Gấp Rưỡi Là Bao Nhiêu? - Top Lời Giải

Câu hỏi: Gấp rưỡi là bao nhiêu?

 Trả lời:

Dùng để chỉ gấp 1,5 lần hay 3/2 lần của một số lượng hay mức độ nào đó.

VD: a=a => rưỡi a=a.1,5

a=2 =>rưỡi a=2.1,5=3

3/2 hay chính nó và một nửa của nó

[LỜI GIẢI CHUẨN] Gấp rưỡi là bao nhiêu?

Cùng Top lời giải tìm hiểu ví dụ về bài toán gấp rưỡi, đọc một số mẩu chuyện vui và xem xem thiên tài có bộ não như thế nào bạn nhé !

Mục lục nội dung 1. Bài tập về gấp rưỡi2. Góc thư giãn về gấp rưỡi3. Đọc thêm: “Não thiên tài nặng gấp rưỡi não người thường”

1. Bài tập về gấp rưỡi

VD: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp rưỡi chiều rộng và chu vi bằng 180m. Người ta kéo chiều dài thêm 5m. Hỏi phải kéo dài chiều rộng thêm bao nhiêu mét để được một hình vuông?

Nửa chu vi hình chữ nhật là:

           180 : 2 = 90 (m)

Vì chiều dài gấp rưỡi chiều rộng và nửa chu vi là 90 m nên ta có sơ đồ:

[LỜI GIẢI CHUẨN] Gấp rưỡi là bao nhiêu? (ảnh 2)

Gọi chiều rộng là a thì chiều dài là 1,5 a ( m )

Ta có :

a+1,5a=90

2,5a=90

⇒a=36

1,5a=1,5.36=54

Kéo chiều rộng là :

54−36=18(m)

Vậy cần kéo dài chiều rộng thêm 18m để hình chữ nhật trở thành hình vuông.

2. Góc thư giãn về gấp rưỡi

* Mẩu chuyện vui 1:

Một anh lâu ngày mới gặp bạn:

- Sao dạo này có khỏe không?

- Khỏe gấp rưỡi!

- Sao lại gấp rưỡi?

- Trước mình chỉ bế được vợ 40 kg, giờ thì mình bế được một cô 60 kg rồi!

* Mẫu chuyện vui 2:

Dịp nghĩ lễ đầu năm mới, một cậu sinh viên nông nghiệp về quê chơi. Một hôm đi dạo trong làng, cậu ta nói với một người nông dân đang làm vườn:

- Các bác làm nghề nông thì rất cần nâng cao kiến thức chăm bón. Được thế thì cây lê này chắc chắn sẽ thu hoạch được gấp rưỡi, gấp đôi năng xuất.

- Thật vậy hả ? - Người nông dân thủng thẳng - Nhưng đây không phải là cây lê mà là cây anh đào!

(sưu tầm)

3. Đọc thêm: “Não thiên tài nặng gấp rưỡi não người thường”

Thiên tài là do bẩm sinh, không phải do đào tạo mà có được. Bộ não thiên tài có nhiều tế bào chuyên biệt hơn và có khối lượng nặng hơn so với não của người thường.

Giáo sư Sergey Savelyev dành hầu hết thời gian của cuộc đời để nghiên cứu các thiên tài, cố hiểu xem họ được sinh ra như thế nào và tài năng xuất phát từ đâu. Savelyev là trưởng Phòng thí nghiệm thần kinh của Viện hình thái học con người, thuộc Viện Hàn lâm khoa học y khoa Nga.

Theo giáo sư Savelyev, nhiều cấu trúc được tìm thấy trong vỏ não ở những người khác nhau, tức là các cấu trúc lớn giúp con người tư duy không hề giống nhau. Sự thông minh phụ thuộc vào trạng thái của chất xám.

Savelyev đã nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ não của vài chục người xuất chúng, bao gồm cả người giành giải Nobel, nhà thơ, nghệ sĩ và nhạc sĩ. Thông thường, ở những người tài năng, khu vực của não chịu trách nhiệm thính giác, thị giác, hoặc các chức năng khác không giống như ở người thường:

"Sự thay đổi cấu trúc cá nhân của não là gì? Đó là số lượng tế bào thần kinh được tham gia vào việc này hay việc khác. Trong vỏ não một người trung bình có khoảng 11 tỷ tế bào thần kinh, ví dụ, thị giác được dành khoảng ba tỷ tế bào. Nhưng có người không phải ba tỷ mà là chín tỷ tế bào được dành cho thị giác", giáo sư Savelyev cho hay.

Tế bào thần kinh càng nhiều thì mối liên hệ giữa chúng càng lớn, và người đó càng thành công hơn trong nhiều lĩnh vực. Các họa sĩ lớn có thể có trường thị giác lớn hơn nên họ nhìn thấy những gì mà người thường không nhận thấy. "Những người tài năng có cấu trúc tương tự liên quan đến tầm nhìn. Họ không chỉ có một cấu trúc duy nhất, mà có hàng chục cấu trúc như vậy. Khả năng tương tự ở người thường là rất thấp. Vì vậy, chỉ có rất ít thiên tài".

Theo nhà khoa học, tổ chức độc đáo riêng của não bộ chỉ phụ thuộc vào di truyền. Vì thế, khó có thể đào tạo, giáo dục để biến người bình thường thành thiên tài, nếu như não bộ của anh ta không có các cấu trúc phát triển.

Bên cạnh đó, bộ não của thiên tài nặng gấp rưỡi người thường. "Con người khác nhau hơn là con gấu trúc so với một con chó, hoặc một con cáo so với con sói. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta không thể thỏa thuận với nhau", giáo sư nói.

Thiên tài là khả năng tạo ra cái mới trước đó chưa tồn tại trong tự nhiên. Nhưng thông thường, thiên tài thường không được thừa nhận khi sinh thời. Giáo sư Savelyev nói rằng một vài thập kỷ tới, công nghệ sẽ khiến cho tình hình thay đổi. Ông cho rằng, con người cần phải tăng độ phân giải của máy quét y tế hiện đại lên khoảng 5-10 lần. Điều này giúp phát hiện một số khả năng thiên bẩm của con người. Hơn nữa, phát hiện trong giai đoạn khi người đó đang sống.

Máy quét y tế hiện nay chưa thể làm được điều đó. Trên màn hình của thiết bị này, chất xám bộ não con người bình thường và não nhà soạn nhạc nổi tiếng có hình ảnh như nhau, chỉ những vết chấn thương là nhìn rõ.

Từ khóa » Chiều Dài Gấp Rưỡi Chiều Rộng Là Gì