Gang Là Gì? Tính Chất Và ứng Dụng Của Các Loại Gang.
Có thể bạn quan tâm
Gang là loại vật liệu dùng khá phổ biến trong các ngành cơ khí, đặc điểm của gang ảnh hưởng rất nhiều đến ứng dụng và các phương pháp gia công gang trong thực tế. Chính vì vậy, hiểu rõ về gang và các tính chất của gang là điều rất cần thiết đối với bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực cơ khí. Nếu như bạn vẫn chưa biết về loại hợp kim này, hãy cùng Van nhập khẩu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về những tính chất “có một không hai” của gang nhé!
Gang là gì?
Khái niệm gang
Gang tên tiếng anh là Cast iron là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2% – 5%, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các nguyên tố khác như Si, Mn, S, P,…
Vật liệu gang được người Trung Quốc sử dụng rất sớm từ thế kỷ thứ VI TCN, cho đến thế ký thứ XIV người Châu Âu mới sử dụng đến gang.
Tính chất của Cast iron (Gang thép)
- Gang với thành phần hóa học gần điểm Austectic có nhiệt độ nóng chảy trong khoảng từ 1150°C đến 1200°C, thấp hơn 300°C so với sắt nguyên chất. Chúng có khả năng chịu nén rất tốt, chống mài mòn và chịu tải cao.
- Nhìn chung, ngoại trừ gang dẻo, các họ gang còn lại đều được coi là những kim loại giòn. Không thích hợp để gia công hàn. Tuy nhiên chúng lại dễ nấu luyện, có tính đúc tốt do có độ loãng chảy cao, co ngót ít.
- Các thành phần hợp kim trong gang ảnh hưởng đến màu sắc của nó khi bị gãy: gang trắng có tạp chất cacbua cho phép các vết nứt đi thẳng, gang xám có các mảnh than chì làm lệch một vết nứt đi qua và tạo ra vô số vết nứt mới khi vật liệu bị vỡ và gang dẻo có hình cầu than chì “nốt” ngăn chặn vết nứt tiếp tục phát triển.
Hầu hết các chủng gang đều khá mềm nên dễ gia công cắt gọt. Khi đúc dễ điền đầy vào khuôn. Vì thế đây là vật liệu được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực gia công đúc để làm các chi tiết có hình dạng phức tạp như: vỏ máy, thân máy, bánh đai, bánh đà, trục khuỷu, trục cán, ổ trượt, bánh răng …Hay dùng để chế tạo thân các loại van công nghiệp như van điện từ, van cổng, van bướm, van cầu …
Xem thêm: Nhựa Teflon là gì?
Phân loại và ứng dụng của các loại gang
Cast iron là loại vật liệu dùng khá phổ biến trong các ngành cơ khí. Gang có tính đúc khá tốt nhưng lại rất khó hàn do có độ chảy loãng cao và độ dẻo thấp. Tùy theo tổ chức tế vi và thành phần hóa học của gang, người ta chia ra thành các loại: gang xám, gang cầu, gang dẻo…
Gang xám
- Gang xám là loại gang được dùng phổ biến nhất hiện nay. Chúng được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực cơ khí kỹ thuật. Gang xám có thành phần chứa 3.3-3.8% cacbon tồn tại dưới dạng graphit tự do. Cấu trúc tinh thể cacbon ở graphit dạng tấm, nền của gang xám có thể là: pherit, peclit pherit, peclit. Đôi khi dưới dạng hình phiến hoặc chuỗi… Bề mặt của gang xám có màu xám tối. Đó là màu đặc trưng của ferit và graphit tự do.
- Do graphit có độ bền cơ học kém nên gang xám giòn. Có độ bền kéo, độ dẻo và độ dai thấp. Tuy nhiên, graphit lại có ưu điểm giúp tăng độ mài mòn và giảm độ co ngót khi đúc của gang xám. Điều này làm cho phôi gang phù hợp với các vật liệu cần bôi trơn có chứa dầu nhớt. Thích hợp để chế tạo các ổ trượt, bánh răng, thân máy, bệ máy, ống nước
- Gang xám có giá thành rẻ và khá dễ nấu luyện, có nhiệt độ nóng chảy thấp (1350°C) và không đòi hỏi khắt khe về tạp chất. Gang xám có tính đúc tốt và khả năng tắt âm cao, do tổ chức xốp nên cũng là ưu điểm cho các vật liệu cần bôi trơn có chứa dầu nhớt. Tuy vậy, gang xám dòn, khả năng chống uốn kém, không thể rèn được. Khi làm nguội nhanh trong khuôn, gang bị biến trắng rất khó gia công bằng máy móc cơ khí.
