Gạo Huyết Rồng Là Gì? Những Lưu ý Quan Trọng Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Gạo huyết rồng mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe là băn khoăn của nhiều chị em khi tìm hiểu về thực phẩm này. Mời bạn cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây!
Gạo huyết rồng xuất xứ từ đâu?
Gạo huyết rồng (hay gạo đỏ) có tên khoa học là Oryza sativa L, nguồn gốc từ những vùng khí hậu nhiệt đới châu Phi. Ở Việt Nam, gạo huyết rồng được trồng nhiều ở vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.
Nhiều người nhầm lẫn gạo huyết rồng là gạo lứt nhưng thực tế đây là hai loại gạo khác nhau.
Gạo lứt là loại chỉ xay sơ qua và vẫn còn lớp bọc cám, khi bẻ đôi hạt gạo bạn sẽ thấy lõi có màu trắng. Trong khi đó, gạo huyết rồng khi bẻ đôi thì bên trong có màu đỏ nâu. Gạo huyết rồng được nhiều người ưa thích nhờ vị ngon, lạ miệng. Càng nhai lâu, bạn càng cảm nhận được vị bùi bùi, ngọt dịu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Gạo tím than là gì?
Gạo huyết rồng có bao nhiêu calo?
Gạo huyết rồng được biết đến là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, chứa nhiều dinh dưỡng như: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, các vitamin B1, B2, B5, B6 và các acid như para aminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), phytic.
Cứ mỗi 100 gram gạo huyết rồng sau khi được nấu chín sẽ cung cấp 189 kCal. Bên cạnh đó, gạo huyết rồng còn chứa các nguyên tố vi lượng như: calci, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali, natri.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, gạo huyết rồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
– Giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
– Tạo cảm giác no lâu, từ đó giúp giảm cân
– Ngăn ngừa bệnh hen suyễn
– Tốt cho sức khỏe của xương
– Hỗ trợ tiêu hóa
– Cải thiện sức khỏe làn da của bạn
>>> Có thể bạn quan tâm: Tỏi Lý Sơn và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Cách nấu gạo huyết rồng
Để nấu gạo huyết rồng bạn có thể sử dụng nồi cơm điện thông thường hoặc nồi áp suất. Khác với những loại gạo khác, gạo huyết rồng rất cứng, do đó để gạo chín mềm, nở đều và dẻo thì nên ngâm gạo khoảng 20 tiếng trước khi tiến hành nấu cơm. Ngoài ra, khi nấu, gạo huyết rồng cũng cần nhiều nước hơn gạo trắng bình thường, tỉ lệ nên là 1:3 hoặc 1:4. Sau khi cơm gạo huyết rồng chín, bạn có thể ăn kèm cơm gạo huyết rồng với muối vừng (mè) hoặc đậu phộng để tăng thêm hương vị.
Các món ăn từ gạo huyết rồng
Gạo huyết rồng có thể được chế biến ra một số món ăn hấp dẫn, tốt cho sức khỏe như:
Nước gạo huyết rồng rang
Để làm loại nước này, bạn cần bắc chảo lên bếp, rang đều cho đến khi gạo chuyển sang màu đỏ đậm và có mùi thơm. Khi gạo đã nguội hẳn, bạn có thể cho vào hũ bảo quản để dùng dần. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy một nắm gạo huyết rồng đã rang và đun cùng với 3 lít nước, đun lửa nhỏ, thêm 1 chút muối cho đến khi gạo chín mềm. Sau khi nguội, bạn lọc lấy phần nước và uống trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến bằng cách ngâm 50g gạo lứt đã rang với 800ml nước nóng già và hãm khoảng 2 tiếng là có thể sử dụng được.
Nấu lẩu cháo huyết rồng
Đầu tiên, bạn cần ngâm gạo huyết rồng cho mềm rồi nấu cùng với nước dùng được ninh từ xương hay rau củ trong khoảng ba giờ sao cho hỗn hợp nhuyễn với nhau và nước lẩu có màu nâu nhạt. Cho vào nước lẩu các loại hải sản như tôm, mực, sò hoặc thịt heo, nấm, bông bí, rau muống, cà rốt. Phần cháo huyết rồng bạn có thể ăn kèm với gừng thái sợi, hành, ngò băm, chanh, ớt, tiêu để tăng thêm hương vị.
Cơm huyết rồng
Món cơm này rất nổi tiếng tại Đồng Tháp, gạo huyết rồng sau khi ngâm với nước sẽ được trộn với hạt sen và bọc trong lá sen để hấp chín. Sau khi chín, cơm gạo huyết rồng có màu sắc bắt mắt, có vị ngọt thanh, béo bùi và thơm của hạt sen. Món cơm gạo huyết rồng với lá sen còn được ăn với lạp xưởng, trứng hoặc cùng với mỡ hành phi thơm.
Những lưu ý khi sử dụng gạo huyết rồng
Gạo huyết rồng và gạo lứt thường bị nhầm lẫn bởi bề ngoài cũng của chúng. Sự nhầm lẫn này có thể mang lại một số rắc rối về sức khỏe.
Theo đó, nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường có tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn khi nhầm lẫn sử dụng giữa gạo huyết rồng và gạo lứt. Bởi gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết 75.1 – thuộc nhóm không phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường. Trong khi đó, chỉ số đường huyết trong gạo lứt thuộc nhóm thấp và phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt có gì đặc biệt?
Do đó, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường muốn áp dụng phương pháp thực dưỡng với gạo lứt cần tránh mua nhầm gạo huyết rồng. Bởi điều này không giúp tình trạng bệnh cải thiện mà còn khiến bệnh nặng hơn.
Vừa rồi là những thông tin dinh dưỡng, tác dụng của gạo huyết rồng với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích để tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình với gạo huyết rồng. Chúc bạn sẽ có những bữa cơm gia đình đầm ấm và sáng tạo nên những món ăn mới mẻ.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Chỉ Số Gì Của Gạo Lứt Huyết Rồng
-
Gạo Huyết Rồng Không Phải Là Gạo Lứt - Báo Tuổi Trẻ
-
Người Tiểu đường Có Nên ăn Gạo Lứt Huyết Rồng? - H&H Nutrition
-
GẠO LỨT ĐỎ - GẠO HUYẾT RỒNG - SỰ NHẦM LẪN TAI HẠI
-
Gạo Huyết Rồng Và Gạo Lứt Có Gì Khác Nhau? - Bách Hóa XANH
-
Gạo Lứt Huyết Rồng Là Gì? Tác Dụng Và Lưu ý Từ Chuyên Gia?
-
Gạo Lứt Huyết Rồng Có Phải Là Gạo Lứt đỏ Không, Bệnh Nhân Tiểu ...
-
【CẦN BIẾT】Chỉ Số đường Huyết Của Gạo Lứt
-
Chỉ Số Gì Của Gạo Lứt Huyết Rồng
-
Mắc Bệnh Tiểu đường ăn Gạo Lứt Huyết Rồng Có Khỏi Không
-
Gạo Lứt Huyết Rồng Là Gì?
-
Top 15 Gạo Lứt Huyết Rồng Có Nhiều đường Không
-
Tác Dụng Của Gạo Lứt Huyết Rồng Cho Sức Khỏe Vàng
-
Phân Biệt Gạo Lứt Và Gạo Huyết Rồng - VnExpress
-
Gạo Huyết Rồng - Loại Gạo Quý Từ Vùng Nước Ngập Sâu - YouMed