Gánh Bún Suông Ba đời ở Vỉa Hè Sài Gòn - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Trở lại Du lịch
  • Du lịch
  • Tư vấn
  • Ăn gì
Thứ tư, 2/12/2020, 07:37 (GMT+7) Gánh bún suông ba đời ở vỉa hè Sài Gòn

Gánh hàng của cô Lương không tên không biển hiệu, chỉ treo chữ "Bán bún suông" ở đầu gánh. Từ 6h - 9h, cô bán hết 20 kg bún.

Cô Phạm Thị Lương (52 tuổi), nhà ở quận 7, TP.HCM là đời thứ 3 của gánh bún suông ở số 183/41, bến Vân Đồng, quận 4, TP.HCM. Mỗi ngày cô thức từ 2 giờ sáng để nấu nước lèo và chuẩn bị nguyên liệu bán bún. Đúng 4 giờ, cô cùng chồng đẩy xe bún sang quận 4 để dọn quán, 6 giờ là khách có tô bún suông nóng hổi vừa thổi vừa ăn trên tay.

Cô Phạm Thị Lương (52 tuổi), ngụ quận 7, TP HCM là đời thứ 3 của gánh bún suông tại số 183/41, bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Mỗi ngày cô thức từ 2h sáng để nấu nước lèo và chuẩn bị nguyên liệu bán bún. Đúng 4h, cô cùng chồng đẩy xe sang quận 4 để dọn quán, 6h là khách có tô bún suông nóng hổi vừa thổi vừa ăn trên tay.

Cô Lương kể công việc bán bún suông là nghề bên chồng, còn quê cô ở Đồng Nai và làm phụ hồ. Năm 19 tuổi, cô theo chồng về TP.HCM sinh sống, theo mẹ chồng phụ dọn bàn, rửa chén rồi được mẹ chồng truyền lại gánh bún đã có từ thời bà nội của chồng.

Cô Lương kể công việc bán bún suông là nghề bên chồng, còn quê cô ở Đồng Nai và làm phụ hồ. Năm 19 tuổi, cô theo chồng về TP HCM sinh sống, theo mẹ chồng phụ dọn bàn, rửa chén rồi được truyền lại gánh bún có từ thời bà nội của chồng.

Lúc đó, cô thấy việc nấu bún suông không khó, nhưng để bán bún suông đắt là không dễ: Ngày mới bán, tôi làm chậm lắm, múc nước lèo, tương ớt rất lâu, nghĩ mình không có duyên mua bán. Còn khách thì cứ nghĩ tôi bán bún riêu, khi biết tôi bán bún suông, họ thấy lạ, lại ăn rồi dần đông. Bây giờ thì tôi thích bán bún. Vào thứ bảy, chủ nhật tôi làm không kịp bán luôn.

Ban đầu, cô thấy việc nấu bún suông không khó, nhưng để bán đắt khách là không dễ. "Ngày mới bán, tôi làm chậm lắm, múc nước lèo, tương ớt rất lâu, nghĩ mình không có duyên mua bán. Khách cứ nghĩ tôi bán bún riêu, hỏi nhiều đến mức mà tôi phải để tấm bảng 'bún suông'. Thấy lạ, họ ăn thử, và cứ thế quán dần dần đông. Vào thứ bảy, chủ nhật tôi làm không kịp bán", cô tâm sự.

Tô bún suông của cô Lương gồm tôm, giò heo hoặc thịt nạc, huyết luộc cộng thêm suông, thành phần làm nên điểm nhấn của món bún này. Suông là phần thịt nạc tôm được giã nhuyễn trộn với bột, nêm nếm vừa ăn để khi nấu chín giữ được độ dẻo, dai vừa và có độ ngọt, thơm của tôm. Khi ăn, chấm phần suông với nước chấm pha bằng tương ngọt và nước mắm me.

Tô bún suông của cô Lương gồm tôm, giò heo hoặc thịt nạc, huyết luộc cộng thêm suông (đuông), thành phần làm nên điểm nhấn của món bún này. Suông là phần thịt nạc tôm được giã nhuyễn trộn với bột, nêm nếm vừa ăn để khi nấu chín giữ được độ dẻo, dai vừa và có độ ngọt, thơm của tôm. Khi ăn, thực khách chấm suông với nước chấm pha bằng tương ngọt và nước mắm me.

Tên gọi bún suông cũng bắt nguồn từ việc nặn hình phần thịt này giống con đuông dừa, nhưng có người cũng gửi gắm vào món ăn với những điều suôn sẻ trong cuộc sống.

Tên gọi bún suông cũng bắt nguồn từ việc nặn hình phần thịt này giống con đuông dừa, nhưng có người cho rằng cái tên là mong muốn gửi gắm vào món ăn những điều suôn sẻ trong cuộc sống.

Tô bún của cô Lương có giá 40.000 đồng, trong 3 giờ đồng hồ cô có thể bán hết 20kg bún tươi. Gánh bún cũng trở nên thân quen qua 3 thế hệ với người dân quận 4 vào mỗi sáng.

Tô bún của cô Lương có giá 40.000 đồng. Trong 3 giờ, cô có thể bán hết 20 kg bún tươi. Gánh bún ba đời cũng trở nên thân quen với cư dân quận 4 vào mỗi sáng.

Bà nội, mẹ chồng của cô Lương đều không phải người Trà Vinh, cả cô cũng chưa từng đến Trà Vinh, quê hương của món đặc sản bún suông nổi tiếng này, nhưng trong những năm làm nghề, cô nói rằng món bún của cô chưa có thực khách nào chê, trừ khi họ không biết cách thưởng thức. Lần đầu tiên khách đến quán, người ta hỏi tôi giới thiệu ngắn gọn bún suông, người ta thấy lạ người ta ăn thử. Hỏi riết mà cô phải để tấm bảng là bún suông vì người ta cứ nhầm bún riêu, cô Lương cho hay.

Bà nội, mẹ chồng của cô Lương đều không phải người Trà Vinh, và ngay cả cô cũng chưa từng đến Trà Vinh, quê hương của món bún suông nổi tiếng này. Nhưng trong những năm làm nghề, cô nói rằng món bún của cô "chưa có khách nào chê, trừ khi họ không biết cách thưởng thức".

Huỳnh Nhi

  • Quán sủi cảo dùng micro gọi món cho khách
  • Bún măng bò xuất xứ phương Tây
  • Burger 'đĩa bay' ở Sài Gòn
  • Mì lá sen tôm giòn kiểu Hong Kong
  • Quán cà phê cho người mê xe đạp ở Sài Gòn
  • Quán cua Cà Mau chỉ từ 150.000 đồng hai con
Trở lại Du lịchTrở lại Du lịch Copy link thành công Nội dung được tài trợ ×

Từ khóa » Bún Suông Chị Diệu