Gạo Lứt Là Gì? Tác Dụng Tuyệt Vời Của Gạo Lứt đối Với Sức Khỏe

Trong vài năm gần đây, “gạo lứt” nổi lên như là một nguyên liệu thực phẩm tốt cho sức khoẻ và dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về loại thực phẩm này và một số thì hiểu sai công dụng của nó. Hôm nay, cet.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp xem gạo lứt là gì và tác dụng của gạo lứt mà bạn nên biết nhé!   

  1. Gạo lứt là gì?
  2. Các loại gạo lứt
  3. Phân biệt gạo lứt và gạo lứt huyết rồng
  4. Tác dụng của gạo lứt đến sức khỏe?
  5. Ăn gạo lứt như thế nào để giảm cân?
    1. Bữa sáng
    2. Bữa trưa
    3. Bữa tối
  6. Gạo lứt khác gạo thường như thế nào
  7. Cách bảo quản gạo lứt đơn giản tại nhà
  8. Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt

gạo lứt là gì

Gạo lứt là loại gạo được xay xát bỏ lớp vỏ trấu và giữ lại lớp vỏ cám (Nguồn: Internet)

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt (người miền Nam lại gọi thành gạo lứt, người miền Bắc Trung bộ thì kêu là gạo lật) là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám (rất giàu sinh tố và nguyên tố vi lượng).

Gạo lứt và gạo trắng khác nhau ở mức độ trong quá trình xay xát, nếu gia tăng mức độ xay xát lên thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng. Thành phần dinh dưỡng của loại gạo này gồm có: tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen… và giàu vitamin như B1, B2, B3, B6…

Quản trị NHKS Tìm hiểu ngay Kỹ thuật chế biến món ăn Tìm hiểu ngay Kỹ thuật pha chế đồ uống Tìm hiểu ngay Kỹ thuật làm bánh Tìm hiểu ngay Hướng dẫn du lịch Tìm hiểu ngay Marketing Tìm hiểu ngay Tạo Mẫu Và Chăm Sóc Sắc Đẹp Tìm hiểu ngay

Các loại gạo lứt

Hiện nay trên thị trường, bạn có thể thấy nhiều loại gạo lứt khác nhau, chúng được chia thành 4 loại: gạo lứt tẻ, gạo lứt nếp, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen.

  • Gạo lứt tẻ: là các loại gạo lứt của gạo trắng thông thường, nói dễ hiểu hơn là lúa của gạo trắng được xay bỏ lớp vỏ trấu.
  • Gạo lứt nếp: gồm có gạo nếp than, gạo nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương và đặc biệt là gạo nguyên cám của giống Nếp cái hoa vàng.
  • Gạo lứt đỏ: là loại gạo được vun trồng sạch (không sử dụng thuốc trừ sâu). Sau quá trình xay xát, gạo sẽ được cho vào túi ép chân không. Đây là loại gạo rất tốt và phù hợp dành cho những người ăn chay, ăn kiêng mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Gạo lứt đen: là loại gạo chứa hàm lượng đường thấp nhưng lại rất nhiều chất xơ và hợp chất thực vật rất tốt cho sức khoẻ.

gạo lứt

Gạo lứt đen được mệnh danh là siêu ngũ cốc (Nguồn: Internet)

Phân biệt gạo lứt và gạo lứt huyết rồng

Gạo lứt huyết rồng có hạt nhỏ, màu đỏ khi gạo bị vỡ bên trong. Khi nấu chín trở nên rất thơm và béo, gạo chứa nhiều đạm, sắt, vitamin, can xi, kali… do đó huyết rồng là thực phẩm lý tưởng để bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe cho người già, trẻ em và phụ nữ.

Tác dụng của gạo lứt đến sức khỏe?

Cả đông và tây Y đều đánh giá cao những giá trị, lợi ích mà gạo lứt mang lại trong việc hỗ trợ chữa một số loại bệnh như:

  • Giảm nguy cơ bị sỏi mật (đặc biệt dành cho phái nữ vì trong đó có nhiều chất xơ không tan trong nước).
  • Tốt cho hệ thống thần kinh (nhờ giàu các chất mangan, gaba)
  • Ngăn ngừa táo bón, nhuận tràng, lợi tiểu (do hàm lượng chất xơ cao).
  • Kiểm soát lượng đường trong máu cho bệnh tiểu đường (do có lượng đường thấp)
  • Ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết
  • Giảm cholesterol và mỡ nhiễm trong máu (nhờ dầu và chất xơ)
  • Ngăn ngừa bệnh tim giúp, hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch.
  • Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể (chất xơ  giúp kiểm soát lượng kalo và tạo cảm giác no lâu).
  • Tốt cho của xương (do giàu magie, canxi)
  • Giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn (nhờ các chất magie, selen)

Ăn gạo lứt như thế nào để giảm cân?

