Gắn Mắc Cài ở Vị Trí Nào? Cách Gắn Ra Sao? Mất Bao Lâu? Có đau Ko?
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
Gắn mắc cài trong chỉnh nha là kỹ thuật sử dụng đến các khí cụ đặc biệt để cố định trên bề mặt răng. Chúng có tác dụng neo giữ, nâng đỡ toàn bộ phần dây cung giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí trên hàm. Trong suốt quá trình thực hiện bạn sẽ không bị đau hay cảm thấy quá khó chịu, thời gian thực hiện cũng không hề quá lâu.
- 1. Gắn mắc cài trong chỉnh nha có tác dụng gì?
- 2. Cách gắn mắc cài trong niềng răng
- 2.1. Quy trình gắn mắc cài chỉnh nha tiêu chuẩn
- 2.2. Vị trí gắn mắc cài ở đâu? thực hiện như thế nào?
- 2.3. Sơ đồ và thông số gắn mắc cài
- 3. Gắn mắc cài có đau không?
- 4. Gắn mắc cài bao lâu thì xong?
- 5. Gắn mắc cài trước hay nhổ răng trước
- 6. Tại sao phải tiến hành gắn mắc cài rồi mới nhổ răng?
- 7. Gắn mắc cài bao lâu thì nhổ răng
- 8. Keo gắn mắc cài loại nào tốt?
- 9. Nhổ răng sau khi gắn mắc cài cần lưu ý những điều gì?
- 10. Tháo mắc cài chỉnh nha được thực hiện như thế nào?
- 11. Gắn khâu niềng bao lâu thì gắn mắc cài
1. Gắn mắc cài trong chỉnh nha có tác dụng gì?
Gắn các khí cụ mắc cài là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình chỉnh nha. Theo đó, để thực hiện, bác sĩ sẽ dùng đến những khí cụ mắc cài bằng kim loại, pha lê hoặc sứ gắn cố định lên thân răng ở mặt trước hoặc mặt sau tùy theo từng phương pháp.
Những mắc cài chỉnh nha sẽ được sắp xếp thẳng hàng trên răng với nhiệm vụ neo giữ, nâng đỡ dây cung trong suốt quá trình niềng răng.
Đồng thời, đây còn những là điểm tạo lực giúp đẩy răng dần di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
Với vai trò quan trọng như vậy, nên khi thực hiện gắn khi cụ mắc cài luôn phải đảm bảo những tiêu chí dưới đây:
Răng miệng được vệ sinh sạch sẽ, vị trí gắn khi cụ mắc cài không dính nước bọt hay cặn bẩn.
Keo gắn phải đảm bảo về mặt chất lượng để cố định mắc cài trong suốt quá trình niềng răng, đảm bảo độ bền chắc ngay cả khi có lực tác động khi ăn nhai, vệ sinh khoang miệng hoặc nắn chỉnh mắc cài.
Lựa chọn vật liệu làm mắc cài phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính, lưu ý tới hình dáng và bề mặt của khung mắc cài.
2. Cách gắn mắc cài trong niềng răng
Cách gắn khí cụ mắc cài trong niềng răng sẽ được tiến hành theo một quy trình chuẩn y khoa. Kèm theo đó các vị trí, kỹ thuật, sơ đồ hay các thông số gắn các mắc cài cũng được quy định một cách rõ ràng.
Những điều trên nhằm đảm bảo các bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, hạn chế những sai sót trong quá trình thực hiện.
2.1. Quy trình gắn mắc cài chỉnh nha tiêu chuẩn
Để quá trình cố định mắc cài lên răng chính xác, an toàn và nâng cao tính hiệu quả, quy trình niềng răng cần tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
+ Bước 1: Thăm khám, tư vấn
Trước khi thực hiện cố định mắc cài, bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng, chụp X-quang răng để xác định tình trạng răng cũng như khớp cắn của khách hàng. Sau đó, bác sĩ tiếp tục lên phác đồ điều trị cụ thể và tư vấn chi tiết.
+ Bước 2: Lấy dấu hàm, sau đó tiến hành thiết kế mắc cài
Lấy dấu răng để thiết kế mắc cài phù hợp với tình trạng cung hàm, khớp cắn của khách hàng.
