Gạt Mưa ô Tô Loại Nào Tốt? Kinh Nghiệm Thay Gạt Mưa Xe
Có thể bạn quan tâm
Khi nào nên thay gạt mưa ô tô? Nên mua gạt mưa loại nào? Làm sao chọn được gạt mưa tốt? Khi mua gạt mưa ô tô cần lưu ý điều gì?
Gạt mưa là một bộ phận rất quan trọng. Tuy nhiên, do liên tục chịu ma sát cao khi hoạt động, và phải chịu sự tác động từ tia UV, các yếu tố môi trường khói bụi, ô nhiễm… nên gạt mưa sẽ nhanh bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Khi xuống cấp, gạt mưa thường bị kêu, gạt bị rung không ổn định. Đặc biệt vì lưỡi chai mòn nên gạt không còn sạch, làm kính dễ bị vệt, thậm chí nhoè mờ, gây cản trở nghiêm trọng tầm nhìn. Nếu không thay thế sớm sẽ rất dễ dẫn đến các tình huống nguy hiểm khi lái xe, nhất là lái xe trời mưa.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, gạt mưa xe ô tô nên được thay mới định kỳ. Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới với đặc trưng nắng nóng nhiều và mưa cũng nhiều. Điều này khiến gạt mưa rất nhanh lão hoá. Lưỡi bị mòn, rách, chai cứng… Cần bị cong vênh, không còn truyền lực tốt, dẫn đến gạt hoạt động kém hiệu quả.
Thế nên việc thay gạt mưa ô tô định kỳ là rất quan trọng. Nhưng thực tế rất nhiều người dùng xe lơ là điều này. Không ít người đợi đến lúc gạt mưa bị xuống cấp nặng mới thay. Đây được xem như một sự liều lĩnh, “đánh cược” sự an toàn của bản thân và cả những người tham gia giao thông khác.
Gạt mưa ô tô bao lâu phải thay?
Thời gian thay gạt mưa ô tô định kỳ được khuyến cáo là từ 6 đến 12 tháng tuỳ theo loại gạt mưa và mức độ sử dụng. Thay gạt mưa đúng hạn sẽ giúp kính luôn được làm sạch hiệu quả, đảm bảo tầm nhìn, lái xe an toàn. Trong trường hợp dùng nhiều với điều kiện khắc nghiệt hoặc nhận thấy các dấu hiệu gạt mưa bị hỏng thì có thể thay gạt mưa sớm hơn.
Xem thêm:
- Thảm lót sàn ô tô nào tốt?
- Có nên mua thảm taplo?
- Nên mua lót cốp ô tô loại nào?
Dấu hiệu gạt mưa bị hỏng
Khi nhận thấy các dấu hiệu gạt mưa xuống cấp, bị hỏng nên nhanh chóng kiểm tra và thay mới.
- Gạt tạo vệt, kính mờ nhoè
Đây là dấu hiệu thường gặp khi gạt mưa bị xuống cấp. Nguyên nhân do lưỡi gạt bị chai cứng, bám dính nhiều bụi bẩn, bề mặt không còn mịn và phẳn. Nên khi gạt kính thường bị vệt, bị mờ nhoè nước.
- Gạt không sạch nước
Hai thanh gạt mưa oto đã được thiết kế kết hợp với nhau để dọn sạch nước trên kính lái. Nếu thấy gạt mưa không đẩy sạch hết nước cần phải kiểm tra gạt mưa. Trong trường hợp này có thể do một phần của đệm lưỡi cao su bị nứt vỡ, đệm không bám mặt kính hoặc thanh gạt gặp trục trặc.
- Gạt bị kêu
Gạt mưa bị kêu là một trong các dấu hiệu phổ biến cho thấy gạt mưa đang gặp trục trặc. Gạt mưa bị kêu rột rột, kịch kịch… có thể do lưỡi gạt, các thanh giằng ở lưỡi bị hư hỏng. Nếu lỗi ở thanh giằng thì cần gạt sẽ không tạo đủ lực để ép lưỡi gạt lên mặt kính, dẫn đến gạt vừa kêu vừa không sạch nước. Ngoài ra, nếu mô tơ yếu cũng dễ gây tiếng ồn khi gạt mưa hoạt động.