ăn gạo lứt có giảm cân không

Gạo lứt có tác dụng giảm cân cực kì tốt nếu như ăn đúng cách (Ảnh: Internet)

Vì hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt cũng chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin B, mangan, selen và sắt, cho nên nhiều chị em đã ưa chuộng việc giảm cân bằng gạo lứt muối mè để giảm cân. Tuy nhiên, ăn như thế nào là hợp lý, bạn cần có chế độ như sau:

Bữa sáng

  • 1 ly sữa ngũ cốc 250ml gồm: bột gạo lứt, mè đen, bột hạt sen đã giã nhuyễn trộn cùng sữa tươi không đường hoặc có đường tùy vào sở thích của bạn.
  • 1 chén cơm gạo lứt muối mè và 1 chút rau củ luộc.

Bữa trưa

  • 1 – 2 chén cơm gạo lứt muối mè
  • Rau củ luộc, xào hoặc nấu canh. Nhưng bạn lưu ý là giảm cân thì cần nấu nhạt, không nên cho gia vị quá đậm nhé.
  • Nếu trong quá trình tập thể thao, bạn hãy ăn thêm 1 – 2 quả trứng gà luộc là tốt nhất.

Bữa tối

  • 1 chén cơm gạo lứt muối mè, ăn cùng canh cà rốt hoặc bí đỏ đều phát huy tác dụng.

Lưu ý: Mặc dù gạo lứt muối mè là món ăn giảm cân nhanh chóng, được xem là an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên tùy theo thể trạng, nhu cầu và sức khỏe của mỗi người mà sẽ có những thực đơn gạo lứt khác nhau. Đặc biệt, nếu bạn đang mắc các chứng bệnh về tim mạch hoặc thận, nhưng vẫn muốn giảm cân, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng phương pháp ăn kiêng bằng gạo lứt kết hợp với muối mè nhé.

Gạo lứt khác gạo thường như thế nào

Có 2 loại gạo ăn khá quen thuộc mà chúng ta tìm mua dễ dàng , đó chính là gạo lứt và gạo trắng. Vậy gạo lứt khác gạo thường như thế nào? Hãy cùng so sánh 2 loại gào này sau đây nhé!

Điểm chung duy nhất giữa 2 loại gạo là chúng đều chứa carbohydrate, lượng protein và dường như không hề chứa chất béo.

Điểm khác nhau: Là ngũ cốc nguyên hạt, nó chứa tất cả các phần của hạt, gồm có lớp cám xơ bên ngoài, mầm và nội nhủ còn gạo trắng đã bị loại bỏ đi lớp cám và mầm trong quá trình xay xát, những phần vô tình bị bỏ đi là những phần giàu dinh dưỡng và chất xơ cao nhất của gạo. Chúng chỉ còn lớp nội nhũ, là nơi chứa nhiều carbs.

Như vậy, qua so sánh trên cho thấy gạo trắng ít dinh dưỡng, ít chất xơ hơn so với gạo lứt. Gạo lứt được xem là sản phẩm tốt cho sức khỏe bởi hàm lượng carbs, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất nguyên cám được giữ nguyên.

Cách bảo quản gạo lứt đơn giản tại nhà

  • Gạo lứt rất dễ bị mốc nên khi mua hãy chọn gói nhỏ, vừa đủ dùng.
  • Sau khi mở ra nên bảo quản gạo lứt trong lọ thuỷ tinh sạch, đậy nắp thật chặt và để nơi khô thoáng.
  • Nên mua gạo lứt đã được xay xát, đóng gói đúng quy trình.

Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt

  • Gạo lứt ăn rất cứng, cần phải nấu lâu mới chín. Khi ăn nhai kĩ ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
  • Gạo lứt chỉ có ích cho cơ thể nhưng với điều kiện là sạch, không chứa tồn dư chất hóa học, chất bảo quản.
  • Chỉ nên sử dụng gạo lứt từ 2 – 3 lần/ tuần, bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng.
  • Trẻ em, người cao tuổi, người có thể trạng yếu, gầy gò, phụ nữ đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
  • Gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ chữa, phòng chống bệnh chứ hoàn toàn không có tác dụng chính là chữa bệnh.

những lưu ý khi sử dụng gạo lứt

Sử dụng gạo lứt đúng cách sẽ mang hỗ trợ phòng chống nhiều loại bệnh (Nguồn: Internet)

Hy vọng với những thông tin trên, CET có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc về gạo lứt thuật ngữ ngành bếp khá quen thuộc với chị em phụ nữ ? Đồng thời, bài viết đã cung cấp thêm cho các bạn nhiều thông tin xung quanh loại gạo này. Hãy sử dụng gạo lứt một cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và bản thân bạn nhé.

 

Có thể bạn quan tâm:

  • Ngũ cốc là gì? Ngũ cốc gồm những loại nào và có công dụng gì?
  • Yến mạch là gì? Những điều chưa biết về loại ngũ cốc kỳ diệu
  • Phèn chua là gì? Công thức hóa học của phèn chua nên biết

Từ khóa » Gạo Lứt Dùng để Làm Gì