Gấp Nếp Ruột ở Chó - Trùm Boss
Có thể bạn quan tâm
Lồng ruột ở chó
Lồng ruột là tình trạng viêm ruột, một phần ruột trượt ra khỏi vị trí bình thường (sa xuống), và một phần ruột gấp nếp lại (thụt vào). Sự thay đổi hình dạng ruột này có thể làm cho phần ruột bị ảnh hưởng trượt vào khoang hoặc ống tiếp giáp trong cơ thể.
Mặc dù lồng ruột có thể xảy ra ở động vật thuộc mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến ở con non với hệ miễn dịch yếu hơn. Ở động vật bị ảnh hưởng, khoảng 80% dưới một tuổi, và ở chó, tuổi bị ảnh hưởng thường là ba tháng tuổi hoặc nhỏ hơn. Không rõ cơ chế chính xác đằng sau tình trạng y khoa này. Tắc nghẽn này có thể là một phần hoặc toàn bộ, nhưng sự xuất hiện của lồng ruột cuối cùng sẽ dẫn đến một tắc nghẽn cơ học ở đường tiêu hóa.
Triệu chứng và phân loại
Các dấu hiệu lâm sàng của lồng ruột sẽ phụ thuộc vào khu vực giải phẫu của lồng ruột. Nếu lồng ruột xảy ra ở các vùng dạ dày thực quản – vị trí của dạ dày và thực quản – các dấu hiệu thường nghiêm trọng hơn nhiều so với khi chúng xảy ra ở các vùng khác. Được gọi là lồng ruột dạ dày – thực quản (GEI), loại bệnh này xuất hiện nhiều nhất ở chó German shepherd.
Ngoài ra, nếu xảy ra tắc nghẽn hoàn toàn, động vật sẽ có thể có các biến chứng nghiêm trọng và các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Cho dù là một phần hay hoàn toàn thì tắc nghẽn đường tiêu hóa (GI) có thể dẫn đến giảm thể tích máu, mất nước, và tổn thương hệ tĩnh mạch hoặc bạch huyết. Tắc nghẽn kéo dài có thể dẫn đến hoại tử (chết mô) và làm ảnh hưởng đến khả năng bình thường của hàng rào niêm mạc bảo vệ đường tiêu hóa, cho phép vi khuẩn và độc tố được hấp thụ vào đường tiêu hóa.
Các triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:
Lồng ruột ở phần phía trên đường ruột
- Khó thở (dyspnea)
- Nôn mửa
- Nôn ra máu (thổ huyết)
- Trào ngược (không thể nuốt thức ăn)
- Đau bụng
- Trướng bụng
Lồng ruột ở phần phía dưới đường ruột
- Tiêu chảy ra máu (đại tiện phân đen)
- Thỉnh thoảng nôn
- Mất cảm giác thèm ăn (chán ăn)
- Sụt cân
- Căng thẳng khi đại tiện (buốt mót)
Nguyên nhân
Có thể rất khó khăn để xác định nguyên nhân chính xác, vì bất kỳ bệnh nào cũng có thể làm thay đổi nhu động dạ dày – ruột có thể dẫn đến lồng ruột. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm: viêm ruột, phẫu thuật bụng gần đây, bệnh thành ruột, ký sinh trùng đường ruột, dị vật trong đường ruột, và các cơn co thắt đại tràng dữ dội.
Chẩn đoán
Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chó, xem xét lịch sử các triệu chứng, và các sự cố có thể dẫn đến tình trạng này. Bởi vì có một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, bác sĩ thú y rất có thể sẽ sử dụng chẩn đoán phân biệt. Quá trình này được hướng dẫn bằng cách kiểm tra sâu hơn các triệu chứng rõ ràng bên ngoài, loại trừ từng nguyên nhân phổ biến hơn cho đến khi rối loạn chính xác được xác định và có thể được điều trị một cách phù hợp.