- Lưỡi gạt bị mòn, chai, cứng
Tùy vào mức độ sử dụng và điều kiện sử dụng mà tuổi thọ lưỡi gạt sẽ khác nhau. Lưỡi gạt dù là cao su hay silicone khi còn mới thường mềm, dẻo và mịn. Nhưng khi đã bị lão hoá sẽ mòn, nứt, rách, chai cứng.
- Các chốt khóa hoặc cần gạt bị gỉ sét
Nếu quan sát thấy các chốt khóa, cần gạt mưa oto bỉ gỉ sét thì có nghĩa gạt mưa đã xuống cấp nghiêm trọng cần thay mới cả bộ.
Lưỡi gạt mưa loại nào tốt?
Theo chất liệu lưỡi gạt, gạt mưa ô tô được chia thành 2 loại chính: gạt mưa cao su và gạt mưa Silicone.
Gạt mưa cao su
Gạt mưa cao su là gạt mưa có phần lưỡi được sản xuất từ cao su non. Đây là loại gạt mưa truyền thống, được sử dụng phổ biến từ xưa đến nay.
Ưu điểm:
- Giá bình dân.
Nhược điểm:
- Lưỡi cao su kém bền, nhanh bị khô, nứt, chai cứng…
- Thời gian sử dụng ngắn, tốn kém chi phí thay thế thường xuyên. Thông thường thay 6 tháng/lần.
Gạt mưa Silicone
Gạt mưa Silicone là loại gạt mưa có lưỡi gạt sản xuất từ chất liệu silicone. Đây là loại gạt mưa khá mới, chỉ vừa xuất hiện vài năm nay.
Ưu điểm:
- Lưỡi Silicone mịn hơn cao su, diện tích tiếp xúc nhiều hơn, ngăn không khí tốt nên cạnh quét sâu, gạt nước sạch hơn.
- Lưỡi Silicone bền bỉ hơn cao su, chống mài mòn tốt hơn, chống UV tốt hơn nên thời gian sử dụng dài hơn (thường gấp đôi gạt cao su).
Nhược điểm:
- Giá cao hơn gạt mưa cao su.
So sánh gạt mưa cao su và Silicone
Nếu so sánh hai gạt mưa cao su và Silicone, có thể thấy gạt mưa Silicone ra đời sau có nhiều ưu điểm vượt trội hơn gạt cao su. Trong đó đáng kể nhất là gạt sạch hơn, có độ bền cao hơn, ít tốn chi phí thay thế nhiều lần.
Khung gạt mưa loại nào tốt?
Gạt mưa ô tô hiện có nhiều loại kết cấu khung khác nhau, trong đó có các loại phổ biến như:
Gạt mưa khung sắt
Gạt mưa khung sắt (hay khung xương cứng) là loại cổ điển, thường thấy trên các dòng xe ô tô cũ. Loại gạt này có khung được làm bằng sắt, bên ngoài phun sơn tĩnh điện chống gỉ. Cấu tạo khung xương sắt khá phức tạp gồm nhiều thanh kết nối với nhau qua các khớp để đảm bảo truyền lực dàn đều.
Nhược điểm gạt mưa khung sắt là trọng lượng nặng, dễ bị hoen gỉ… nên những năm gần đây đa số người dùng đã từ bỏ loại khung này, chuyển sang dùng loại khung mới nhẹ hơn.
Gạt mưa khung mềm
Gạt mưa khung mềm (còn gọi là gạt không xương) cũng là một loại gạt sử dụng kết cấu khung kiểu mới, được nhiều hãng lớn ứng dụng gần đây. Khung này được làm bằng cao su hoặc Silicone nên mềm, dẻo, đàn hồi tốt và trọng lượng nhẹ. Các ưu điểm này giúp gạt khung mềm có độ linh hoạt cao hơn và ôm khít mặt kính sát hơn.
Gạt mưa 3 khúc
Gạt mưa 3 khúc cũng là một loại gạt sử dụng kết cấu khung kiểu mới. Phần khung này thường được làm bằng nhựa ABS cứng, chia thành 3 khúc. 3 khúc này kết nối với nhau bằng một lõi thép mỏng để đảm bảo truyền lực mạnh và dàn đều. Do đó dù xe chạy tốc độ cao, gió lớn, gạt vẫn vận hành ổn định, không bị rung giật. So với gạt khung mềm thì gạt 3 khúc cứng cáp, phân bố lực tốt hơn.