- Gang xám được ký hiệu theo tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam TCVN 1659 – 75 ký hiệu gang xám bằng 2 chữ GX và hai số tiếp theo như : GX00; GX12-28; GX15-32; GX18-38; GX21-40; GX24-44; GX28-48; GX32-52; GX36-56; GX40-60; GX44-64.
- Gang xám là loại gang được dùng phổ biến nhất hiện nay và được sử dụng nhiều trong kỹ thuật. Với những đặc tính trên, ngày nay gang xám đang được sử dụng nhiều trong ngành chế tạo máy, đúc các băng máy lớn, có độ phức tạp cao, các chi tiết không cần chịu độ uốn lớn, nhưng cần chịu lực nén tốt. Có những thiết bị, vật liệu gang xám được sử dụng đến >70% tổng trọng lượng. Các băng máy công cụ (tiện, phay, bào,…), thân máy của động cơ đốt trong… Do chịu được ma xát tốt nên gang xám còn được sử dụng để đúc ổ trượt và bánh răng hay đúc các loại van công nghiệp.
Gang dẻo
- Gang dẻo là loại gang trắng do người Anh phát minh ra được ủ trong thời gian dài (đến vài ngày) ở nhiệt độ từ 850 – 1050⁰C để tạo thành một loại gang có tính dẻo cao. Đây là vật liệu có độ bền cao lại kế thừa được những tính chất tốt vốn có của gang, thậm chí có thể thay thế cho thép trong rất nhiều ứng dụng mà các loại gang khác không có khả năng.
- Gang dẻo còn gọi là gang dễ uốn, gang rèn. Có nền kim loại là ferit, peclit, hoặc ferit – peclit. Đây là loại gang có điểm nóng chảy thấp, độ chảy loãng tốt, tính đúc tốt, dễ gia công, có khả năng chịu mài mòn, nên giá thành gia công rất thấp, do đó gang được sử dụng trong rất nhiều chi tiết, lĩnh vực khác nhau.
- Trong cấu trúc gang dẻo, cacbon ở dạng nốt sần hình cầu chứ không phải dạng vảy như gang xám. Điều đó làm cho gang dẻo có độ bền kéo thấp hơn gang cầu nhưng lại cao hơn nhiều so với gang xám. Tuy nhiên trong thực tế chúng ít được sử dụng hơn gang xám do giá thành cao và công nghệ chế tạo khá phức tạp. Gang xám chỉ được sử dụng khi cần chế tạo các chi tiết cần chịu va đập, hình dạng phức tạp và có độ dày không quá 50mm. Như: chi tiết máy trong các máy nông nghiệp, ô tô, máy kéo, máy dệt…
- Ký hiệu của gang dẻo theo tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam TCVN 1659 – 75 ký hiệu gang dẻo gồm 2 phần, các chữ cái chỉ loại gang: GZ và hai số tiếp theo chỉ độ bền kéo và độ độ giãn dài tương đối tính theo %.
- Gang dẻo ít sử dụng hơn gang xám mặc dù có cơ tính tổng hợp cao, tuy nhiên giá thành gang dẻo khá cao so với gang xám vì công nghệ chế tạo nó phức tạp. Chính vì lý do trên mà gang dẻo chỉ dùng làm vật liệu chế tạo chi tiết máy khi thỏa mãn 3 điều kiện sử dụng sau:
+ Chịu va đập và chịu kéo
+ Hình dạng phức tạp
+ Chi tiết có dạng thành mỏng (thường là 20 – 30mm, dày nhất là 40 – 50mm)
- Gang dẻo được dùng làm các chi tiết máy trong các máy nông nghiệp, ô tô, máy kéo, máy dệt… Các loại van này thường là GC20, GC40, GC200…
Gang cầu
- Gang cầu là loại gang dạng cầu tròn. Nhờ kết cấu dạng quả cầu – dạng thu gọn nhất, nên gang cầu có độ dẻo dai cao, đặc biệt sau khi nhiệt luyện thích hợp. Chính điều này quyết định độ bền kéo cao nhất trong các loại gang thuộc nhóm graphit. Giới hạn bền kéo và giới hạn chảy khá cao: σb=400-800 Mpa, σ0.2=250-600 Mpa, tương đương với thép cacbon chế tạo máy. Độ dẻo và độ dai: δ=2-15%, aK=300-600 kJ/m2, tuy kém thép song cao hơn gang xám rất nhiều.