+ Bước 3: Xác định vị trí cố định mắc cài
Đây là bước vô cùng quan trọng để mắc cài phát huy hết tác dụng trong quá trình nắn chỉnh răng.
Bác sĩ sử dụng thước đo chuyên dụng để xác định vị trí của từng vùng răng một cách chính xác. Cùng với đó, bác sĩ sẽ xây dựng sơ đồ và thông số gắn các mắc cài cụ thể cho từng khách hàng.
+ Bước 4: Gắn các mắc cài
Sau khi đã thiết lập được vị trí phù hợp, bác sĩ sẽ dùng keo nha khoa cố định mắc cài lên răng và sử dụng laser để hóa cứng. Sau khi hoàn tất, bác sĩ tiếp tục tiến hành gắn dây cung tạo lực cho răng dịch chuyển.
2.2. Vị trí gắn mắc cài ở đâu? thực hiện như thế nào?
Vị trí cố định mắc cài trong kỹ thuật chỉnh nha không chỉ được thực hiện ở mặt trước của răng mà còn được đặt ở cả phía sau, nếu như bạn lựa chọn phương pháp niềng răng mặt trong.
Hàm răng của mỗi người là khác nhau, do đó để thực hiện kỹ thuật gắn khí cụ mắc cài luôn đòi hỏi bác sĩ phải là người có chuyên môn tốt, tay nghề cao.
Trong kỹ thuật gắn khí cụ mắc cài cần đảm bảo những điều sau:
+ Đầu tiên, bác sĩ cần tuân thủ nguyên tắc luôn nhìn theo hướng chính diện và vuông góc với thân răng cần thực hiện gắn khí cụ mắc cài, không nên nhìn nghiêng hay nhìn từ một phía để tránh sai sót.
+ Trong quá trình trên, bác sĩ cần dựa vào sơ đồ vị trí mắc cài, kết hợp với thước đo nhằm đảm bảo mắc cài được gắn một cách chính xác nhất. Cụ thể như sau:
Đối với vùng răng cửa: Thước đo sẽ được đặt một góc 90 độ so với mặt răng.
Đối với vùng răng nanh và răng hàm nhỏ: Thước cần đặt song song với mặt phẳng nhai.
Vùng răng hàm lớn: Thước đặt song song với mặt nhai của răng đó.
Sau khi đánh dấu vị trí chính xác trên từng răng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ mắc cài cố định lên thân răng.
2.3. Sơ đồ và thông số gắn mắc cài
Cũng giống như vị trí, thông số gắn khí cụ mắc cài của mỗi một khách hàng sẽ khác nhau và thậm chí là không tuân theo một nguyên tắc nhất định.
Thông thường, các thông số gắn khí cụ mắc cài sẽ nằm trong khoảng 2 – 6 mm so với đường viền nướu răng.
Cùng với đó, sơ đồ gắn khí cụ mắc cài cũng sẽ được xây dựng theo từng tình trạng răng, khớp cắn của khách hàng.
+ Nếu kế hoạch điều trị liên quan đến việc nhổ 4 răng hàm nhỏ thứ nhất hoặc thứ hai, có thể sử dụng sơ đồ cố định mắc cài biến thể. Điều đó đảm bảo sự tương quan theo chiều dọc giữa gờ bên của răng nanh với răng hàm nhỏ. Cụ thể như sau:
+ Nếu kế hoạch điều trị liên quan đến việc nhổ 4 răng hàm lớn vẫn sẽ sử dụng sơ đồ gắn khí cụ mắc cài biến thể. Tuy nhiên, chúng sẽ thể hiện sự tương quan theo chiều dọc giữa gờ bên của hai răng hàm lớn. Đồng thời vẫn sẽ sử dụng khâu và ống răng ở răng hàm lớn thứ hai.
+ Đối với răng mòn hoặc mẻ: Việc dùng thước hoặc sơ đồ sẽ không còn phù hợp do đó cần điều chỉnh vị trí mắc cài hợp lý. Nếu răng cửa hở 0,5mm có thể đặt mắc cài dịch về phía nướu khoảng 0,5mm so với trong bảng sơ đồ.
+ Đối với răng cửa bị xoay: Nên gắn mắc cài xoay nhẹ để có thể kiểm soát hoàn toàn lực xoay.
