Gào Khóc: Tại Sao Trẻ Gào Khóc Và Cách Xử Lý
09 January, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Tại sao trẻ học mẫu giáo gào khóc?
Trẻ ở lứa tuổi học mẫu giáo phụ thuộc hầu hết vào người lớn về thức ăn, đồ uống, tình yêu, đồ chơi, phương tiện đi lại và tên gọi của chúng. Trẻ phải gây sự chú ý của người lớn để có được những thứ chúng muốn và đó là điều một thách thức. Gào khóc là âm thanh trẻ tạo ra khi cảm thấy bất lực và vì vậy chúng diễn đạt yêu cầu bằng chất giọng ngày càng cao để gây sự chú ý của người khác. “ Trẻ làm những điều chúng muốn và đứa trẻ gào khóc là đang tìm kiếm sự phản hồi – bất kì sự phản hồi nào, ý kiến của Jane Nelsen, đồng tác giả cuốn Luật lệ tích cực từ A – Z. Vì vậy, nếu không có một phản hồi tích cực thì một phản hồi tiêu cực cũng được.
Làm gì khi trẻ gào khóc?
Xác định vấn đề. Trước khi bạn dỗ dành để trẻ thôi khóc bạn phải đảm bảo rằng trẻ biết những gì bạn đang nói tới. Người lớn thường mặc định rằng trẻ biết gào khóc là gì và cũng nhận ra sự khó chịu của âm thanh đó – nhưng điều đó không quan trọng. Khi nghe thấy trẻ gào khóc, bạn hãy bảo trẻ dùng giọng bình thường của chúng. Nếu trẻ không nghe, bạn hãy giải thích và làm thử cho trẻ thấy. Một vài chuyên gia gợi ý bạn nên thu âm giọng con bạn khi chúng gào khóc và khi nói chuyện bình thường. Khi cả 2 mẹ con cùng đang có tâm trạng tốt, hãy mở bản thu âm và nói chuyện với trẻ về điều đó. Giải thích cho trẻ hiểu rằng âm thanh khi gào khóc rất khó chịu và làm cho mọi người ngừng nghe. Hãy cùng trẻ luyện tập giọng nói “tốt” và “không tốt lắm” – khi nghe giọng bạn lúc thử khóc thét lên sẽ có thể làm trẻ cười.
Thừa nhận nhu cầu cần được chú ý của trẻ. Trẻ học mẫu giáo đôi khi dùng cách gào khóc khi chúng không được cha mẹ lắng nghe. Đó là lý do bạn sẽ thường nghe thấy trẻ gào khóc khi bạn đang nói chuyện với người khác hoặc đang chăm chú vào một công thức nấu ăn. Tóm lại, bất cứ khi nào bạn tập trung vào việc gì đó khác trong khi trẻ cần sự giúp đỡ của bạn, trẻ sẽ bắt đầu gào khóc.
Bất cứ khi nào con bạn yêu cầu gì đó một cách vui vẻ, hãy cố gắng phản hồi lại ngay lập tức nếu có thể. Tất nhiên, bạn không khuyến khích trẻ “cần” bạn mọi lúc khi đang nói chuyện với ai đó, vậy nên hãy giải thích với trẻ: “Nếu thực sự quan trọng, hãy lịch sự cắt ngang mà không được gào khóc và mẹ sẽ đáp ứng cho con. Nhưng nếu con có thể đợi thì hãy đợi mẹ xong việc đã”. Nếu bạn đang làm gì đó, hãy dành 1 chút thời gian để nghe nhu cầu của con bạn và hẹn sẽ trả lời con vào lúc nào đó và thực hiện theo lời hẹn (ví dụ như “Con yêu, mẹ biết là con cần mẹ xem cho chiếc xe đap; hãy đợi mẹ khoảng 2 phút rồi mẹ sẽ giúp con”). Hãy chắc chắn rằng quãng thời gian đợi là hợp lý với trẻ. Trẻ có thể kiên nhẫn đợi bạn khoảng 5 phút. Tốt nhất bạn không nên nói “Lát nữa” một cách mơ hồ. Và cũng nên tán dương trẻ khi đã đợi bạn.
Chỉ cho trẻ cách tốt hơn khi nêu vấn đề. Đôi khi trẻ gào khóc bởi không thể bày tỏ cảm xúc vì vậy bạn nên giúp trẻ nhận biết các cảm xúc. Chẳng hạn, bạn có thể nói với trẻ “Mẹ biết là con đang buồn. Có phải là vì mẹ không dẫn con đi bơi cùng Jennie bây giờ không?”. Điều này sẽ giúp bạn nói chuyện được với trẻ.
Trẻ ở lứa tuổi học mẫu giáo đã đủ lớn để hiểu được cảm giác của bạn khi trẻ gào khóc, dù vậy thời điểm tốt nhất để nói chuyện với trẻ về điều này không phải là lúc trẻ đang lên giọng . Khi cả 2 đã bình tĩnh, hãy bảo trẻ rằng :” Mẹ không thích cách mà con đòi ăn kem chiều nay. Nếu con thực sự muốn gì đó, con sẽ có cơ hội tốt hơn nếu con hỏi xin một cách nhẹ nhàng”.
Hãy dành thời gian đều đặn để đọc truyện cùng, chơi game hoặc vui đùa cùng trẻ - trước khi trẻ phàn nàn. Cảm ơn trẻ khi trẻ nhớ yêu cầu bạn một cách lịch sự. Khi trẻ thấy rằng các phương pháp khác để nêu ra yêu cầu có hiệu quả hơn gào khóc, trẻ sẽ thôi không gào khóc.
