Gây Tê Ngoài Màng Cứng Và 6 điều Mẹ Bầu Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Sản khoa
Gây tê ngoài màng cứng và 6 điều mẹ bầu cần biết 30/11/2020 - 10:00 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIINguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản1900 55 88 92Đặt lịch khámGây tê ngoài màng cứng là một thủ thuật giúp mẹ không có cảm giác đau đớn trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu quyết định sử dụng phương pháp này, có những kiến thức và lưu ý đặc biệt mà mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua.Gây tê ngoài màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng là một thủ thuật gây tê vùng. Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc tê vào cột sống của sản phụ. Các dây thần kinh cột sống nằm ở vùng lưng dưới chịu trách nhiệm truyền các cảm giác nhận được tới hệ thần kinh trung ương. Do đó, thuốc tê khi đưa vào khoang ngoài màng cứng của cột sống sẽ khiến mẹ bị tê liệt và mất cảm giác đâu từ phần rốn xuống đến hết chân.
Điều đặc biệt, khi gây tê ngoài màng cứng, mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo, có thể nhận biết mọi thứ xung quanh và không bị bỏ lỡ giây phút, khoảnh khắc đặc biệt khi con yêu chào đời.
Cơ chế giảm đau khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng
Màng cứng là một màng mỏng bao bọc xung quanh tủy sống cũng như dịch não tủy. Phía bên ngoài của màng cứng là một khoang ảo hay còn gọi là khoang ngoài màng cứng, tại đây tập trung rất nhiều dây thần kinh cảm giác và vận động của con người.
Thuốc gây tê sẽ được đưa vào khu vực ngoài màng cứng này sau đó từ từ phân tán đối xứng sang các vùng lân cận xung quanh để khóa các tín hiệu nhận cảm giác đau, gây tê liệt một số những bộ phận phải chịu nhiều áp lực nhất trong quá trình chuyển dạ.
Mẹ có thể thực hiện gây tê ngoài màng cứng ngay khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ
Gây tê ngoài màng cứng có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ chỉ là quan niệm xưa kia. Tuy nhiên, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn không gây bất kỳ ảnh hưởng gì tới hình thức sinh. Hầu hết mọi mẹ bầu đều có thể sử dụng thuốc gây tê ngoài màng cứng ngay khi vừa mới xuất hiện cơn đau chuyển dạ.
Gây tê màng cứng không đau như mẹ nghĩ
Một số mẹ bầu luôn lo lắng việc phải đón nhận cơn đau khi bác sĩ thực hiện gây tê màng cứng chẳng khác gì con đau chuyển dạ. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng không gây đau như mẹ vẫn nghĩ. Hầu hết những sản phụ đã từng trải qua cảm giác đau này đều cảm thấy thủ thuật này thậm chí còn nhẹ nhàng hơn cả việc bị tiêm chích hoặc cắm tiêm truyền dịch. Nếu so với những cơn co thắt tử cung khi sinh thì gây tê ngoài mành cứng diễn ra dễ chịu hơn rất nhiều.
Gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn vô hại với sức khỏe của trẻ sơ sinh
Nhiều mẹ bầu đắn đo trước việc có sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ chỉ bởi lo lắng việc thuốc tê có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, một lượng thuốc tê có nồng độ khá thấp được đưa vào cơ thể của mẹ, chính vì vậy, lượng thuốc này không thể gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Mẹ có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng
Cũng như hầu hết các loại thuốc khác, khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, một số mẹ bầu có thể gặp phải những tác dụng phụ như bị hạ huyết áp, bị buồn nôn, đau đầu, đau lưng, bị run và ngứa… Tuy nhiên, những dấu hiệu này chỉ mang tính chất tạm thời chứ hoàn toàn không gây ảnh hưởng về lâu dài.
Gây tê ngoài màng cứng được cho là phương pháp giảm đau trong đẻ phổ biến và được rất nhiều mẹ bầu sử dụng. Tuy nhiên, trước khi quyết định lựa chọn thực hiện thủ thuật này, mẹ cần nắm được những kiến thức nhất định để sẵn sàng và tự tin hơn khi “vượt cạn”.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: gây tê màng cứngGây tê ngoài màng cứng Bài viết liên quanTìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ giúp sản phụ cảm thấy đi sinh nhẹ...
Chi tiết quy trình gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ
Gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ giảm bớt những cơn đau khi sinh nở và trải qua...
Tìm hiểu về kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng trong sinh thường
Hiện nay, sử dụng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng trong sinh thường rất phổ biến. Dù...
Gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng không và những điều cần biết
Bất cứ ai đang mang thai hoặc đã sinh nở chắc hẳn đều đã nghe về thuật ngữ...
Lợi ích của gây tê ngoài màng cứng các mẹ bầu nên biết
Lợi ích gây tê ngoài màng cứng luôn được các mẹ bầu đặc biệt quan tâm, để hiểu...
Các bước thực hiện gây tê ngoài màng cứng trong đẻ thường
Thực hiện gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật được áp dụng phổ biến hiện nay cho...
Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?
Khám xương chậu tuần bao nhiêu để biết sinh thường hay sinh mổ?
Tháng cuối thai kỳ có cần siêu âm 3D 1 tuần 1 lần không?
Cách cải thiện tình trạng đa ối tuần 35?
Thai tụ dịch màng nuôi có ảnh hưởng gì không?
Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết
Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến…Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả
Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu gây ra tê, đau, làm giảm sức lực của các…Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không
“Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều…So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thai kỳ quan trọng, giúp theo dõi…Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm
Chửa ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa tính…Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai
Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Tiêm Gây Tê Màng Cứng Có đau Không
-
Quá Trình Gây Tê Ngoài Màng Cứng Khi Chuyển Dạ | Vinmec
-
Gây Tê Ngoài Màng Cứng: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
“Đẻ Không đau” Bằng Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng
-
Tác Dụng Phụ Của Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng
-
BÁC SĨ SẢN KHOA NÓI GÌ VỀ GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG ( ĐẺ ...
-
10 điều ít Người Biết Về “ĐẺ KHÔNG ĐAU” - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Giải đáp 10 Thắc Mắc Phổ Biến Về Tiêm Thuốc Giảm đau Khi Sinh
-
Gây Tê Ngoài Màng Cứng: Phương Pháp Giảm đau Trong Chuyển Dạ
-
Mẹ Bầu Hiểu Về Gây Tê Màng Cứng Và Gây Tê Tủy Sống
-
Sanh Không đau: Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng
-
Gây Tê Ngoài Màng Cứng Trong Quá Trình Chuyển Dạ
-
Phương Pháp "đẻ Không đau" Gây Tê Màng Cứng - Có Thật Sự An Toàn?
-
Phương Pháp Sinh Không đau (Gây Tê Ngoài Màng Cứng) Tại Bệnh ...
-
Bác Sĩ Sản Khoa Giải đáp Tất Tần Tật Về Mũi Tiêm Gây Tê Ngoài Màng ...