Gãy Xương Vai Có Nguy Hiểm Hay Không? Điều Trị Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tổng quan về gãy xương vai
- Các dạng của gãy xương vai
- Triệu chứng của xương vai bị gãy
- Chẩn đoán xương vai bị gãy như thế nào?
- Điều trị gãy xương vai như thế nào?
- Những rủi ro của phương pháp điều trị phẫu thuật gãy xương vùng vai
- Những điều bạn cần biết về phẫu thuật điều trị gãy xương vai
- Lời kết
Gãy xương vai là một trong những loại gãy xương khá phổ biến. Bất kỳ chấn thương nào tác động đến vùng vai đều có thể gây nên gãy xương ở khu vực này. Vậy liệu rằng xương vai gãy có nguy hiểm hay không? Những phương pháp điều trị có giúp hồi phục hoàn toàn hay không? Tất cả sẽ được Bác sĩ Hồ Đức Việt giải đáp qua bài viết sau đây.
Tổng quan về gãy xương vai
Vai được cấu thành từ một nhóm xương kết hợp với nhau để cho phép vai và cánh tay hoạt động bình thường. Xương vai bao gồm xương cánh tay trên, xương đòn (xương quai xanh) và xương bả vai. Vai bao gồm khớp ổ chảo (lồi cầu và ổ cối), khớp xương đòn và khớp xương ức.
Gãy bất kỳ xương nào ở vai có thể làm giảm khả năng vận động của bạn và gây đau dữ dội. gãy xương vai xảy ra do chấn thương hoặc tổn thương ở vai do ngã. Nguyên nhân từ chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc bất kỳ lực đánh trực tiếp nào vào vai.
Các dạng của gãy xương vai
Gãy vai có thể không di lệch (khi xương ở đúng vị trí) hoặc di lệch (khi các mảnh xương bị gãy và các mảnh đã di chuyển ra khỏi vị trí). Gãy xương không di lệch là phổ biến nhất và chiếm khoảng 80% các ca gãy xương ở vai.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Cơ Xương Khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.
Những loại gãy xương này thường được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật. Gãy xương trật khớp có thể phải phẫu thuật để sắp xếp lại xương. Các loại gãy xương vai bao gồm:
- Gãy xương đòn. Được gọi là xương đòn, xương đòn là xương dài và mỏng nằm ở gốc của cổ.
- Gãy xương cánh tay. Xương cánh tay là xương trên cánh tay chạy từ vai đến khuỷu tay.
- Gãy xương bả vai. Xương bả vai là một xương dẹt, hình tam giác nằm ở phía trên lưng. Ổ của khớp vai là một phần của xương bả vai. Những vết gãy này có liên quan đến té ngã hoặc va chạm xe cơ giới. Từ đó có thể dẫn đến trật khớp vai hoặc mất ổn định vai.
Triệu chứng của xương vai bị gãy
Những triệu chứng của gãy xương vai điển hình nhất bao gồm:
- Đau nhức ở vùng vai.
- Sưng tấy, bầm tụ máu.
- Nhạy cảm với cảm giác đau.
- Biến dạng hoặc vết sưng tại vị trí gãy xương
- Đổi màu xung quanh vùng vai.
- Không có khả năng cử động cánh tay bình thường mà không bị đau (bất kỳ cử động nhẹ nào cũng có thể gây đau vùng vai).
- Vai của bạn có cảm giác như bị tuột ra khỏi ổ khớp (vai không ổn định).
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nói trên, hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Mục đích là để các bác sĩ xác định xem bạn có bị gãy xương ở vai hay không.
Chẩn đoán xương vai bị gãy như thế nào?
Để chẩn đoán xương vai bị gãy, các bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm hình ảnh nâng cao. Mục đích là để xác định chính xác vị trí gãy xương và mức độ nghiêm trọng của tình trạng gãy xương vùng vai. Những cận lâm sàng có thể thường được sử dụng để chẩn đoán gãy xương vai, bao gồm:
- Chụp X Quang vùng vai.
- Chụp CT SCan vai.
- MRI vùng vai
- Siêu âm cơ xương khớp vùng vai.
Những hình ảnh thu được cho phép các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh xác định một cách chính xác nhất xương vai gãy. Từ đó hỗ trợ cho các bác sĩ chuyên khoa đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Điều trị gãy xương vai như thế nào?
