Gân Lá Là Gì? Có Những Loại Nào, Chức Năng, Tác Dụng - Y Tế 24h

Thế giới thực vật quanh ta có rất nhiều điều kì thú mà con người đang tìm hiểu. Mỗi loại thực vật lại có hình dạng và chức năng riêng biệt góp phần rất lớn xây dựng lên thế giới tự nhiên xung quanh mình.

Trong số đó, có một vấn đề cũng được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu, chính lá về các loại gân lá cũng như đặc điểm và chức năng của chúng. Bài viết dưới đây Y tế 24h sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.

GÂN LÁ LÀ GÌ?

Giống như bộ xương sống của con người, gân lá cũng đóng vai trò là khung xương với cấu tạo tương tự như cuống là có tác dụng giúp nâng đỡ cho phiến lá.

Có nhiều kiểu gân lá thường gặp trong tự nhiên như: gân song song, gân lông chim, gân chân vịt, gân hình cung, gân tỏa tròn… Mỗi một loại sẽ có hình dạng khác nhau, cụ thể sẽ được trình bày ở phần tiếp sau đây.

CÁC KIỂU GÂN LÁ

Thế giới thực vật rất đa dạng gồm có vô vàn loài cây khác nhau. Mỗi loại cây sẽ có những đặc trưng riêng. Lá cây cũng đa dạng không kém. Lá cây gồm 2 loại gân là gân chính và gân phụ. Trong đó gân chính thì gồm có những loại với đặc điểm riêng như sau:

Gân lá hình cung

Gân lá hình cung thường gặp ở các cây một lá mầm là loại gân lá đặc trưng cho một số loài thực vật như quế, mã đề hay địa liền… Gân lá sẽ chạy dọc theo phiến lá, cong cong và chụm về phía đầu và cuống lá.

Trong tự nhiên, không khó để bắt gặp các loại cây có loại gân lá như thế này.

Xem thêm: Bạch hoa xà: Cách trồng, tác dụng và cách dùng trong điều trị các bệnh

Gân song song

Lá có gân song song thường là phiến lá của các loài cây một lá mầm. Các gân chính của lá thường có độ dài và lớn như nhau, chạy song song dọc theo phiến lá từ cuống lá cho đến ngọn phiến, các gân chính này có thể được nối với nhau bằng những gân khác mảnh và nhỏ hơn.

Ở loại gân lá này, các bó mạch hầu như không lộ ra ngoài. Các cây có gân song song thường có phiến lá dài còn các cây có gân hình cung thì phiến lá sẽ tròn và ngắn hơn.

Gân song song
Gân song song

Đây là loại gân lá đặc trưng cho các cây thuốc họ lúa, lớp hành…

Trong một vài trường hợp cụ thể, gân hình cung còn được coi là một loại của gân song song (ví dụ như cây Mã đề)

Gân lá hình mạng

Đây là kiểu gân lá thường gặp ở các loại cây hai lá mầm. Các gân lá ở loại này có kích thước to nhỏ khác nhau, tạo thành một mạng lưới liên kết với nhau và phân nhánh rõ ràng. Ở lá có kiểu gân này, các gân lớn sẽ nổi lên ở mặt sau và các gân nhỏ hơn hầu như sẽ chìm ở mô của diệp lục của lá. Gân lá hình mạng bao gồm ba loại lá gân chân vịt, gân lông chim và gân lá hình lọng. Kiểu phân loại này sẽ dựa trên gân chính của phiến lá. Gân lá kiểu lông chim được xem là gân lá khởi sinh của loại gân hình mạng này.

Gân chân vịt

Lá có gân chân vịt thường có nhiều thùy. Số thùy của lá sẽ tương ứng với số gân chính trong lá. Những gân chính sẽ có kích thước gần như nhau, cùng xuất phát từ cuống lá và tỏa ra đi về phía các thùy riêng giống như chân vịt nên được gọi là gân chân vịt.

Kiểu gân lá này thường gặp ở các loại cây như sắn, khoai mì, đu đủ…

Gân lông chim

Các loại cây có gân lá hình lông chim thường có phiến lá thuôn hình tròn, hình quả trám, hình trứng hoặc bầu dục. Gân chính lớn nhất của lá sẽ nằm trên trục đối xứng, các gân phụ sẽ phân nhánh từ gân ra hai bên, trên mỗi gân phụ này lại tiếp tục phân nhánh đến từng tế bào lá một. Các gân phụ hai bên có thể song song, so le nhau hoặc đối nhau từng cặp một tùy loài.

Kiểu gân lá này thường gặp ở lá đài, lá mít và nhiều loại cây khác trong tự nhiên.

Xem thêm: Cỏ mần trầu là cây gì? Hình ảnh, Thành phần, Tác dụng

Gân lá hình lọng

Đây là kiểu gân lá khá đặc biệt do cuống lá gắn chính giữa phiến chứ không phải ở đầu phiến lá như hầu hết các loại cây khác. Gân lá sẽ đi từ cuống lá và tỏa tròn ra các bên nên kiểu gân lá này còn được gọi là gân lá tỏa tròn.

Kiểu gân lá này thường gặp ở các loài như lá sen, lá súng, lá khoai…

Các kiểu gân lá
Các kiểu gân lá

Các loại gân lá khác

Ngoài những loại gân lá kể trên, trong tự nhiên chúng ta còn có thể bắt gặp những kiểu gân lá đặc biệt khác như gân lá hình quạt hoặc loại lá chỉ có một gân duy nhất. Tuy nhiên, tần suất gặp các loại gân lá này sẽ ít hơn những loại khác.

Gân lá hình quạt có thể thấy ở các loại cây như cây rẻ quạt hoặc cây cọ

Cây chỉ có một gân duy nhất như lá thông.

CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA GÂN LÁ

Gân lá cũng có chức năng nhất định trong quá trình sinh dưỡng của các loại cây. Trong gân lá sẽ gồm các bó mạch chứa mạch gỗ và mạch rây

Chức năng của gân lá
Chức năng của gân lá

Giống như con người, gân lá đóng vai trò như một khung xương sống có chức năng nâng đỡ và bảo vệ phiến lá. Đồng thời, nhờ hệ thống các bó mạch trong gân lá nên gân lá có chức năng vận chuyển và dẫn truyền các chất dinh dưỡng chất hữu cơ, sản phẩm quang hợp hô hấp và nhiều nguyên liệu khác nữa.

Trên đây là tất cả những thông tin về gân lá mà bạn có thể quan tâm.

Từ khóa » Gân Chính Của Lá