Gần đến Ngày Bầu Cử, Công Dân Cần Biết Những Quy định Sau đây
Có thể bạn quan tâm
Không có mặt dài ngày ở nơi thường trú có được bầu cử?
Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND quy định về nguyên tắc lập danh sách cử tri như sau: Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
Trường hợp cử tri đã đăng ký thường trú ở địa phương, nếu đã làm thủ tục khai báo tạm vắng trước khi đi lao động, học tập tại địa phương khác thì được coi là không thường trú tại địa phương. Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi công dân đăng ký thường trú không ghi tên công dân đó vào danh sách cử tri. Trong trường hợp này, công dân có quyền đăng ký để được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình đang tạm trú và thực hiện quyền bầu cử tại nơi tạm trú.
Trường hợp cử tri trở về nơi thường trú trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú để đề nghị được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Trường hợp công dân đã đăng ký thường trú ở địa phương nhưng chưa làm thủ tục khai báo tạm vắng trước khi đi lao động, học tập tại địa phương khác thì dù trên thực tế đã vắng mặt dài ngày ở nơi thường trú, Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn phải ghi tên công dân đó vào danh sách cử tri để họ thực hiện quyền bầu cử ở địa phương, trừ trường hợp bản thân cử tri hoặc người thân của cử tri đó đã thông báo nguyện vọng của cử tri về việc không tham gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Đồng thời cần có có biện pháp thông tin phù hợp để cử tri biết về việc danh sách cử tri và thực hiện quyền bầu cử của mình.
Cử tri là người không có thường trú, tạm trú có được bầu cử?
Về nguyên tắc, mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát Thẻ cử tri để thực hiện quyền bầu cử. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
Trường hợp cử tri không phải là người thường trú, tạm trú trên địa bàn nhưng sinh sống thực tế, Ủy ban nhân dân cấp xã cần thông tin cho cử biết về cách thức thực hiện quyền bầu cử và việc lập danh sách cử tri để cử tri quyết định nơi mình đăng ký thực hiện quyền bầu cử (có thể là trở về nơi họ đang đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
Trường hợp cử tri vẫn có nguyện vọng được thực hiện việc bầu cử tại địa phương nơi họ đang thực tế sinh sống thì địa phương tạo điều kiện để ghi tên những cử tri này vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu tương ứng nơi họ đang thực tế sinh sống và thực hiện quyền bầu cử như đối với cử tri là người tạm trú, có thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng (do không có cơ sở để xác định thời gian bắt đầu cư trú tại địa phương).
Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức để cử tri là người di cư tự do chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú tham gia bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu của địa phương được xác định trên cơ sở các thôn, bản, cụm dân cư hiện có trên địa bàn.
Từ khóa » đi Bầu Cử Tại đâu
-
Bầu Cử ở Việt Nam - Wikipedia
-
Đi Bầu Cử Quốc Hội ở đâu? Có Cần Về Quê Không?
-
Sinh Viên, Công Nhân Bầu Cử ở đâu?
-
Sinh Viên, Công Nhân Bầu Cử ở đâu? - Đại Hội XIII
-
06 điều Cử Tri Cần Biết Về Bầu Cử đại Biểu Quốc Hội, Hội đồng Nhân ...
-
Nghịch Lý Bầu Cử Việt Nam: Cử Tri đi Bầu Chỉ để Cho Xong? - BBC
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Bầu Cử - Harris Votes
-
[PDF] Hướng Dẫn đăng Ký Cử Tri Và Bỏ Phiếu
-
Sinh Viên, Công Nhân Khu Công Nghiệp Bầu Cử ở đâu? | VOV.VN
-
Bỏ Phiếu Ở Đâu Và Như Thế Nào - California Secretary Of State
-
Người Ngoại Tỉnh Có Cần Về Quê để Bỏ Phiếu Bầu Cử? - LuatVietnam
-
Ngày Hội Toàn Dân: Nhiều điểm Bầu Cử Sớm đạt 100% Cử Tri đi Bầu
-
Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Bầu Cử ở Nước Ta Hiện Nay