Gang Dẻo Trong Vật Liệu

a. Ký hiệu và thành phần

  • Ký hiệu:

Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam TCVN 1659 – 75 ký hiệu gang dẻo gồm 2 phần, các chữ cái chỉ loại gang: GZ và hai số tiếp theo chỉ độ bền kéo và độ độ giãn dài tương đối.

Ví dụ: GZ33-8 (ký hiệu theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ là Kч 33-8)  có nghĩa là: gang dẻo có độ bền kéo là 33Kg/mm2, độ giãn dài tương đối là 8%.

–       Theo tiêu chuẩn của Mỹ:

+ Theo chuẩn SAE có các mác: M3210, M4504, M5003, M7002, M8501 trong đó hai chữ số đầu chỉ  (min) theo đơn vị ksi, hai chữ số sau chỉ (min) theo %.

+ Theo tiêu chuẩn ASTM ta có các mác: 32510, 35018, 40010,… Trong đó ba  số đầu chỉ .  (min) theo MPa, hai chữ số sau chỉ (min) theo %.

–       Theo tiêu chuẩn của Nhật JIS có các mác: FCMB270, FCMB340, FCMB360, FCMW330, FCMW370, trong đó số chỉ  (min) theo Mpa.

  • Thành phần hóa học: 

C: 2,2 – 32,8%; Si: 0,8 – 1,4%; Mn £ 1%; P £ 0,2%; S £ 0,1%.

b. Tổ chức tế vi

Khi ủ gang trắng xementit của gang trắng sẽ phân hóa thành graphit, graphit này có hạt nhỏ, sau khi làm nguội chậm ta có gang dẻo hay còn gọi là gang rèn.

Tùy theo chế độ ủ ta có các loại gang dẻo có nền kim loại là ferit, peclit, hoặc ferit – peclit.

Quy trình chế tạo gang dẻo gồm hai bước:

–          Đúc chi tiết bằng gang trắng.

–          Ủ vật đúc ở nhiệt độ 900 – 10000C trong khỏang thời gian 70 – 100 giờ. Ta sẽ có gang dẻo.

XEM THÊM Giản đồ trạng thái Fe - C trong vật liệu

c. Tính chất

Thành phần C không cao nên graphit của nó ít và hơn nữa lại tập trung từng cụm nên những ảnh hưởng xấu của nó đến cơ tính rất ít.

Lượng graphit trong gang dẻo ít hơn các loại gang khác nên cơ tính của gang dẻo đạt được độ bền kéo tương đối cao (thấp hơn gang cầu nhưng cao hơn nhiều so với gang xám) đặc biệt là có độ dẻo độ dai cao.

d. Công dụng

Gang dẻo ít sử dụng hơn gang xám mặc dù có cơ tính tổng hợp cao, tuy nhiên giá thành gang dẻo khá cao so với gang xám vì công nghệ chế tạo nó phức tạp.

Chính vì lý do trên mà gang dẻo chỉ dùng làm vật liệu chế tạo chi tiết máy khi thỏa mãn 3 điều kiện sử dụng sau:

–          Chịu va đập và chịu kéo.

–          Hình dáng phức tạp.

–          Chi tiết có dạng thành mỏng (thường là 20 – 30mm, dày nhất là 40 – 50mm).

Gang dẻo được dùng làm các chi tiết máy trong các máy nông nghiệp, ô tô, máy kéo, máy dệt…

Cập nhật lúc 22:22 – 29/09/2019

Từ khóa » Gang Dẻo Có Tên Gọi Khác Là Gì