Gây Tê Ngoài Màng Cứng Khi Sinh Thường Có đáng Ngại? | Báo Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp gây tê vùng, thông qua một mũi tiêm vào sống lưng, thuốc gây tê được đưa vào cột sống sau đó phân tán sang hai vùng lân cận xung quanh tạo nên tác dụng làm tê liệt, mất cảm giác đau ở một vài bộ phận chịu lực nhiều nhất khi chuyển dạ. Thuốc gây tác dụng cục bộ do đó ngoài việc không cảm thấy đau, sản phụ vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình vượt cạn.
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được thực hiện khi sản phụ đã có những cơn co tử cung và cổ tử cung đã mở từ 2 - 3cm. Hình thức này có thể áp dụng cho cả sinh thường và sinh mổ.
Các bác sĩ chuyên khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho rằng việc có nên gây tê ngoài màng cứng trong sinh thường không là tùy từng trường hợp và phụ thuộc vào tiên lượng của bác sĩ về mức độ dễ hay khó của cuộc sinh thường. Mỗi người có một ngưỡng chịu đau khác nhau, nếu cuộc vượt cạn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi thì gây tê ngoài màng cứng là không cần thiết.
Tuy nhiên, nếu các cơn đau chuyển dạ kéo dài có thể khiến mẹ mất sức hoặc sản phụ có thể trạng yếu, bị tâm lý thì gây tê ngoài màng cứng là lựa chọn tốt giúp cuộc sinh thường qua ngả âm đạo nhanh chóng, thuận lợi và giảm nguy cơ sinh mổ.
Ưu điểm
Hiện nay, phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay còn được gọi là “đẻ không đau” đang trở nên khá phổ biến và được nhiều người chủ động lựa chọn bởi những ưu điểm như:
- Giúp giảm đau hiệu quả, nhất là trong những trường hợp cơn chuyển dạ kéo dài có thể tránh mất sức cho sản phụ, nhất là những người có thể lực yếu.
- Gạt bỏ áp lực về tâm lý giúp mẹ cảm cuộc vượt cạn nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
- Chỉ có tác dụng gây tê cục bộ, do đó mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo, vẫn có thể cảm nhận được những cơn co và có khả năng tự rặn đẻ. Bên cạnh đó, sản phụ vẫn nhận biết được toàn bộ quá trình.
- Trong trường hợp phải chuyển sang mổ đẻ cấp cứu thì thuốc gây tê vẫn còn tác dụng.
Nhược điểm
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp đẻ không đau có thể dẫn đến một số phản ứng phụ, mức độ khá nhỏ và thường tác động trong thời gian ngắn như:
- Sản phụ có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, toát mồ hôi, khó thở hoặc mệt xỉu do tụt huyết áp. Để tránh trường hợp này có thể truyền dịch trước khi gây tê.
- Sản phụ không đi lại được trong vài giờ sau sinh, hoặc đau đầu vài ngày sau đẻ
- Mẹ có thể ảnh hưởng tới cảm giác về cơn co tử cung làm kéo dài thời gian. Tuy nhiên bằng việc theo dõi tần số và cường độ qua máy monitoring, bác sĩ sẽ biết và can thiệp để làm tăng cơn co trong trường hợp cần thiết.
Một số trường hợp không thể sử dụng gây tê ngoài màng cứng là: Sản phụ dị ứng với thuốc tê nhóm amide, đang dùng thuốc chống đông máu, bệnh lý thần kinh tủy sống, bệnh cột sống, tụt huyết áp nặng chưa điều chỉnh được.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị áp dụng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng nhưng sản phụ nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để đảm bảo cuộc “sinh thường không đau” diễn ra an toàn và nhanh chóng.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, trong các ca sinh thường, việc thăm khám và đỡ đẻ do các bác sĩ trong và ngoài nước là những người có nhiều năm kinh nghiệm tại các bệnh viện phụ sản lớn trực tiếp đảm nhiệm, áp dụng các kỹ thuật mới, đúng quy trình luôn đồng hành cùng mẹ qua cuộc “vượt cạn” nhanh chóng, an toàn nhất.
Để tri ân khách hàng hiện tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi. Chi tiết xem thêm tại đây.
Thông tin chi tiết liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Địa chỉ : 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0904.97.0909 - Tổng đài: 1900.55.88.96
Email: contact@thucuchospital.vn
Website: http://benhvienthucuc.vn/
Từ khóa » Có Nên Gây Tê Màng Cứng Khi Sinh Thường Không
-
Quá Trình Gây Tê Ngoài Màng Cứng Khi Chuyển Dạ | Vinmec
-
Phân Biệt Gây Tê Ngoài Màng Cứng Và Gây Tê Tủy Sống | Vinmec
-
“Đẻ Không đau” Bằng Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng
-
BÁC SĨ SẢN KHOA NÓI GÌ VỀ GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG ( ĐẺ ...
-
Tác Dụng Phụ Của Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng
-
10 điều ít Người Biết Về “ĐẺ KHÔNG ĐAU” - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Giải đáp 10 Thắc Mắc Phổ Biến Về Tiêm Thuốc Giảm đau Khi Sinh
-
Mẹ Bầu Hiểu Về Gây Tê Màng Cứng Và Gây Tê Tủy Sống
-
Những Sản Phụ Nào Không được Gây Tê Ngoài Màng Cứng?
-
Gây Tê Ngoài Màng Cứng: Phương Pháp Giảm đau Trong Chuyển Dạ
-
Sanh Không đau: Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng
-
Gây Tê Ngoài Màng Cứng Trong Quá Trình Chuyển Dạ
-
Gây Tê Ngoài Màng Cứng Và 6 điều Mẹ Bầu Cần Biết
-
Phương Pháp "đẻ Không đau" Gây Tê Màng Cứng - Có Thật Sự An Toàn?