1. Điều trị Nội khoa
Hầu hết các trường hợp gãy xương không di lệch đòi hỏi phải cố định trong băng quấn. Thời gian cố định cho đến khi vết gãy lành lại đủ để có thể thoải mái. Đồng thời người bệnh có thể cử động mà không có nguy cơ làm các mảnh gãy rời ra. Chụp X Quang sẽ được sử dụng để xác định xem liệu vết gãy đã lành đủ để cho phép các bài tập chuyển động hay chưa.
Điều quan trọng là duy trì sự linh hoạt của khuỷu tay, cổ tay và các ngón tay khi nghỉ ngơi vai. Với sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể bắt đầu cử động vai khi vết gãy lành. Nếu cử động cánh tay quá sớm, điều này có thể làm chậm quá trình lành thương, nhưng cử động quá ít sẽ dẫn đến cứng khớp.
Xem thêm: Gãy xương cánh tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị Nội khoa có thể kết hợp để điều trị gãy vai bao gồm:
- Uống thuốc giảm đau Paracetamol và/hoặc kháng viêm Non Steroid như Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen,…
- Thuốc dinh dưỡng cho khớp như Glucosamin, Chondroitin Sulfate.
- Vật lý trị liệu khi vết gãy đã lành.
2. Điều trị Ngoại khoa
Gãy xương ở vai có thể nặng và kết hợp với tổn thương nhiều vùng da và cơ xung quanh. Khi ấy, các bác sĩ phẫu chấn thương chỉnh hình sẽ có thể hợp tác với các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Mục đích là để giúp tái tạo các mô mềm ở vai.
Các chuyên khoa phẫu thuật tiên tiến nhất sẽ được phối hợp để đảm bảo kết quả tốt nhất có thể cho những ca gãy xương vai nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ phẫu thuật hiện nay trên thế giới đang không ngừng nghiên cứu các kỹ thuật và công nghệ. Mục tiêu là để thực hiện các ca phẫu thuật vai nhanh hơn và dễ dàng hơn cho bệnh nhân.
Xem thêm: Gãy xương hông: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Có nhiều loại gãy xương khác nhau. Vì vậy, việc điều trị gãy vai sẽ khác nhau tùy thuộc vào vùng vai bị thương và mức độ nghiêm trọng của gãy xương. Các loại phẫu thuật gãy xương vai có thể được thực hiện bao gồm:
Phẫu thuật cố định gãy xương vai
Nếu xương bị di lệch hoặc có vết gãy hở (nơi xương đâm qua da), phẫu thuật là cần thiết để sửa chữa chỗ gãy. Đồng thời sửa chữa bất kỳ dây chằng, gân và cơ bị hư hỏng nào. Để giúp xương trở lại đúng vị trí, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ sử dụng phần cứng chuyên dụng như đĩa, vít hoặc ghim. Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành ghép xương và sửa chữa các mô mềm như dây chằng và gân. Đối với những trường hợp gãy xương nặng sẽ phải thay khớp vai.
Phẫu thuật thay thế một phần vai
Nếu bạn bị gãy xương vai nghiêm trọng, bạn có thể phải thay một phần vai. Đối với thủ thuật này, một thiết bị thay thế vai thông thường, được tạo thành từ một quả bóng kim loại và thân. Nó sẽ thay thế lồi cầu bị hư hỏng và phần trên của xương cánh tay. Những người được thay thế một phần vai sẽ ít bị đau hơn. Đồng thời cải thiện chức năng và tăng phạm vi chuyển động, cho phép chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Thay thế toàn bộ vai đảo ngược
Trong một số trường hợp, gãy xương vai nghiêm trọng sẽ được thay thế toàn bộ vai đảo ngược. Trong thay thế toàn bộ vai đảo ngược, ổ khớp và lồi cầu kim loại sẽ được lắp vào. Lồi cầu kim loại được gắn vào ổ khớp và hõm tạo hình được cố định vào phần xương. Những người trải qua quá trình thay thế toàn bộ vai đảo ngược sẽ giảm đau. Đồng thời cải thiện chức năng và phạm vi chuyển động.
Phẫu thuật gãy vai không liền hoặc liền lệch
Không liền là tình trạng xương gãy không lành. Gãy xương liền lệch là tình trạng xương bị gãy đã lành không đúng vị trí, thường gây ra biến dạng. Điều trị có thể bao gồm phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng (nếu có). Mục đích là để ổn định tốt hơn chỗ gãy hoặc kích thích xương phát triển bằng cách ghép xương.