Gạt mưa hãng nào tốt nhất?
Gạt sạch sâu. Silicone có tính đàn hồi tốt hơn, mịn hơn, đặc biệt là tính đặc hơn. Thế nên khi hoạt động không khí sẽ khó lọt vào bên trong, diện tích bề mặt tiếp xúc cao hơn, giúp gạt sạch nước hiệu quả.
Khung gạt khí động học. Có 2 dòng: khung mềm và 3 khúc. Cả 2 đều ứng dụng khí động học. Thiết kế này giúp tạo được các điểm lực bằng nhau, truyền lực dàn đều theo chiều dài khung, ép lưỡi ốm sát mặt kính. Gạt mưa Silicone được đánh giá hoạt động mạnh, ổn định, rất êm, không có tiếng ồn.
Giá gạt mưa Silicone khoảng 240.000 – 450.000 đồng/cặp.
Gạt mưa Bosch
Bosch là một công ty chuyên về các thiết bị ô tô hàng đầu thế giới đến từ Đức. Trong các sản phẩm phù tùng, phụ kiện ô tô của Bosch có các dòng gạt mưa được đánh giá cao. Các dòng gạt mưa Bosch có phần lá gạt làm bằng cao su phủ thêm Graphite cho độ bền khá cao. Bosch có nhiều dòng gạt mưa như Focus, Icon, Evolution, Insight, Aerotwin… Trong đó Aerotwin được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên vì được ưa chuộng nên gạt mưa Bosch hàng nhái, hàng giả xuất hiện khá nhiều, người mua nên cẩn trọng.
Giá gạt mưa Bosch chính hãng khoảng 250.000 – 700.000 đồng/cặp.
Gạt mưa Denso
Denso là một công ty sản xuất linh kiện ô tô đa quốc gia đến từ Nhật Bản. Denso nổi tiếng các thiết bị ô tô như túi khí, bugi, lọc dầu, radar… và có cả gạt mưa.
Giá gạt mưa Denso chính hãng khoảng 300.000 – 700.000 đồng/cặp.
Gạt mưa Heyner
Heyner (còn gọi là Heyner Germany) là một trong các công ty sản xuất phụ tùng, phụ kiện ô tô hàng đầu của Đức. Trong các sản phẩm của mình, Heyner nổi tiếng với các dòng gạt nước kính chắn gió ô tô, xe tải và xe buýt.
Giá gạt mưa Heyner chính hãng khoảng 300.000 – 600.000 đồng/cặp.
Gạt mưa Michelin
Michelin nổi tiếng là một trong các công ty sản xuất lốp xe ô tô lớn nhất thế giới đến từ Pháp. Bên cạnh mặt hàng chủ lực là lốp xe, Michelin cũng sản xuất thêm nhiều mặt hàng phụ kiện ô tô khác như cảm biến áp suất lốp, máy bơm lốp mini, miếng che nắng ô tô, gạt mưa…
Giá gạt mưa Michelin chính hãng khoảng 240.000 – 700.000 đồng/cặp.
Kinh nghiệm mua gạt mưa ô tô
Chú ý kích thước
Gạt mưa có nhiều kích cỡ (chiều dài khác nhau). Các loại kích cỡ gạt mưa ô tô: 14 icnh (350 mm), 16 icnh (400 mm), 18 icnh (450 mm), 19 icnh (475 mm), 20 icnh (500 mm), 21 icnh (525 mm), 22 icnh (550 mm), 23 icnh (575 mm), 24 icnh (600 mm), 25 icnh (650 mm), 26 icnh (650 mm), 27 icnh (675 mm), 28 icnh (700 mm)…
Mỗi xe sẽ dùng gạt mưa có kích cỡ (chiều dài) riêng. Thông thường là 1 cây gạt dài (bên lái_ và 1 cây gạt ngắn (bên phụ), cũng có trường 2 cây bằng nhau (nhưng khá ít).
Ví dụ:
- Kích cỡ gạt mưa Hyundai i10: 22” và 16”
- Kích cỡ gạt mưa Kia Morning: 22” và 16”
- Kích cỡ gạt mưa Honda City: 26” và 14”
- Kích cỡ gạt mưa Mazda 3: 24” và 19”
- Kích cỡ gạt mưa Ford Ranger: 24” và 16”
Khi mua gạt mưa, người mua cần biết kích thước gạt mưa của xe mình. Nếu không biết có thể tự tra cứu trên mạng hoặc trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe. Lưu ý chỉ mua gạt mưa đúng kích thước.
