Gãy Xương Cẳng Chân Bao Lâu Thì Tháo Bột? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Gãy cẳng chân là tình trạng xương bị gãy ở 1 hoặc cả hai xương. Khi bị gãy xương cẳng thì bó bột là giải pháp đơn giản để điều trị. Tuy nhiên gãy xương cẳng chân bao lâu thì tháo bột? Hay cần thời gian bó bột trong bao lâu thì khỏi? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Gãy xương cẳng chân bao lâu thì tháo bột?
- 2. Một số lưu ý khi bó bột xương cẳng chân
- 3. Các biến chứng khi gãy hai xương cẳng chân
- Toàn thân:
- Tại chỗ:
1. Gãy xương cẳng chân bao lâu thì tháo bột?
Theo các chuyên gia/ bác sĩ về xương khớp cho biết. Gãy xương cẳng chân bao lâu thì tháo bột? Còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau.
Gãy xương cẳng chân bao lâu thì tháo bột?
+ Trong trường hợp bị gãy xương cẳng chân hở thì quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn và thời gian liền xương sẽ lâu dài hơn.
+ Trong trường hợp gãy xương cẳng chân kín thì thời gian điều trị, bó bột gãy xương cẳng chân nhanh hơn, thời gian mau lành nhanh hơn.
+ Thông thường gãy xương cẳng chân bó bột bao lâu? Thường kéo dài từ 3 – 4 tuần tùy vào cơ địa của người. Thời gian để xương liền lại hẳn có thể là hơn 1 năm hoặc nhiều năm. Theo đó trong quá trình bó bột, người bệnh phải theo dõi và quan sát thường xuyên các triệu chứng để từ đó kịp thời đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả.
2. Một số lưu ý khi bó bột xương cẳng chân
Người đang bó bột xương cẳng chân không nên di chuyển nhiều
– Thường xuyên kiểm tra tình trạng bột bó có bị lỏng hay gãy ở đâu không. Việc bột không được chặt sẽ khiến khu vực xương gãy di lệch ảnh hưởng đến quá trình lành xương có thể sẽ bị chậm lại.
– Trường hợp bệnh nhân bị dị ứng bột hoặc tình trạng bột bị chèn ép, vết thường có mùi hôi cần báo ngay lại cho bác sĩ để thăm khám kịp thời và có phương cách điều trị phù hợp.
– Trong thời gian bó bột này bệnh nhân tuyệt đối không đi lại. Nên nằm hoặc ngồi một chỗ để xương nhanh lành và thời gian bó bột cũng nhanh chóng hơn.
– Ngoài ra người bị gãy xương cẳng chân đang phải bó bột cần có chế độ dinh dưỡng tốt. Nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều magie, canxi, kẽm, phốt pho, Vitamin B6 và B12…
– Lưu ý tránh ăn các loại thực phẩm nhiều mỡ. Hay thực phẩm có ảnh hưởng không tốt đến quá trình tái tạo của tổ chức xương như: Rượu – đồ uống gây rối loạn hoạt động tế bào xương đồng thời khiến cho xương bị thoái hóa nhanh hơn. Caffein – chất làm giảm thiểu lượng canxi có trong cơ thể.
3. Các biến chứng khi gãy hai xương cẳng chân
Toàn thân:
Các biến chứng sớm
+ Sốc chấn thương do bị mất quá nhiều máu và đau. Thực tế các trường hợp bệnh nhân gãy nhiều xương cùng lúc, gãy xương có kèm theo tổn thương các tạng trong ổ bụng, gãy khung chậu thì tỷ lệ sốc cao hơn.
+ Tắc mạch máu do mỡ: nguyên nhân là do các hạt mỡ ở tuỷ xương khi gãy xương đã tràn vào các xoang bạch mạch bị rách rồi vào vòng tuần hoàn. Bệnh nhân có thể tắc mạch não, tắc mạch phổi, mạch vành….
Các biến chứng muộn:
Như loét điểm tỳ, viêm phổi, viêm đường tiết niệu do nằm lâu, có thể gặp ở các bệnh nhân tuổi cao bị gãy 2 xương cẳng chân, điều trị bằng các phương pháp kéo liên tục hoặc bó bột.
