Gặp “bảo Tàng Sống” Của đồng Bào Dao Trên Vùng Cao Sìn Hồ
Có thể bạn quan tâm
Đến Sìn Hồ hỏi bất cứ bà con người Dao nào, không ai là không biết đến ông Tẩn Kim Phu, bởi ông không chỉ là người con ưu tú của dân tộc Dao mà ông còn là người truyền cảm hứng đến mọi người về tình yêu văn hóa dân tộc. Sinh năm 1938, đến nay tuy sức khỏe có yếu, đôi mắt đã mờ dần, nhưng ông Tẩn Kim Phu, Tiểu khu 6, thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, hằng ngày vẫn dành nhiều thời gian để nghiên cứu, sưu tầm những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Dao.
Trong căn nhà xây có tuổi đời trên 40 năm, nay những mảng tường vôi đã bong chóc. Mở cánh tủ búp phê, ông lần lượt lấy ra những bản thảo viết tay bằng chữ Nôm Dao. Đó là những tài liệu bao năm ông dày công sưu tầm, nghiên cứu và lưu giữ. Tất cả những phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào Dao xưa được ông “buộc” gọn trong cuốn sổ tay này. Đó là những ghi chép, những bản thảo vô cùng giá trị, với ông nó là “vật báu”.
Trong câu chuyện của các bậc cao niên người Dao Sìn Hồ kể lại. Thuở nhỏ, cậu bé Tẩn Kim Phú rất hiếu học, đặc biệt là cậu rất say mê những bài hát của đồng bào dân tộc Dao. Để biết được những bài hát cổ, bắt buộc phải thuộc chữ Dao, chính vì vậy, Tẩn Kim Phu quyết học bằng được chữ Dao cổ. Nhiều lần được chứng kiến lễ cấp sắc, rước râu, lễ cúng Thanh minh… Tẩn Kim Phu nhận ra rằng người dạy mình biết chữ, biết văn hoá Dao chỉ có các thầy tào, thầy mo, không ai am hiểu văn hóa địa phương và thạo chữ Dao cổ bằng họ.
Ông phu chia sẻ, thời trước chưa có trường lớp như bây giờ nên thế hệ ông không được học chữ. Cách mạng Tháng 8 thành công, ông biết chữ phổ thông qua lớp “bình dân học vụ”. Vốn thông minh, sau 3 tháng học miệt mài, ông đã biết đọc, biết viết. Sau này thoát ly gia đình, ông vừa học, vừa làm, Tẩn Kim Phu đã hoàn thành chương trình bậc Phổ thông trung học và tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ông đã từng là người lính phòng Không không quân, năm 1975, Tẩn Kim Phu xuất ngũ trở về quê hương. Ngày ấy cả huyện Sìn Hồ chỉ có duy nhất có một chiếc đài bán dẫn. Vốn là người am hiểu văn hoá, ông được lãnh đạo huyện giao nhiệm vụ hàng ngày mở đài phát thanh cho Nhân dân nghe. Thời đó, pin nghe đài rất hiếm, nguồn cung cấp chờ phân phối theo định mức, nên đi đến đâu có pin là ông cố xin, hoặc mua bằng được để về phục vụ bà con nghe đài.
Bản thân ông ngày ấy rất mê các chương trình văn hoá, văn nghệ, thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam. Với tình yêu và vốn kiến thức uyên bác về các chương trình của Đài, ông Phu được ban lãnh đạo Đài Phát thành và Truyền hình Lai Châu mời làm cố vấn xây dựng chương trình phát thanh tiếng Dao. Năm 2006, ông được mời làm kiểm thính Chương trình phát thanh tiếng Dao của Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2017 do sức khoẻ ông xin thôi cộng tác nữa, nhưng ông vẫn là “cố vấn đặc biệt” của Đài Lai Châu nhất là với lớp biên dịch viên trẻ ông luôn tận tình chỉ dạy.
Sau này, ông làm đến chức Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch Ủy ban, rồi Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện, những mỗi lần đi công tác ông vẫn không quên mang theo chiếc đài bán dẫn và cuốn tài liệu ghi chép chữ Dao cổ bên mình. Và phải đến năm 2001, khi nghỉ hưu, ông mới có thời gian để nghiên cứu sâu về văn hóa dân tộc Dao.
Theo ông Phu, công việc nghiên cứu sưu tầm văn hóa của đồng bào người Dao Sìn Hồ gặp không ít khó khăn. Bởi chữ Dao cổ biến âm từ Hán tự cổ, nên việc truyền dạy gặp nhiều khó khăn. Ông Phu lý giải: “Đầu tiên phải học thuộc chữ Hán cổ (theo âm Hán), rồi mới biến âm thành tiếng Dao. Song phát âm tiếng Dao dùng chữ Hán cổ lại biến thành bốn thứ tiếng Dao khác nhau như: Tiếng Dao thường ngày trong giao tiếp, tiếng Dao trong diễn xướng ca hát, tiếng Dao trong lễ cúng thông thường và tiếng Dao trong lễ cúng thần linh…”.
Theo ông Phu, dân tộc Dao trong cả nước có đến 24 ngành. Các ngành Dao phần lớn có văn hoá tương đồng, nhưng có những từ ngữ khác nhau. Do việc sử dụng chữ Dao phức tạp, mà những người biết chữ chưa chắc đã hiểu rõ nghĩa chữ Dao cổ, bởi vậy đối tượng am hiểu chữ Dao cổ rất hiếm. Trước thực trạng chữ Dao cổ đang dần bị mai một, để có thể tìm lại được những văn tự cổ, hay những cuốn chuyện thơ, những bài hát, bài cúng trong dân gian, ông không quản ngại khó khăn tìm lên những bản làng xa xôi, đến từng hộ người Dao sưu tầm, ghi chép...