Nhận biết gạt nhái/giả
Hiện nay gạt mưa oto có rất nhiều mẫu mã, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ… từ hàng trong nước đến nhập khẩu. Đa phần người mua thường ưu tiên hàng nhập của các thương hiệu lớn nổi tiếng. Tuy nhiên, đây lại là loại có nhiều hàng nhái, hàng giả nhất.
Anh Trần V. Trọng (Tài xế – TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Em mới vào nghề nên còn nhiều cái không rành lắm. Hồi trước bị mua nhầm con gạt mưa nhái, gạt được hơn tuần là bắt đầu kêu kịch kịch rất khó chịu. Ban đầu em cũng nghi nghi, vì giá người ta bán toàn trên 200.000, còn chỗ này chỉ bán 90.000. Lúc đặt hàng em hỏi đi hỏi lại, bên đó cam kết hàng chính hãng, do khuyến mãi nên giảm giá”.
Xem thêm:
- Có nên phủ gầm ô tô?
- Nên bọc ghế ô tô ở đâu?
- Kinh nghiệm sơn xe ô tô
Tránh mua gạt mưa giá rẻ
Bên cạnh hàng nhái hàng giả, trên thị trường còn có nhiều loại gạt mưa không rõ nguồn gốc, bán với giá rất rẻ. Không ít người dùng vì nghĩ gạt mưa phải thay nhiều lần nên thường chọn mua gạt mưa giá rẻ để tiết kiệm. Tuy nhiên thực tế các loại gạt này thời gian sử dụng rất ngắn. Thậm chí vừa mua về đã bị kêu, gạt không sạch, buộc phải thay mới.
Anh Tăng V. Hùng (Kỹ thuật viên – Cần Thơ) chia sẻ: “Để nuôi một chiếc ô tô với người làm công ăn lương như mình thì không phải chuyện đơn giản. Bởi vậy, tiết kiệm được gì thì cố tiết kiệm thôi. Gạt mưa thay nhiều quá cũng ngán tiền lắm nên mình hay mua gạt rẻ. Có lần mua nhầm gạt dỏm, chỉ hơn 100.000 một cặp, cũng không rõ hãng sản xuất tại không có hộp. Lần đầu gạt ngon lắm, đâu được 3 ngày là bắt đầu két két, xong gặp trận mưa là gạt bị nhoè, phải thay cái khác”.
Xem thêm:
- Đánh bóng ô tô có tốt không?
- Nên phủ nano hay ceramic?
Nói về tình trạng gạt mưa “rẻ tiền” bày bán tràn lan, anh Hoàng T. Anh – Giám đốc doanh nghiệp chuyên phân phối phụ kiện ô tô chia sẻ: “Giờ hàng Trung Quốc ngày càng nhiều, giá rất rẻ, nhưng chất lượng cũng rất kém. Chỉ cần làm một phép tính nhỏ, bạn sẽ thấy . Một chiếc gạt mưa có khung và lưỡi, khung thường là khung cao su, khung sắt, lưỡi phổ thông thì là lưỡi cao su non, lưỡi cao cấp thì dùng silicone. Chi phí vật liệu, chi phí sản xuất hết bao nhiêu mà thành phẩm chỉ bán mấy chục đến trăm ngàn một cặp. Thử hỏi sao gạt tốt được, sao bền được”.
Anh Tuấn Anh cũng chia sẻ thêm: “Nhiều người thường nghĩ gạt mưa thay nhiều, nên mua cái rẻ rẻ. Tuy nhiên tiền nào thì của nấy. Gạt rẻ thì hỏng nhanh, thay nhiều lần. Gạt rẻ cái được thì xài 1 – 2 tháng, cái tệ thì chỉ vài ngày là trục trặc. Trong khi xài gạt tốt, bạn có thể xài được 6 tháng, 1 năm, loại cao cấp xài tận 2 năm như gạt Silicone chẳng hạn. Thì tính ra mua gạt tốt tốn một lần xài được lâu có phải tiện hơn không?”.
