wolfenstein 3D (1992) hay Doom (1993). Với Wolfenstein 3D, trò chơi thành công bởi vì ngay từ đầu nhà phát hành đã muốn chia sẻ nó đến mọi đối tượng khách hàng. Được xây dựng trên công nghệ chiếu tia cải tiến, thứ mà các game bắn súng góc nhìn thứ nhất ngày nay vẫn còn lấy làm nền tảng để phát triển.

Doom (1993)

Doom (1993)

Còn với Doom, trò chơi thành công không chỉ ở gameplay mà còn về đồ họa khi bối cảnh trong game đó có thêm nhiều không gian hơn (ví dụ như bạn có thể leo lên trên thang để chiến đấu), hiệu ứng như ánh sáng nhấp nháy và sử dụng nhiều màu sắc tương phản giúp thế giới trong Doom hiện ra chân thật hơn trong mắt game thủ.

  • Từ 1995 đến 1999

Đây là thời kỳ đánh dấu những tiến bộ trong công nghệ đồ họa 3D của game FPS. Tất cả những tựa game ra mắt trong thời điểm này đều có nền đồ họa 3D tiên tiến nhất tại thời điểm đó. Công nghệ này cho phép người chơi có thể đi bất cứ đâu mình muốn trong bản đồ, thậm chí là quay lại phía sau chứ không còn bị bắt buộc tiến lên phía trước nữa.

Game đồ họa 3D

Game đồ họa 3D

Những tựa game tiên phong gồm Geograph Seal, Duke Nukem 3D,... Thậm chí, công nghệ 3D phát triển đến mức cho phép nhà phát hành tạo ra game dựa trên phim ảnh, tức là toàn bộ hình ảnh trong game sẽ giống với trong phim hết mức có thể khiến cho game FPS có thu hút được thêm người chơi từ những fan của các dòng phim này.

  • Từ 2000 đến 2008

Là thời kỳ đánh dấu sự lấn sân mạnh mẽ sang thị trường tay cầm của game FPS. Nổi bật nhất là tựa game Halo (1999) được chơi trên Xbox bằng tay cầm chuyên dụng của hệ máy này. Đây cũng là thời kỳ thể loại game FPS kết hợp với yếu tố kinh dị giải đố ra đời với những cái tên đang làm mưa làm gió cho đến ngày nay như Resident Evil, Metroid Prime,....

Halo (1999)

Halo (1999)

Dần dần, để thu hút thêm người chơi, hàng loạt tựa game FPS có tiết tấu nhanh yêu cầu người chơi phải hành động liên tục ra đời. Những cái tên nổi bật như Doom 3, Call of Duty, Resistance:Fall of Man,... những tựa game này thành công đến nối doanh thu của chúng luôn là những mốc mà các nhà làm game ngày nay ao ước đạt được.

  • Từ 2008 đến nay

Con người bắt đầu nhận ra game FPS có ảnh hưởng đến sự linh hoạt của con người như: phản xạ, tốc độ xử lý tình huống, tăng cao tinh thần làm việc nhóm hay thậm chí là rèn luyện sức khỏe,... Chính vì có công dụng tương tự như việc tập thể dục mà một số tựa game FPS đã trở thành một môn thể thao điện tử được công nhận toàn thế giới như CS:GO, Overwatch,...

CS:GO

CS:GO

Chúng thành công đến mức nhà phát hành đã tổ chức những giải đấu cấp khu vực và cả quốc tế để các game thủ chuyên nghiệp có thể thi đấu với nhau, tiền thưởng cho những nhà vô địch là vô cùng lớn, thu hút hàng triệu người xem mỗi năm. Chính vì thế mà nhiều người xem việc thi đấu là công việc chính của họ giúp họ toàn tâm toàn ý tập trung vào game hơn giúp chất lượng mỗi giải đấu ngày một nâng cao.

II. Đặc điểm đặc trưng

1. Chiến đấu và trang bị

Phong cách chiến đấu của game FPS được chia thành 2 loại chính đó là: Nhịp độ cao, dồn dập, hành động liên tục và Nhịp độ nhẹ nhàng, thiên về cốt triện và giải đố logic (nhà phát hành có thể linh hoạt pha trộn 2 lối chơi này để tăng tính hấp dẫn cho game). Game FPS không bắt buộc người chơi phải sử dụng súng trong suốt quá trình chơi, người chơi cũng có thể sử dụng cận chiến (dao, kiếm,...) để chiến đấu.