Mặc dù một số trường hợp lồng ruột có thể có bản chất là mãn tính, nhưng tình trạng nôn mửa và tiêu chảy không nhất thiết sẽ xác nhận tình trạng lồng ruột. Các xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng để quan sát đường ruột để tìm các nguyên nhân khác có thể xảy ra. Điều này có thể cho thấy một vật ở đường ruột, hoặc một khối mô. Bác sĩ thú y cũng có thể chọn các sử dụng một chất tương phản – một dung dịch giúp làm rõ hơn hình ảnh X quang – được tiêm hoặc cho chó uống, để nó có thể được theo dõi khi nó tiến triển qua đường ruột, cho phép bác sĩ quan sát bất kỳ biến đổi bất thường nào của tắc nghẽn.
Một mẫu phân sẽ được lấy để kiểm tra ký sinh trùng đường ruột, và sự cân bằng điện giải sẽ được kiểm tra. Trong trường hợp lồng ruột ở phần phía trên của đường tiêu hóa, sự mất cân bằng điện giải, chẳng hạn như hạ kali huyết, hạ clo huyết, và hạ natri huyết không phải là không phổ biến.
Điều trị
Điều trị truyền dịch tĩnh mạch ngay lập tức và tích cực sẽ cần phải được đưa ra nếu chó của bạn bị mất nước, và sự mất cân bằng điện giải của chó cũng sẽ cần được điều trị. Ban đầu bác sĩ thú y sẽ làm ổn định tình trạng của chó và giải quyết các dấu hiệu mất nước trước khi thực hiện các kế hoạch điều trị khác. Một dung dịch natri cũng có thể được cung cấp nếu chó bị hạ natri huyết. Sau khi thực hiện bất kỳ thủ thuật phẫu thuật nào, bạn nên hạn chế hoạt động hàng ngày của chó cho đến khi nó phục hồi hoàn toàn. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để giảm khả năng nhiễm trùng có thể phát triển.
Trong trường hợp phát hiện có dị vật gây tắc nghẽn hoặc xảy ra tắc nghẽn hoàn toàn, sẽ cần phải bắt đầu phẫu thuật để khắc phục vấn đề. Nếu bác sĩ thú y cho rằng mô ruột bị loét do kích thích, thuốc có thể được kê để giúp làm lành vết loét và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chăm sóc
Điều quan trọng là duy trì dịch sau khi phẫu thuật để tránh mất nước. Hầu hết tình trạng tái phát xảy ra trong vài tuần đầu tiên sau phẫu thuật, vì vậy đây là thời điểm cần theo dõi cẩn thận hơn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về một chế độ ăn uống phù hợp cho những ngày sau phẫu thuật hoặc điều trị. Thường thì chúng sẽ là những bữa ăn nhỏ, dễ tiêu hóa trong vài ngày đầu, và tùy thuộc vào sự phục hồi của chó, chế độ ăn có thể trở lại bình thường sau khi vấn đề đã được giải quyết.
Phòng ngừa
Chủng ngừa parvovirus đã được chứng minh là giúp một số con chó phòng ngừa tình trạng này và các tình trạng khác.
Từ khóa » Chó Bị Lộn Ruột
-
Chó Bị Bệnh đường Ruột: Dấu Hiệu Và Cách Chữa
-
Dấu Hiệu Chó Bị Bệnh đường Ruột Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất
-
Viêm Đường Ruột Ở Chó: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị - Pethealth
-
Bệnh Viện Thú Y PetHealth - BỆNH LỒNG RUỘT Chó Mèo Của Bạn ...
-
Dấu Hiệu Tắc Ruột Ở Chó - Cách Xử Lý Nhanh Nhất
-
Cách Chữa Bệnh Chó Bị Viêm đường Ruột Xuất Huyết - Pet Mart
-
Cần Làm Gì Khi Chó Bị đi Ngoài Nhưng Vẫn ăn Uống Bình Thường
-
Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Lồng Ruột ở Trẻ Phụ Huynh Cần Nắm Rõ
-
Chó Bị Tiêu Chảy Liên Tục Và Mất Nước, Xử Lý Nhanh để Không Dẫn ...
-
Tổng Hợp Các Bệnh đường Ruột ở Chó - Nguyên Nhân Và Cách điều ...
-
Lồng Ruột: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Cách để Chữa đau Bụng Cho Chó - WikiHow