Gánh Nặng Thuốc Lá Và Kinh Tế Xã Hội - Báo Đồng Tháp
Có thể bạn quan tâm
Thuốc lá từ lâu đã trở thành một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới từng phải đối mặt và đã giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm trên khắp thế giới. Hơn 7 triệu người trong số đó tử vong là do sử dụng thuốc lá trực tiếp, trong khi khoảng 1,2 triệu người là kết quả của việc những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc. Các chuyên gia y tế cảnh báo, thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, liên quan đến các căn bệnh như: phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch, ung thư... Có đến trên 90% người bệnh ung thư phổi có hút thuốc lá. Nếu người hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 26 lần so với người không hút thuốc.
Hình ảnh người nông dân thu hoạch thuốc lá (nguồn Internet)
Tất cả các dạng thuốc lá đều có hại và không có mức phơi nhiễm thuốc lá nào là an toàn. Hút thuốc lá là hình thức sử dụng thuốc lá phổ biến nhất trên toàn thế giới. Các sản phẩm thuốc lá khác bao gồm thuốc lào, các sản phẩm thuốc lá không khói khác nhau, xì gà, thuốc lá cuộn, thuốc lào, bidis và kreteks cũng gây tổn hại đến sức khỏe, tuy nhiên lại có ít người dùng hiểu rõ điều này.
Sử dụng thuốc lá không khói có khả năng gây nghiện cao và gây hại cho sức khỏe. Thuốc lá không khói có chứa nhiều độc tố gây ung thư và việc sử dụng nó làm tăng nguy cơ ung thư đầu, cổ, họng, thực quản và khoang miệng (bao gồm ung thư miệng, lưỡi, môi và nướu) cũng như các bệnh răng miệng khác nhau.
Hơn 80% trong số 1,3 tỷ người sử dụng thuốc lá trên toàn thế giới sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi gánh nặng bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc lá là nặng nề nhất. Sử dụng thuốc lá góp phần gây ra đói nghèo bằng cách chuyển hướng chi tiêu của hộ gia đình từ các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và chỗ ở sang thuốc lá do tính chất gây nghiện cực mạnh khó có thể bỏ được trong thời gian ngắn.
Các chi phí kinh tế của việc sử dụng thuốc lá là rất lớn. Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe bản thân, tăng nguy cơ bệnh lý và tổn thương tâm lý mà còn làm tăng gánh nặng kinh tế gia đình khi phải bỏ ra các chi phí đắt đỏ điều trị các bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra cũng như nguồn nhân lực bị mất do bệnh tật và tử vong sớm do thuốc. Một khi kinh tế gia đình không đảm bảo dễ làm phát sinh các vấn đề tệ nạn xã hội như: trộm cướp, buôn bán trái phép ma túy, mại dâm, bạo lực làm mất an ninh trật tự xã hội.
Ngoài việc gây tổn thất kinh tế ở cấp quốc gia như tăng chi phí chữa bệnh do hút thuốc gây ra, giảm năng suất lao động thì một lượng chất thải do dụng cụ hút thuốc, nhất là đối với thiết bị thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng bao gồm nhiều thành phần (nhựa, pin, bảng mạch điện, lọ dung dịch...), khi bị vứt bỏ dưới dạng vỡ, nát có thể phát tán ra môi trường các chất độc hại như kim loại, axit, nicotine... gây nổ, hủy hoại môi trường.
Hút thuốc gây lãng phí phần đáng kể nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của các gia đình nghèo. Tiền mua thuốc lá làm giảm chi cho giáo dục, lương thực và chăm sóc sức khỏe hộ gia đình. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tại Australia là 7%, ở Hungary là 10,4% và ở nông thôn tây nam Trung quốc là 11%. Ở Bangladesh, nếu 2/3 số tiền mua thuốc lá được dùng để mua thức ăn thì khoảng 10 triệu người sẽ tránh được suy dinh dưỡng.
Tuyên truyền trực quan phòng, chống tác hại thuốc lá
Ở một số quốc gia, trẻ em từ các hộ gia đình nghèo được thuê làm nghề trồng thuốc lá để tăng thu nhập cho gia đình. Những người nông dân trồng thuốc lá cũng phải đối mặt với một số rủi ro về sức khỏe, trong đó có chứng “bệnh thuốc lá xanh - nông dân trồng thuốc lá thường không mang bao tay, tiếp xúc với lá thuốc tươi trong môi trường ẩm ướt đã bị chất nicotine thấm qua da với liều lượng khá lớn biểu hiện ra ngoài các triệu chứng như choáng váng, nôn, đau đầu...”.
Tại Việt Nam, mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá có những đóng góp cho ngân sách Quốc gia nhưng phần đóng góp không đủ để bù đắp những tổn thất kinh tế và sức khỏe do sử dụng thuốc lá gây ra đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Năm 2012, người dân Việt Nam đã chi cho việc mua thuốc lá là 22 nghìn tỷ đồng. Các hộ nghèo tại Việt Nam đã tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá. Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp. Ở những hộ này, khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay giáo dục. Nếu người hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc trả tiền học cho con cái của mình.
Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) do hút thuốc gây ra trong năm 2011 là hơn 23 nghìn tỷ đồng. Các tổn thất Việt Nam chưa tính được do sử dụng thuốc lá bao gồm chi phí điều trị 22 bệnh còn lại (tại Thái Lan tổng chi phí này là hơn 414 triệu USD/năm); chi phí giảm hoặc mất năng suất lao động do mắc bệnh và tử vong sớm liên quan đến thuốc lá, (tại Mỹ là 167 tỷ USD/năm, Úc là 23 tỷ USD/năm); chi phí nghỉ giữa giờ để hút thuốc, tổn thất do cháy nổ liên quan đến thuốc lá, chi phí vệ sinh môi trường tăng...
MỸ HẠNH
Từ khóa » Tác Hại Của Thuốc Lá đối Với Kinh Tế Gia đình
-
Hút Thuốc Lá Gây Tổn Thất Nặng Nề Về Kinh Tế.
-
Thuốc Lá Gây Tổn Hại Kinh Tế Gia đình - Đoàn Thanh Niên
-
Thuốc Lá Và Những Tổn Hại Về Kinh Tế - Soyte@.vn
-
Tác Hại Của Thuốc Lá đối Với Sức Khỏe Con Người Và Kinh Tế- Xã Hội
-
Sử Dụng Thuốc Lá - Gánh Nặng Với Túi Tiền Của Gia đình (phần 2)
-
Những Tác Hại Của Thuốc Lá đối Với Kinh Tế Và Xã Hội
-
Thuốc Lá - Mối đe Dọa Tới Môi Trường Của Chúng Ta
-
Bài Tuyên Truyền Phòng Chống Tác Hại Thuốc Lá
-
Hút Thuốc Lá Thụ động - Tác Hại Của Hút Thuốc Lá
-
Thuốc Lá Gây Ra 25 Nhóm Bệnh, Tổn Thất Hơn 23.000 Tỷ Mỗi Năm
-
Tác Hại Của Thuốc Lá đến Sức Khỏe - Môi Trường
-
Phòng Chống Thuốc Lá
-
Thuốc Lá Gây Ra Cái Chết Của Hơn 8 Triệu Người Mỗi Năm, Và 'tạo Nên ...
-
Bản In - Sở Y Tế