Quái vật xuất hiện ngày một đông

Quái vật xuất hiện ngày một đông

Trang bị trong những game FPS rất đa dạng, đủ để đáp ứng cho mọi lối chơi. Từ những khẩu súng trường nhiều đạn cho những ai thích lối chơi hổ báo đến những khẩu súng ngắm uy lực kinh hồn cho những ai thích nằm vùng đợi địch. Bên cạnh đó, nhà phát hành còn cung cấp cho bạn giáp, lựu đạn, cận chiến, vũ khí phụ (súng lục, súng ngắn,...), phụ kiện súng, bình máu,... giúp bạn có thể tạo thêm nhiều lợi thế trong giao tranh.

Để tạo ra dấu ấn đặc trưng của riêng mình mà đối với mỗi loại súng sẽ có một hình dạng, sức sát thương cũng như đường đạn riêng biệt trong từng tựa game FPS. Điều này buộc người chơi phải cần thời gian luyện tập để thích nghi vì có thể bạn là số 1 ở tựa game FPS này nhưng sang chơi tựa game khác thì chưa chắc vì cơ chế hoạt động của vũ khí đã thay đổi.

2. Thiết kế môi trường

Hầu hết các tựa game FPS ngày nay sẽ hạn chế người chơi trong một khu vực nhất định, chúng ta có thể dễ dàng thấy điều đó thông qua các bản đồ trong tựa game CS:GO hay Valorant. Xung quanh bản đồ sẽ có các bức tường vô hình và hữu hình để không cho người chơi di chuyển xa hơn. Giới hạn bản đồ như vậy khiến người chơi dễ gặp nhau và tiến hành phô diễn kỹ năng.

Một số game FPS khác lại cho phép người chơi đi bất cứ đâu họ muốn trong bản đồ. Thậm chí cho phép người chơi thao tác được với mọi vật từ đơn giản như mở cửa, leo thang đến phức tạp như gỡ bom, giải những câu đố,... Bối cảnh trong game sẽ phụ thuộc vào óc sáng tạo của nhà làm game, họ có thể tạo ra một thế giới tương lai với đầy đủ công nghệ hiện đại mà bạn chưa thấy bao giờ đến một thế giới tận thế hoang tàn, đổ nát,...

Bản đồ rộng lớn

Bản đồ rộng lớn

Yếu tố quan trọng nhất mà các nhà thiết kế môi trường game nào cũng muốn hướng đến đó là tăng độ chân thật nhất trong game càng nhiều càng tốt để thu hút thêm nhiều người chơi. Chỉ cần game khiến cho game thủ cảm thấy như họ đang thật sự sống trong thế ấy thì việc họ giành hàng giờ mỗi ngày để chơi, ủng hộ và phát triển cộng đồng game là điều hết sức bình thường.

3. Nhiều người chơi và mang tính cạnh tranh cao

Một yếu tố không thể bỏ qua nữa của dòng game này là số lượng người chơi trong cùng 1 trận đấu thường là 10 người, chia làm 2 phe và có mức độ cạnh tranh rất cao để giành chiến thắng chung cuộc. Khi đó khả năng bắn, chiến thuật di chuyển và phối hợp đồng đội là những yếu tố quan trọng nhất để có thể hạ gục kẻ địch.

Tùy vào game mà các nhân vật này sẽ do máy tính điều khiển hoặc do người chơi khác điều khiển hay thậm chí là kết hợp cả hai. Mỗi người chơi hay nhân vật sẽ hành động theo một cách khác nhau từ đó tạo nên nhiều tình huống không thể đoán trước được giúp cho game thủ luôn cảm thấy mới lạ, không nhàm chán khi chơi game.

Nhiều người chơi

Nhiều người chơi

Bên cạnh đó, việc có thể chơi trực tuyến với nhiều người chơi cùng lúc sẽ tạo tính tương tác và liên kết khiến người chơi có thể chia sẻ niềm vui với bạn bè, kết thêm nhiều bạn bè hơn (trong và cả ngoài nước). Bởi vì đối với những tựa game FPS trực tuyến thì khoảng cách không còn là vấn đề.

III. Sự khác nhau giữa 2 dòng game TPS và FPS

Chi tiết: Game TPS là gì? Ranh giới khác nhau giữa 2 thể loại TPS và FPS

Xem thêm:

  • Top 11 game bắn súng offline, online PC hay nhất phải thử qua
  • Top game bắn súng online PC nhiều người chơi nhất
  • Top các tựa game FPS hay nhất, nổi tiếng nhất hiện nay
  • Top 21 game FPS, TPS hay nhất trên PC và mobile
  • Tìm hiểu “Video game đầu tiên trên thế giới” - Khởi đầu ngành game tỷ đô

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về game FPS cả về khái niệm cũng như lịch sử phát triển và các điểm đặc trưng. Chúc bạn chơi game vui vẻ!

Từ khóa » Fps Game Là Gì