Hi vọng rằng sau những chia sẻ trên đây, bạn có thể hiểu thêm về gạt mưa ô tô cũng như có được sự chọn lựa gạt mưa tốt nhất cho ô tô của mình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Nói về tình trạng gạt mưa “rẻ tiền” bày bán tràn lan, anh Hoàng Tuấn Anh – Giám đốc doanh nghiệp chuyên phân phối phụ kiện ô tô chia sẻ: “Giờ hàng Trung Quốc ngày càng nhiều, giá rất rẻ, nhưng chất lượng cũng rất kém. Chỉ cần làm một phép tính nhỏ, bạn sẽ thấy được. Một chiếc gạt mưa có khung và lưỡi, khung thường là khung cao su, khung sắt, lưỡi phổ thông thì là lưỡi cao su non, lưỡi cao cấp thì dùng silicone. Chi phí vật liệu, chi phí sản xuất hết bao nhiêu mà thành phẩm chỉ bán mấy chục đến trăm ngàn một cặp. Thử hỏi sao gạt tốt được, sao bền được”.
Hướng dẫn cách thay gạt mưa ô tô
Thanh gạt mưa (còn gọi là lưỡi gạt hay lá gạt) kết nối với cần gạt thông qua chốt. Khi thay bạn chỉ cần bật chốt tháo thanh gạt cũ và lắp thanh gạt mới vào. Cách thay rất đơn giản, có thể tự làm tại nhà.
Hi vọng rằng sau những chia sẻ trên đây, bạn có thể hiểu thêm về gạt mưa ô tô cũng như có được sự chọn lựa gạt mưa tốt nhất cho ô tô của mình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Trần Quân
Câu hỏi thường gặp về gạt mưa ô tô
📌 Khi nào thay cần gạt nước ô tô?
Trả lời: Theo các chuyên gia, nên thay gạt mưa ô tô định kỳ sau mỗi 6 – 12 tháng.
📌 Nên dùng gạt mưa có xương hay không xương?
Trả lời: Gạt mưa có xương tuy nặng hơn nhưng phân bố lực tốt hơn, giúp ép sát lưỡi vào mặt kính ở tất cả các điểm. Khi chạy xe mưa gió lớn, tốc độ cao, gạt vẫn ổn định, không bị rung, bật. Hiện nay gạt mưa có xương 3 khúc là loại được ưa chuộng nhất.
📌 Gạt mưa i10 bao nhiêu inch?
Trả lời: Gạt mưa Hyundai i10 gạt bên tài là 22 inch và gạt bên phụ là 16 icnh.
📌 Gạt mưa 3 khúc là gì?
Trả lời: Gạt mưa 3 khúc là loại gạt mưa có kết cấu thanh gạt chia làm 3 khúc. Kết cấu này giúp gạt có thể linh hoạt bám sát kính lái. Đây hiện là một trong các loại gạt được ưa chuộng nhất hiện nay.
Từ khóa » Vó Gạt
-
Nghề Đặt Vó Gạt - YouTube
-
Nghề Vó Gạt Bắt Cá Ở Miền Tây - YouTube
-
Độc đáo Nghề Vó Gạt Bắt Cá ở Miền Tây
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Cần Gạt Nước ô Tô - VinFast
-
Thùng Rác Inox Gạt Tàn. Có Gạt Tàn đựng Tàn Thuốc, Có Lõi đựng Rác ...
-
Vỏ Che Camera Có Cần Gạt Chất Lượng Cao Cấp – Camerahanwha
-
Thùng Rác Gỗ Tròn Có Gạt Tàn - Hành Tinh Xanh
-
Thùng Rác Inox Có Gạt Tàn Thuốc (250 X Cao 610 Mm) | Phước Lê
-
CÂY LAU NHÀ CÓ THANH GẠT TỰ VẮT NƯỚC THÔNG MINH 40CM
-
Thùng Rác Inox Mạ Vàng Có Gạt Tàn MKR-901
-
[HCM]CÂY LAU NHÀ TỰ VẮT 360 ĐỘ CÓ GẠT NƯỚC HOÀNG GIA ...
-
Thùng Rác Có Gạt Tàn Bằng Inox CN-GPX7603 - Phạm Gia Nguyễn
-
Phân Biệt Các Loại Cần Gạt Nước Xe ô Tô