3. Gắn mắc cài có đau không?
Đối với vấn đề trên Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết: trong suốt quá trình gắn khí cụ mắc cài thì khách hàng hoàn toàn không bị đau, chỉ hơi có cảm giác vướng víu khi môi má bị đẩy ra hơn so với thường lệ.
Hơn thế, bạn có có thể dựa vào quy trình gắn khí cụ mắc cài để biết đau hay không đau. Bác sĩ khi thực hiện chỉ tác động ở bề mặt răng và không hề xâm lấn vào cấu trúc răng, nên chắc chắn sẽ không có cảm giác đau nhức như nhiều người vẫn thường nghĩ.
Tuy nhiên, trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi cố định mắc cài bạn sẽ có cảm giác khó chịu vì chưa quen với sự xuất hiện của các khí cụ chỉnh nha. Trong một số trường hợp, mắc cài, dây cung cọ xát vào môi, má làm trầy xước gây đau.
Thế nhưng sau khi đã quen dần cũng như có phương pháp khắc phục tình trạng trên, thì chắc chắn các cơn đau cũng như sự khó chịu sẽ không còn.
4. Gắn mắc cài bao lâu thì xong?
Gắn khí cụ mắc cài thực chất không phải là một kỹ thuật nha khoa quá đỗi phức tạp, thời gian thực hiện thông thường sẽ mất khoảng 20 – 60 phút. Tổng thời gian thực hiện được tính từ lúc bạn lên ghế nha khoa cho đến khi kết thúc hoàn toàn.
Bạn cũng có thể hiểu rằng, thời gian gắn khí cụ mắc cài ở mỗi người vẫn sẽ có sự chênh lệch nhất định. Điều đó sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể như quá trình xử lý – làm sạch bề mặt men răng, mức độ răng khấp khểnh, kinh nghiệm của bác sĩ…
5. Gắn mắc cài trước hay nhổ răng trước
Phần lớn các trường hợp được chỉ định nhổ răng khi chỉnh nha thì đều sẽ là mang niềng răng trước và khoảng 1 tháng sau đó, bác sĩ mới tiến hành việc nhổ bỏ răng. Việc mang niềng răng trước là rất quan trọng để bạn có thể làm quen với khí cụ niềng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn có không ít trường hợp sẽ được chỉ định nhổ răng trước rồi mới tiến hành gắn mắc cài, cụ thể như sau:
Răng chen chúc, khấp khểnh nặng: Đây là tình trạng khiến các răng phát triển lệch lạc so với cung răng rất nhiều. Do đó, nha sĩ không thể gắn mắc cài một cách tốt nhất nên bắt buộc phải nhổ răng trước.
Răng số 8 mọc kẹt, ngầm, lệch: Nếu như răng số 8 của bạn xảy ra các tình trạng mọc kẹt, ngầm, lệch làm ảnh hưởng đến răng số 7 thì cũng cần phải tiến hành nhổ bỏ ngay.
Răng sâu vỡ lớn: Một điều kiện tiên quyết trước khi tiến hành chỉnh nha là sức khỏe răng miệng phải đảm bảo, nếu như răng sâu vỡ lớn và còn kèm theo tình trạng viêm nang thì không thể tiến hành gắn mắc cài, thay vào đó là chỉ định nhổ bỏ.
Khớp cắn bị hở: Đối với các trường hợp khớp cắn bị hở, nha sĩ cũng sẽ ưu tiên nhổ răng trước giúp đóng khớp cắn tự nhiên, đảm bảo quá chỉnh nắn chỉnh ra sau đó diễn ra một cách thuận lợi.
Như vậy, để trả lời chính xác cho vấn đề nhổ răng trước hay gắn mắc cài trước thì cần phụ thuộc vào tình trạng răng cũng như khớp cắn của từng người.
6. Tại sao phải tiến hành gắn mắc cài rồi mới nhổ răng?
Nhổ răng khi chỉnh nha thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp niềng răng vẩu, móm, khấp khểnh, mọc chen chúc.
Thực chất, nhổ răng ngay từ đầu đã nằm trong phác đồ điều trị của bác sĩ, việc đeo mắc cài trước khi nhổ răng không hề ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. Ngược lại, nó còn đem lại cho khách hàng sự thoải mái và tăng tỷ lệ thành công cho quá trình thực hiện bởi những lý do sau:
Thứ nhất: Khách hàng có thời gian thích ứng với các khí cụ trong miệng và quen dần với cảm giác ê nhức răng. Sau một thời gian răng dịch chuyển, chân răng sẽ yếu hơn nên dễ dàng nhổ bỏ, ít gây đau nhức hơn.