Tại chỗ:
Biến chứng sớm:
+ Thương tổn mạch máu thần kinh: có thể gặp tổn thương động mạch chầy sau khi gãy xương chầy ở vị trí 1/3 trên và gãy đầu trên xương chầy, thương tổn thần kinh hông khoeo ngoài khi gãy đầu trên xương mác…
+ Biến chứng gãy kín thành gãy hở do ngay sau khi gãy xương không được cố định, các cơ co làm cho đầu gãy sắc nhọn chọc thủng da.
(+ Rối loạn dinh dưỡng sớm: sau gãy cẳng chân vài giờ thấy cẳng chân sưng nề nhiều và xuất hiện các nốt phổng thanh huyết).
+ Biến chứng chèn ép khoang (có tác giả gọi là hội chứng khoang ngăn – compartment syndrom). Biến chứng này thường gặp ngay sau gãy 2 xương cẳng chân từ 6-12 giờ với các biều hiện lâm sàng rất điển hình: bắt đầu là đau liên tục ngày càng tăng ở vùng bắp chân, ngay cả khi ổ gãy đã được nắn chỉnh và cố định nhưng đau vẫn không giảm, bệnh nhân có cảm giác bắp chân căng, chặt như bị ai bóp; lúc đầu có cảm giác tê bì và muộn hơn thì mất cảm giác toàn bộ vùng cẳng bàn chân.
Các biến chứng muộn
+ Châm liền xương và khớp giả: đây là biến chứng gặp khá nhiều khi điều trị gãy 2 xương cẳng chân. Ngoài ra còn có thể do các yếu tố toàn thân như gãy 2 xương cẳng chân trên bệnh nhân đang có thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân có bệnh rối loạn chuyển hoá can xi, bệnh nhân suy chức năng gan …Các bệnh nhân ngoài gãy cẳng chân còn bị gãy đồng thời nhiều xương khác, hay gặp là gãy xương đùi cùng bên, gãy 2 xương cẳng chân nhiều đoạn….
+ Liền lệch: do ngay từ đầu nắn không hết di lệch, hoặc nắn chỉnh đạt yêu cầu nhưng sau đó bị di lệch thứ phát do lỏng bột, gãy bột, hoặc tháo bột sớm.
+ Rối loạn dinh dưỡng muộn: xuất hiện sau khi tháo bột, tuy ổ gãy đã liền xương nhưng khi để bệnh nhân tập đi lại thấy các biểu hiện sưng nề ở bàn chân, cổ chân, cẳng chân khi đứng hoặc đi lại nhiều, khi nghỉ ngơi nằm gác cao chân lại đỡ. Da khô, dày, móng chân khô, teo lại. Các triệu chứng rối loạn dinh dưỡng như vậy thường kéo dài trong 2-3 tháng kể từ khi tháo bột.
+ Teo cơ, hạn chế vận động của khớp cổ chân, khớp gối, ảnh hưởng nhiều đến đi lại. Biến chứng này hay gặp ở các bệnh nhân điều trị bằng phương pháp bó bột
Từ khóa » Bó Bột Xương Cẳng Chân
-
Gãy Hai Xương Cẳng Chân - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Những điều Cần Biết Về điều Trị Bảo Tồn Gãy Xương Cẳng Chân
-
GÃY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN - Bệnh Viện Quân Y 7A
-
Gãy 2 Xương Cẳng Chân: Triệu Chứng, Chuẩn đoán Và Cách điều Trị
-
Gãy Xương Cẳng Chân Bao Lâu Thì Liền? - Vinmec
-
Làm Gì Khi Bị Gãy Xương Chân? - Vinmec
-
Cẩn Thận Trước Những Biến Chứng Khi Gãy 2 Xương Cẳng Chân
-
Video: Cách Bó Bột Cẳng Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
KINH NGHIỆM, HƯỚNG DẪN CHO BỘT CẲNG – BÀN CHÂN
-
Gãy Xương Chân Bao Lâu Thì Lành | BvNTP
-
Gãy Xương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Gãy Xương: Trường Hợp Nào Cần Phẫu Thuật?
-
Bác Sĩ Tư Vấn: Gãy Xương Mác Phải Bó Bột Bao Lâu Thì Lành? - Medlatec
-
Tổng Quan Về Gãy Xương - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals
-
Bệnh Học Ngoại Gẫy Xương Cẳng Chân - Dieutri.Vn
-
Xương Chậm Liền Sau Bó Bột Phải Làm Sao? - VnExpress Sức Khỏe