Chính trong những chuyến điền dã tìm kiếm những giá trị văn hoá Dao cổ đang thất truyền trong dân gian, đã mở ra trong ông cả một kho tàng văn hoá qua những lời kể của các già làng, trưởng bản, các thầy mo, thầy tào. Ông cố gắng tận dụng khoảng thời gian quý báu ấy để lược ghi cơ bản nhất những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Dao. Biết bao câu chuyện về cuộc sống cũng như sinh hoạt, phong tục, tập quán của người Dao để răn dạy con cháu được ông viết song ngữ để bà con hiểu như: “Dìa xỉ thiên nèng xỉ tỷ, pù kín pú mu kín hò dần” có nghĩa là “Cha là trời, mẹ là đất, không kính cha mẹ thì kính ai, không thờ cha mẹ thì thờ ai”. Hay những câu thơ, những câu chuyện được ông sưu tầm, đúc kết mấy chục năm sau mỗi chuyến đi trở thành những cuốn sách quý về văn hoá người Dao Sìn Hồ.
Năm 2003 - 2004, ông cho ra đời 2 tập sách mang tên “Chuyện cổ người Dao” kể về sự ra đời nguồn gốc của loài người và đặc biệt là sự ra đời của người Dao cũng như nếp ăn, nếp ở, nếp sinh hoạt hàng ngày giữa con người với tự nhiên. Rồi những cuốn sách về văn hóa Dao như: “Chuyện thơ người Dao Khâu, tập 1, tập 2; Nghi lễ trong việc cưới, việc tang của người Dao Khâu; Những lời răn dạy đạo đức trong sách cổ của người Dao...”
Đến nay ông đã có gần mười đầu sách, thơ, phong tục văn hóa bằng tiếng Dao đã được xuất bản. Điển hình như cuốn “Truyện thơ người Dao Khâu ở Sìn Hồ - Lai Châu” xuất bản năm 2015. Xuyên suốt bộ sách là những câu chuyện, bài thơ nói về lịch sử hình thành dân tộc Dao Khâu, những lời răn dạy, những nét đẹp truyền thống trong văn hóa người Dao Khâu, lễ hội, phong tục truyền thống. Những lý giải dân gian được ông viết dưới góc nhìn văn hoá dân gian như truyện “Bàn Cổ khai thiên lập địa ca” nói về lịch sử hình thành người Dao Khâu. Truyện “Lưu Ngưu võng ca” nói về người con kiên trì tìm cách minh oan cho bố mẹ mình. Hay như tác phẩm “Lời răn đạo đức trong sách cổ người Dao”, cuốn sách mà bao năm ông dày công sưu tầm, biên dịch, nó như cuốn cẩm nang về văn hoá Dao cổ…
Tay nâng niu những cuốn sách, mắt không rời, nhấp ngụm trà, ông Phu trầm ngâm: “Uống nước phải biết nhớ nguồn, là con em người Dao mà không biết văn hóa truyền thống, thì như cây bị ruỗng mục từ gốc rồi. Giờ cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa Dao cổ đã bị mai một, cách tân. Nếu không biết bảo tồn, phát triển, thì văn hóa, bản sắc dân tộc sẽ mất. Khi nào còn sức, già này vẫn phải cố gắng lưu giữ, sưu tầm, giữ được bản sắc chừng nào, hay chừng ấy, là vốn quý cho thế hệ mai sau…”.
Bây giờ, ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, lẽ ra ông có quyền an nhàn sau bao năm cống hiến cho tỉnh nhà. Vậy mà, mỗi lần có lễ hội hay có người đến tìm ông làm “cố vấn” về văn hóa, phong tục, tập quán của người Dao, ông vẫn đi và nhiệt tình chỉ dẫn.
Với những cống hiến không biết mệt mỏi trong công tác sưu tầm, biên dịch, lưu giữ những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Dao. Năm 2015 ông Tẩn Kim Phu đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu nghệ nhân Ưu tú vì đã có những cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc.
Người tâm huyết với văn hóa dân tộc DaoTừ khóa » Từ điển Tiếng Dân Tộc Dao
-
Tra Từ Dao Đại Bản - Từ điển Tiếng Việt (Vietnamese Dictionary)
-
Tiếng Dao – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Cuốn Từ điển Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Vô Giá - Tiền Phong
-
Tạo Từ điển Tiếng Dân Tộc Tiểu Số. - Tinhte
-
Dao Đỏ - Wiktionary Tiếng Việt
-
Dao Quần Trắng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Chữ Viết Của Người Dao - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Bảo Tồn Chữ Viết Dân Tộc Dao - Báo Bắc Giang
-
NGƯỜI DAO - Ủy Ban Dân Tộc
-
Truyền Hình Thực Tế Tiếng Dao (9/9/2018) | THLC - YouTube
-
Thầy Giáo Người Dân Tộc Dao – điển Hình Tiêu Biểu Học Theo Bác
-
Thời Sự Tiếng Dao (phát Sóng Từ 6/4/2017) | THLC - YouTube
-
Trung Tâm Nghiên Cứu Ngôn Ngữ & Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số ...