Thứ hai: Điều quan trọng nhất là bác sĩ có thể quan sát được sự dịch chuyển của răng trong vòng 1 – 2 tháng đầu, từ đó đưa quyết định chính xác hơn về số lượng răng cần nhổ khi chỉnh nha.
7. Gắn mắc cài bao lâu thì nhổ răng
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sau khi gắn mắc cài trong khoảng 3 – 4 tuần, khi mô quanh răng đã đáp ứng với lực kéo của mắc cài và dây cung. Việc giãn rộng hệ thống dây chằng quanh răng sẽ giúp các răng lung lay nhẹ, làm cho việc nhổ răng trở nên dễ dàng hơn và giảm thiểu tình trạng đau đớn.
Cũng có một số trường hợp sau 2 tháng gắn mắc cài thì mới tiến hành nhổ răng, điều đó phụ thuộc vào phác đồ điều trị ban đầu của nha sĩ.
Sau khoảng 1 tuần nhổ răng, phần mô mềm và xương ổ răng sẽ ổn định lại, giúp duy trì hiệu quả của quá trình điều trị. Do đó, nha sĩ sẽ chỉ định giãn cách thời điểm nhổ răng là 1 tuần/răng. Tất nhiên, vẫn có những trường hợp nhổ 2 răng cùng lúc nếu như sức khỏe đảm bảo tốt.
Điều quan trọng, bạn cần phải tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc sau khi nhổ răng để vết thương mau lành, hạn chế nhiễm trùng cũng như không làm ảnh hưởng tới tiến trình chỉnh nha.
8. Keo gắn mắc cài loại nào tốt?
Hiện trên thị trường ngày càng có nhiều loại keo gắn khí cụ mắc cài khác nhau được ra đời, đáp ứng tối đa nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng.
Theo đó, keo cố định mắc cài tốt phải có khả năng chịu nước và an toàn với cơ thể con người.
Hiện keo cố định mắc cài chỉnh nha 3M là loại được sử dụng phổ biến tại các trung tâm nha khoa uy tín. Đây là sản phẩm của công ty sản xuất vật liệu nha khoa đến từ Mỹ rất nổi tiếng trên toàn thế giới.
9. Nhổ răng sau khi gắn mắc cài cần lưu ý những điều gì?
Nhổ răng sau khi gắn khí cụ mắc cài thực chất không có nhiều sự khác biệt so với các trường hợp nhổ răng thông thường.
Tuy nhiên, vì đang trong quá trình chỉnh nha nên bạn cần phải lưu ý đến một số điều quan trọng dưới đây.
+ Lưu ý trước khi nhổ răng:
Trước ngày nhổ răng, bạn nên nghỉ ngơi thoải mái, ngủ sớm, tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
Cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi nhổ để tránh nhiễm trùng.
Thông báo rõ cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Nhổ răng có thể tiến hành vào mọi thời điểm trong ngày, nhưng bạn vẫn nên thực hiện vào đầu giờ sáng sau khi đã ăn lo hoặc đầu giờ chiều. Như vậy sẽ giúp bác sĩ thuận tiện hơn trong việc theo dõi sức khỏe sau khi nhổ răng.
Luôn cố gắng giữ cho mình một tinh thần thoải mái, không căng thẳng.
+ Lưu ý sau khi nhổ răng:
Sau khi mới nhổ răng xong bạn cần cắn chặt bông gòn trong vòng 30 – 60 phút để cầm máu.
Sau khi nhổ răng bạn có thể phải đối mặt với tình trạng sưng tấy, đau nhức, nhưng đây là hiện tượng rất bình thường do tác động xâm lấn trong quá trình nhổ răng. Để giảm đau, giảm sưng bạn có thể chườm đá lạnh trong 2 – 3 ngày đầu và kết hợp dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Trong 24 giờ đầu tiên nên nghỉ ngơi thoải mái, tránh vận động mạnh. Tuyệt đối không đánh răng, súc miệng nước muối hay khạc nhổ mạnh.
Trong 1 – 2 tuần đầu, nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ ăn nhai và kiêng các món quá cứng, quá dai, quá giòn.