- Bề ngoài của gang cầu cũng có màu xám tối như gang xám. Nên khi nhìn bề ngoài rất khó để phân biệt rõ hai loại gang này. Tuy nhiên ta có thể dựa vào dấu hiệu co ngót ở sản phẩm gang cầu (gang cầu dễ tạo thành lõm co và xốp co), hoặc bằng cách gõ vào sản phẩm, sản phẩm gang cầu sẽ có tiếng kêu trong và thanh (rất vang), còn sản phẩm gang xám sẽ có tiếng kêu đục, trầm.
- Gang cầu cũng có tổ chức tế vi như gang xám. Tuy nhiên graphit lại có dạng thu nhỏ là hình cầu. Chính vì thế mà gang cầu có độ bền kéo và độ dẻo cao hơn gang xám rất nhiều. Đồng thời giúp cho gang cầu duy trì được 70% – 90% độ bền của nền kim loại. Khiến cho nó vừa có tính chất của thép lại vừa có tính chất của gang. Vì thế mà trong một số trường hợp người ta thường sử dụng gang cầu để thay thế thép. Nhất là khi cần chế tạo các chi tiết có hình dạng phức tạp nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
- Ngoài ra chúng còn được sử dụng để sản xuất các chi tiết chịu lực lớn và chịu tải trọng va đập, mài mòn như trục khuỷu, cam, bánh răng….
- Gang cầu theo TCVN được ký hiệu bằng hai chữ GC với hai cặp chữ số chỉ giá trị tối thiểu của giới hạn bền kéo và độ dẻo của gang. Gang cầu ferit mác GC40-10 có giới hạn bền kéo > 400 MPA và độ dãn dài tương đối 10%.
- Việc sử dụng gang cầu vào công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.Đơn cử như sau: Giá 1 tấn vật đúc loại gang cầu rẻ hơn vật đúc bằng thép hợp kim từ 30% – 35%, rẻ hơn bằng hợp kim màu 3 đến 4 lần và rẻ hơn loại phôi thép rèn từ 2 đến 3 lần. Chính vì vậy, do giá thành rẻ nên gang cầu được dùng nhiều để thay thế thép và gang dẻo.
Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn xin vui lòng liên hệ tới HOTLINE: 0969 103 458 để được chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhất. Hiện nay Van Nhập Khẩu có rất nhiều loại van làm bằng chất liệu gang, cùng với các chất liệu khác như đồng, inox, thép,… quý khách hàng quan tâm tới sản phẩm xin vui lòng liên hệ.
Cập nhật lúc 17:08 – 16/05/2024
4.2/5 - (17 bình chọn) Trịnh DungTrịnh Dung là cử nhân Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Dung từng tham gia nhiều cuộc thi và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi viết báo chí. Trịnh Dung có hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc viết bài liên quan đến báo chí,pháp luật, van công nghiệp. Hiện đang công tác và làm việc tại Van nhập khẩu Âu Việt
Từ khóa » Chất Liệu Gang
-
Gang – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gang Là Gì? Tính Chất Và Phân Loại Gang Trắng, Gang Graphit
-
4 Vật Liệu Gang được Sử Dụng Trong đúc Gang Cơ Khí
-
Gang Là Gì | Một Số đặc điểm Thành Phần Cấu Tạo Của Gang - Vimi
-
Gang Là Gì? Những ứng Dụng Không Thể Bỏ Qua Của Gang
-
Giới Thiệu Chung Về Gang, Các Loại Gang Phổ Biến Hiện Nay
-
Gang Là Gì? Những Loại Vật Liệu Gang Tốt Nhất - Tuấn Hưng Phát Valve
-
GANG LÀ GÌ? ĐẶC TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU GANG
-
Gang Là Gì? Đặc Tính Của Các Loại Gang Cầu, Gang Xám Và Gang Dẻo
-
Đặc điểm Của Gang Là Gì? - Cơ Khí Alpha Tech
-
Phân Biệt Vật Liệu Gang Dẻo | Gang Cầu | Gang Xám | Gang Trắng
-
Gang Là Gì? Tìm Hiểu Đặc Điểm Và Ứng Dụng Chi Tiết - Nắp Hố Ga
-
Gang Là Gì? Kiến Thức Tổng Quan Từ A-Z - Monkey