Gây Thương Tích Như Thế Nào Thì Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự?
Có thể bạn quan tâm
Gây thương tích như thế nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự?
Xin chào các anh chị luật sư, em có câu hỏi mong các anh chị luật sư giúp đỡ.
Em của em đang là sinh viên tại Hà Nội. Cậu ấy đi làm thêm và đi dán tờ rơi tại khu đô thị A. Bảo vệ ngăn không cho cậu ấy dán, cậu ấy đã gỡ xuống, xin lỗi nhưng người bảo vệ muốn bắt về nộp phạt. Sau đó hai bên va chạm đánh nhau, người bảo vệ đi giám định thương tật và xác định tỷ lệ thương tật 30%. Gia đình em đã đền bù vật chất theo yêu cầu của gia đình người bảo vệ, gia đình người bảo vệ đã rút đơn. Gia đình em cũng không tin vào kết quả giám định 30% vì gia đình em thăm nom chăm sóc khi người bảo vệ vào viện rất chu đáo, đầy đủ và sau 3 ngày anh ấy đã xuất viện về nhà và sức khỏe đã bình thường. Vậy xin hỏi nếu như ra tòa thì em của em sẽ bị xử mức án thế nào? Nếu gia đình người bảo vệ rút đơn và đề nghị giảm án thấp nhất thì em của em có thể được hưởng án treo để tiếp tục đi học được không? Nếu gia đình em không tin vào kết quả giám định thương tật 30% thì có thể yêu cầu giám định lại không? Kính mong nhận được câu trả lời sớm nhất của các luật sư, em xin cảm ơn!
Với câu hỏi của bạn Phamlaw xin được trả lời như sau (câu trả lời chỉ mang tính tham khảo):
Gây thương tích như thế nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự?
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Cố ý gây thương tích là gì?
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.
Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).
2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
2.1 Khách thể của tội phạm
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.
2.2 Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại sức khỏe. Các hành vi như: Đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, bị tra tấn,…
Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên bị coi là tội phạm.
Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng coi là tội phạm:
– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí, vật liệu nổ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung 2019. Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm khác. Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của cong người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. Ví dụ: Dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn, gạch, đá,… gây thương tích cho người khác.
– Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các axit, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có phải là axit hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định.
– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: Căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân,… để xác định tuổi nạn nhân.
Phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó khăn,… Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ như người bị tật nguyền, thương binh nặng,…
– Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Ông, bà gồm ông bà nội, ông bà ngoại; Cha mẹ là người đã sinh ra người phạm tội; Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình; Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp,…
– Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm, giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
– Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
– Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê.
– Có tính chất côn đồ: Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…
– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Lưu ý: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.
2.3 Chủ thể của tội phạm
Theo quy định của Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 134 . Theo đó người phạm tội thuộc khoản 3, 4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi trường hợp phạm tội này.
2.4 Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.
3. Mức phạt với Tội cố ý gây thương tích
Thứ nhất, giả sử như kết luận giám định về tỷ lệ thương tật của người bảo vệ kia là đúng, thì hành vi của em của bạn đã đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về vấn đề Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cụ thể như sau:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”
Như vậy, nếu hành vi cố ý gây thương tích của bạn thuộc khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì em của bạn chỉ bị khởi tố khi người bị hại yêu cầu khởi tố vụ án và ngược lại (căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp thì hành vi của em của bạn sẽ thuộc khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Trong trường hợp này gia đình người bị hại đã rút đơn (có thể hiểu là rút yêu cầu khởi tố) thì em của bạn sẽ không làm sao cả.
Nếu gia đình bạn không tin vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật kia, thì gia đình em của bạn có quyền yêu cầu giám định lại, và cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giám định lại tỷ lệ thương tật, đảm bảo cho vụ án được xét xử đúng người đúng tội.
Trên đây là câu trả lời của Phamlaw đối với trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể kết nối trực tiếp đến Phamlaw, chúng tôi rất sẵn lòng để giải đáp mọi vướng mắc của bạn.
Trân trọng./.
Gây thương tích như thế nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự? – Luật Phamlaw
5/5 - (2 bình chọn)Có thể bạn quan tâm- Chức năng của ngân hàng nhà nước
- Cấp sổ đỏ cho đất giao trái thẩm quyền theo quy định mới
- Quyền hưởng và khởi kiện chia di sản thừa kế trong di chúc
- Quản lý nhà nước về thi hành án hành chính
- Bao thanh toán là gì?
- Hướng dẫn nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích
- Thời hiệu khởi kiện trong vụ án hành chính
- Nghị quyết Số: 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 3 năm 2001
- Các quy định của pháp luật về vốn điều lệ
- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bài viết cùng chủ đề
- Hỏi về hành vi: Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
- Cố ý gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?
- Tiền án và tiền sự
- Hợp đồng mua bán nhà có bị hủy không khi một bên qua đời?
- Vận chuyển trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý như thế nào ?
- Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn
- Người bị hại làm đơn bãi nại thì người phạm tội có bị khởi tố nữa không?
- Quyền xác định lại giới tính của cá nhân
Từ khóa » Giám định Thương Tật 12
-
Hành Vi Gây Thương Tích 12% Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự?
-
Cách Xác định Bao Nhiêu Phần Trăm Thương Tật Vụ án Hình Sự
-
Cố ý Gây Thương Tích Phải đi Tù Không? Tỷ Lệ Thương Tật Là 12% Có Bị ...
-
Giám định Tỉ Lệ Thương Tật Khi Bị Người Khác đánh ? Hình Phạt Khi ...
-
Hành Vi Cố ý Gây Thương Tích - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Giám định Thương Tật Bao Nhiêu Phần Trăm Thì Bị Khởi Tố Hình Sự
-
Gây Thương Tích Dưới 11% Thì Có Bị Khởi Tố Hình Sự Không?
-
Gây Thương Tích 12 % Có Bị Truy Cứu TNHS? - Luật Minh Gia
-
GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT Ở ĐÂU? TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIÁM ...
-
Cố ý Gây Thương Tích 12% Có Bị đi Tù? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Khám Giám định Thương Tật Lần đầu Do Tai Nạn Lao động
-
Kết Quả Giám định Chưa Rõ, Khó Xử Lý
-
Thông Tư Quy định Tỷ Lệ Phần Trăm Tổn Thương Cơ Thể Sử Dụng Trong ...
-
Tội Cố ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khỏe Người Khác ...