Khi vệ sinh răng miệng cần tránh chải trực tiếp vào vùng đã mất răng và nên súc miệng nước muối để vết thương mau lành.
Tái khám đúng hẹn và khi có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay cho bác sĩ.
10. Tháo mắc cài chỉnh nha được thực hiện như thế nào?
Sau khoảng 18 – 24 tháng điều trị, nếu răng dịch chuyển về đúng vị trí, bác sĩ sẽ chỉ định tháo mắc cài. Quá trình tháo mắc cài được thực hiện một cách đơn giản hơn so với cố định mắc cài lên răng.
Bước 1: Làm sạch khoang miệng.
Bước 2: Bác sĩ tháo dây cung.
Bước 3: Bác sĩ dùng kìm nha khoa chuyên dụng để tháo mắc cài.
Bước 4: Sử dụng chất phá keo để phá vỡ lớp keo cố định mắc cài trên bề mặt răng.
Bước 5: Đánh bóng mặt răng.
Bước 6: Đeo khí cụ hàm duy trì.
Thời gian tháo mắc cài sẽ mất khoảng 15 phút và không hề đau nhức hay quá khó chịu chút nào.
11. Gắn khâu niềng bao lâu thì gắn mắc cài
Khâu niềng hay còn được gọi là band niềng, đây là một vòng kim loại nhỏ được thiết kế phù hợp với từng người, thường được gắn ở răng hàm số 6 và 7.
Tác dụng của khâu niềng là tạo điểm tựa vững chắc cho hệ thống mắc cài, hạn chế tối đa trường hợp bị bung mắc cài trong quá trình chỉnh nha. Đồng thời hỗ trợ lực tác động vào răng, giúp rút ngắn thời gian niềng.
Thông thường sau khi gắn band 1 – 2 tháng thì bác sĩ mới tiến hành cố định mắc cài.
Tất nhiên, không phải tất cả mọi người khi niềng răng mắc cài đều sẽ phải gắn khâu. Chúng chỉ được sử dụng trong các ca chỉnh nha phức tạp hoặc trong các trường hợp thân răng ngắn, gắn khí cụ mắc cài dễ bị bong.
Hy vọng, những chia sẻ về gắn mắc cài đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công đoạn trên trong tổng thể quá trình niềng răng. Tuy là một kỹ thuật đơn giản, nhưng nếu bác sĩ phụ trách tay nghề kém, không vững chuyên môn thì vẫn xảy ra những sai sót nghiêm trọng. Đặc biệt, những điều đó còn ảnh hưởng đến kết quả nắn chỉnh răng cuối cùng. Do đó, bạn cần tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ niềng răng tay nghề cao để có được kết quả chỉnh nha tốt nhất cho mình.
Từ khóa » Cách đo Gắn Mắc Cài
-
Các Kỹ Thuật Tăng độ Chính Xác Khi Gắn Mắc Cài
-
Gắn Mắc Cài ở Vị Trí Nào Là Chuẩn Xác? Có đau Không?
-
#1 Hướng Dẫn Cách Gắn Mắc Cài Chỉnh Nha Chuẩn Xác Nhất
-
Quy Trình Gắn Mắc Cài Hàm Dưới - YouTube
-
Quy Trình Gắn Mắc Cài Niềng Răng Sửa Hô Hàm Trên - YouTube
-
Quá Trình Gắn Mắc Cài Niềng Răng Diễn Ra Thế Nào - YouTube
-
Kỹ Thuật Gắn Mắc Cài Gián Tiếp - Nha Khoa Đăng Lưu
-
Hết Sức Cảnh Giác Với Hậu Quả Nặng Nề Của Việc Gắn Mắc Cài Sai Cách
-
Quy Trình Nắn Chỉnh Răng Bằng Mắc Cài được Thực Hiện Như Thế Nào?
-
Cách Gắn Mắc Cài Niềng Răng Như Thế Nào? Có đau Không?
-
CÁC KĨ THUẬT TĂNG ĐỘ CHÍNH XÁC KHI GẮN MẮC CÀI
-
6 Mẹo Cấp Cứu Niềng Răng Tại Nhà Hoặc đi Du Lịch - Suckhoe123
-
Gắn Mắc Cài Niềng Răng Có đau Không? - Nha Khoa Việt Smile