Gần Như Chắc Chắn Khẳng định Alpha Centauri Có Một Hành Tinh ...
Có thể bạn quan tâm
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện mới có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm các hành tinh phù hợp với sự sống chỉ cách chúng ta 4,4 năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn đã sử dụng dụng cụ phân tích hình ảnh quang phổ tiên tiến nhất để đưa ra kết luận rằng “nghiên cứu vũ trụ cho thấy dạng hành tinh phổ biến nhất là các hành tinh có kích thước nhỏ”, và theo giáo sư Debra Fischer – trưởng nhóm nghiên cứu – thì “nghiên cứu này cho thấy nhiều khả năng các hành tinh đang quay xung quanh Alpha Centauri A và B cũng thuộc dạng đó”.
Alpha Centauri chỉ cách chúng ta 40 nghìn tỷ ki-lô-mét hay 4,4 năm ánh sáng, và đó cũng chính là hệ sao nằm gần mặt trời của chúng ta nhất. Do vậy, đó cũng là sẽ là điểm dừng chân đầu tiên của chúng ta bên ngoài hệ mặt trời.
Nhóm nghiên cứu đã tính toán được rằng xung quanh Alpha Centauri A có thể là các hành tinh nhỏ hơn 50 lần Trái Đất, cũng như các hành tinh nhỏ hơn 8 lần khối lượng Trái Đất đang quay quanh Alpha Centauri B. Gần như có thể chắc chắn rằng đang quay quanh Alpha Centauri A và B là các hành tinh đá nhỏ bé.
Nhóm nghiên cứu đã bác bỏ quan điểm cho rằng các hành tinh lớn có thể gây nguy hiểm tới các hành tinh nhỏ phù hợp với sự sống. Đồng thời cũng đã giới hạn phạm vi tìm kiếm các hành tinh có sự sống trong tương lai.
Alpha Centauri là có ba ngôi sao là Centauri A, Centauri B và Proxima Centauri.
Tin tức này được đưa ra sau khi NASA công bố về phát hiện một hệ mặt trời cực kỳ tương đồng với chúng ta. Thứ Năm tuần trước, nhóm Kepler 90 đã công bố về bước phát triển đột phá trong việc phân tích kho báu dữ liệu mà các kính viễn vọng thu thập được. Việc phát hiện ra hành tinh Kepler – 90i đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học vì đã đưa tổng số hành tinh của Kepler lên con số 8 – gần bằng hệ mặt trời của chúng ta.
Tuy vậy, các nhà khoa học hàng đầu của NASA cũng đã làm tan vỡ hy vọng tìm thấy sự sống trong hệ sao Kepler 90, theo Các nhà nghiên cứu, “nhiều khả năng, hành tinh Kepler – 90 i không thể có sự sống, vì nó nằm quá gần ngôi sao chủ Kepler 90 nên nhiệt độ bề mặt có thể lên tới 427 độ C”.
Anh Thư (Tổng hợp)
Từ khóa » Hệ Sao Alpha Centauri
-
Cận Tinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Liệu Con Người Có Thể Sinh Sống ở Hệ Sao Gần Trái đất Nhất?
-
Viễn Cảnh Du Hành đến Hệ Sao Gần Nhất Alpha Centauri
-
NASA Và Úc Tấn Công Hành Tinh "có Thể Sinh Sống" Gần Chúng Ta Nhất
-
Ngôi Sao Gần Hệ Mặt Trời Nhất Hệ Sao Alpha Centauri | Khoa Học Vũ Trụ
-
Alpha Centauri - Wikimedia Tiếng Việt
-
Tại Sao Stephen Hawking Lại Chọn Hệ Sao Alpha Centauri, Cách Trái ...
-
Hành Tinh Gần Hệ Mặt Trời Nhất Thực Chất Chỉ Là Một Hành Tinh "ma"
-
Alpha Centauri
-
Hệ Sao Alpha Centauri
-
Alpha Centauri – Ngôi Sao Gần Với Hệ Mặt Trời Của Chúng Ta Nhất
-
Hệ Sao Alpha Centauri - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Proxima Centauri. Sao Lùn đỏ. Hệ Thống Alpha Centauri - Ad