Tránh những tác nhân gây gào khóc. Trẻ quấy khóc khi trẻ đói hoặc mệt mỏi. Đưa một đứa trẻ đang đói đến cửa hàng tạp hóa trước bữa ăn tối và bắt chúng phải hiểu rằng bánh quy sẽ làm chúng đầy bụng không ăn được bữa chính thì quá bằng là bạn đang thách thức sự kiên nhẫn của trẻ - việc này thường sẽ kết thúc bằng “tai họa”. Thay bằng việc như vậy, hãy cho trẻ ăn trước khi bạn đi hoặc gói theo một ít đồ ăn nhẹ (như bánh snack) để trẻ có thể ăn trên đường đi hay trong cửa hàng. Như vậy, cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn với cả bạn và bé nếu bạn có thể tránh đưa trẻ vào những tình huống như vậy.
Phản ứng nhất quán: Dù đòi hỏi của trẻ là hợp lý hay không, điều quan trọng là bạn phải để trẻ biết rằng cách mà trẻ đòi hỏi là không hiệu quả. Nói với trẻ rằng: “Mẹ không thể hiểu được khi con cứ nói chuyện kiểu đó. Con hãy nói bình thường và mẹ sẽ rất vui lòng nghe con nói”. Hãy giữ nét mặt và giọng nói của bạn bình thường (tức giận lúc này chỉ như đổ thêm dầu vào lửa). Một số trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ phản hồi tốt hơn với những gợi ý hình ảnh; bạn thử lấy tay bịt tai và nheo mắt với vẻ đau đớn để ra dấu bạn đang nghe trẻ hét lên (bạn bịt cụp tai vào và cười nhẹ nhàng nếu bạn không làm như trên). Quan trọng nhất là phải tiếp tục nói và làm những việc như trên và không nhân nhượng với trẻ. “Biến bạn trông giống như trò chơi trúng thưởng ở Las Vegas”, Lisa Levi, một bà mẹ từng trải chia sẻ. “Con bạn dùng đòn bẩy và tiếp tục đẩy đòn bẩy. Một lần nó thắng – cho dù có thua 12 lần – nó vẫn sẽ nghĩ trò chơi trúng thưởng là cơ hội tốt để nó đặt cược kiếm tiền và đó không phải là điều mà bạn muốn con học được”
Chuyển đổi cách cư xử cũng quan trọng như việc phản hồi nhất quán: khi con bạn đòi hỏi với giọng điệu bình thường, hãy phản hồi trẻ ngay lập tức để trẻ thấy là chúng làm như vậy là tốt và có kết quả. Đừng cảm thấy bị bắt buộc khi phải đáp ứng gì cho trẻ khi trẻ đòi hỏi mà không mè nheo. Hãy đồng cảm và khen ngợi trẻ: “ Mẹ xin lỗi nhưng con không thể chơi vào giờ này được, giờ là lúc đi ngủ. Cảm ơn con vì con đã nói rất nhẹ nhàng”.
Thờ ơ hoặc giả vờ thờ ơ khi trẻ quấy khóc quá đà. Điều cuối cùng mà bạn muốn con bạn học được là việc hét lên ở giữa đám đông không phải là cách tốt để đạt được điều trẻ muốn, vì vậy hãy kiên định với nguyên tắc bạn đặt ra. Không kể là bạn ở đâu, với ai và con bạn dùng giọng điệu như nào, hãy giữ bình tĩnh. Đừng nổi xung cũng đừng nhân nhượng (chẳng hạn bạn nói với trẻ: “Oh, tiếp tục đi nào. Hãy làm bất kì điều gì con muốn”). Thậm chí nếu sự nhân nhượng tức thời làm bạn khuây khỏa, sau này bạn sẽ phải nghe nhiều hơn tiếng gào khóc của trẻ.
Medshop.vn dịch
Theo Babycenter
- Tweet
Từ khóa » Em Bé Gào
-
Biểu Hiện Và Cách Xử Trí Khi Trẻ Quấy Khóc Không Rõ Nguyên Nhân
-
Đoán ý Trẻ Qua Tiếng Khóc Của Trẻ | Vinmec
-
Trẻ Hay Khóc đêm: Khi Nào Là Bất Thường? | Vinmec
-
Tìm Hiểu Hội Chứng Quấy Khóc ở Trẻ Sơ Sinh
-
Em Bé Gào Khóc Khi ảnh Cưới Bố Mẹ Không Có Mình - VTC News
-
Làm Gì Khi Con ăn Vạ? - VnExpress
-
Bé Gái Gào Khóc Vì Bị Bố Mẹ Cho Vào Thùng Nước để đi Làm - Infonet
-
Nguyên Nhân Trẻ Khóc đêm Là Gì & 5 Mẹo Chữa Trẻ Khóc đêm
-
Bé Khóc đòi Mẹ, Phải Làm Sao? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Truyện Mẹ Em Bé Và Bố - Gào - Full - Hoangforever - ZingTruyen
-
Clip: Em Bé Mắc Kẹt Trong ô Tô Gào Khóc, Bố Mẹ đứng Ngoài Lập Tức ...
-
Bảy Lý Do Trẻ Nhũ Nhi Khóc Và Cách Dỗ
-
Mẹ, Em Bé Và Bố By Gào - Goodreads