Gãy Xương Bánh Chè Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị?

Gãy xương bánh chè thường gặp khi bệnh nhân ngã đập đầu gối xuống đất và chiếm khoảng 2 – 4% tổng số các trường hợp gãy xương. Vậy gãy xương bánh chè có nguy hiểm không?

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Nguyên nhân gãy xương bánh chè
  • Dấu hiệu gãy xương bánh chè
  • Gãy xương bánh chè có nguy hiểm không?
  • Xử trí thế nào khi bị gãy xương bánh chè?
  • Điều trị gãy xương bánh chè

Nguyên nhân gãy xương bánh chè

Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối có chức năng bảo vệ mặt trước khớp gối. Người bệnh thường bị gãy xương bánh chè khi:

  • Ngã đập đầu gối xuống đất
  • Đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp
  • Bị đánh, ném bằng vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè.
  • Người tập thể thao co gấp cẳng chân đột ngột
  • Bị vũ khí sát thương như bom, đạn, mìn…

Dấu hiệu gãy xương bánh chè

Sau chấn thương, người bệnh có thể thấy:

  • Khớp gối bị sưng nề to, mất các lõm tự nhiên.
  • Vết bầm tím dưới da – nếu để lâu
  • Giãn cách xương bánh chè, cử động bất thường; tràn dịch khớp gối; không cử động được động tác duỗi gối. Chụp Xquang thấy xương bánh chè bị gãy.

Tuy nhiên nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn dấu hiệu gãy xương với việc đau, bong gân ở khớp gối.

Nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn dấu hiệu gãy xương bánh chè với việc đau, bong gân ở khớp gối.

Nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn dấu hiệu gãy xương với việc đau, bong gân ở khớp gối.

Khi thăm khám, bác sĩ có thể thấy dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè và làm được động tác di động ngược chiều giữa 2 đoạn gãy; ấn nơi xương gãy thấy có điểm đau chói; sờ thấy khe giãn cách giữa hai đoạn gãy.

Gãy xương bánh chè có nguy hiểm không?

Nếu được điều trị kịp thời, đúng hướng, bệnh nhân nhanh liền và phục hồi chức năng khớp gối tốt sau 3-4 tháng. Nếu không được điều trị, chăm sóc đúng có thể có các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm mủ khớp gối
  • Teo cơ tứ đầu đùi
  • Xơ hoá, vôi hoá các dây chằng bao khớp gây hạn chế vận động gấp duỗi gối, khó phục hồi chức năng của chi.
  • Liền lệch xương bánh chè, biến chứng khớp giả xương bánh chè…

Xử trí thế nào khi bị gãy xương bánh chè?

Để giảm đau, nên lấy khăn lạnh hoặc gói đá vào khăn và chườm trong 20 phút

Để giảm đau, nên lấy khăn lạnh hoặc gói đá vào khăn và chườm trong 20 phút

Khi chấn thương khớp gối chưa rõ tình trạng, người bệnh cần được nghỉ ngơi, bất động để theo dõi. Lấy khăn lạnh hoặc gói đá vào khăn và chườm trong 20 phút, bỏ ra 20 phút, cứ lặp lại như vậy (không đặt đá lạnh trực tiếp lên da).

Sau đó, cần theo dõi nếu tình trạng sưng đau phù nề không giảm hoặc đau càng tăng thì có thể là tổn thương hoặc gãy xương.

Đối với trường hợp người bệnh bị gãy xương cần sơ cứu bằng cách cố định tạm thời từ 1/3 giữa đùi đến bàn chân trên nẹp ê-ke gỗ trong tư thế duỗi gối hoàn toàn. Sau đó, bệnh nhân cần được chuyển tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám. Tuyệt đối không được điều trị theo mách bảo, đắp thuốc, nhờ thầy lang… có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Điều trị gãy xương bánh chè

Tùy từng loại gãy, lứa tuổi mà có phương pháp điều trị gãy xương bánh chè bảo tồn hay phẫu thuật.

Tùy từng loại gãy, lứa tuổi mà có phương pháp điều trị vỡ xương bánh chè bảo tồn hay phẫu thuật.

Sau khi thăm khám, chụp X-quang và các xét nghiệm khác, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

  • Điều trị bảo tồn khi vỡ xương bánh chè dạng nứt rạn, không di lệch (2 mảnh và mặt khớp bánh chè-lồi cầu đùi không bị khấp khểnh); người bệnh cao tuổi không đi đứng được hoặc có bệnh nội khoa nặng kèm theo.
  • Phẫu thuật xương bánh chè được chỉ định khi vỡ xương bánh chè. 2 phần vỡ rời xa nhau quá 4mm, gãy vụn khi diện khớp của các mảnh gãy khấp khểnh hoặc có mảnh rời di lệch vào khớp gối. Có thể mổ xương bánh chè buộc vòng chỉ thép, mổ buộc xương chữ U, mổ bắt vít, mổ néo ép. Nếu vỡ vụn quá, cần mổ lấy bỏ xương bánh chè.

Bác sĩ CK II, Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan Bác sĩ phòng khám cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Từ khóa » Các Kiểu Gãy Xương Bánh Chè