Xem thêm: Gãy xương hàm dưới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Các bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình sẽ thực hiện phẫu thuật sửa chữa liền lệch phức tạp bằng phương pháp ghép xương có mạch máu. Ghép xương có mạch máu cho phép cấy ghép mô xương sống để thay thế mô xương bị tổn thương. Tuy nhiên, các cơ sở y tế trên toàn thế giới thực hiện ghép xương mạch máu là khá ít.
Phục hồi sau phẫu thuật gãy xương vai
Mục tiêu phục hồi sau phẫu thuật là lấy lại càng nhiều sức mạnh, phạm vi chuyển động và chức năng ở vai càng tốt. Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần được nghỉ ngơi nhiều và giữ cho vai và cánh tay của bạn bất động trong một chiếc băng hoặc băng quấn. Khi xương bắt đầu lành lại, bạn sẽ làm việc với các bác sĩ vật lý trị liệu. Họ sẽ đề nghị các bài tập để phục hồi khả năng vận động và chức năng của vùng vai.
Những rủi ro của phương pháp điều trị phẫu thuật gãy xương vùng vai
Một số rủi ro của phẫu thuật điều trị gãy vai bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề lành vết thương. Cũng như chảy máu hoặc tổn thương các dây thần kinh và mạch máu gần chỗ gãy. Đôi khi vai rất cứng. Trong một số trường hợp, vết gãy không lành và người bệnh có thể phải tiến hành phẫu thuật khác.
Những điều bạn cần biết về phẫu thuật điều trị gãy xương vai
1. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật
Những việc cần làm trước khi phẫu thuật bao gồm:
- Hoàn thành mọi xét nghiệm trước khi phẫu thuật hoặc công việc trong phòng thí nghiệm do bác sĩ chỉ định.
- Sắp xếp để nhờ ai đó chở bạn từ bệnh viện về nhà.
- Hạn chế dùng aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) một tuần trước khi phẫu thuật.
- Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì sau nửa đêm vào đêm trước khi phẫu thuật.
2. Trong ngày phẫu thuật
Người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:
- Nếu bạn hiện đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy uống chúng vào ngày phẫu thuật chỉ với một ngụm nước.
- Không đeo bất kỳ đồ trang sức nào, xỏ khuyên trên cơ thể, trang điểm, sơn móng tay, kẹp tóc hoặc kính áp tròng.
- Để những vật có giá trị và tiền bạc ở nhà.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
3. Sau phẫu thuật
Các bác sĩ sẽ đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái và bạn được giảm đau sau phẫu thuật một cách đầy đủ nhất. Bạn sẽ nhận được đơn thuốc của bác sĩ. Và cánh tay của bạn sẽ được đặt trong một chiếc địu. Bác sĩ phẫu thuật và / hoặc nhà trị liệu vật lý của bạn sẽ cho bạn biết liệu có cần thực hiện bất kỳ bài tập nào hay không.
4. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật gãy xương vai là bao lâu?
Điều này thường bị ảnh hưởng bởi mức độ nghiêm trọng của chấn thương ban đầu của bạn. Bạn có thể cần hỗ trợ thay quần áo, tắm, rửa và ăn uống trong 5 đến 10 ngày. Các bác sĩ sẽ đảm bảo rằng bạn có đủ lượng thuốc giảm đau để bạn cảm thấy thoải mái.
Bác sĩ sẽ khám và đánh giá X-quang để xác định tiến triển của bạn. Bạn nên trở lại làm việc sớm hơn đối với công việc văn phòng, và muộn hơn đối với các công việc liên quan đến lao động chân tay.
Lời kết
Nói tóm lại, gãy xương vai là một trong những loại gãy xương khá phổ biến. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vết gãy sẽ lành và gắn đúng vị trí. Vì vậy, người bị gãy vai nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mục tiêu là để nhanh chóng phục hồi và lấy lại sự vận động bình thường cho vai và cánh tay.
Xem thêm: Bó bột sau gãy xương: Những điều cần biết
Từ khóa » Gãy Khớp Vai
-
Chấn Thương Vai Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
4 Chấn Thương Vai Thường Gặp: Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Tránh
-
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Thay Khớp Vai? | Vinmec
-
Các Phương Pháp điều Trị Gãy Xương đòn Vai | Vinmec
-
Phẫu Thuật Thay Khớp Vai Nhân Tạo Cho Bệnh Nhân Lớn Tuổi Bị Gãy ...
-
TRẬT KHỚP VAI - CHẤN THƯƠNG KHÔNG THỂ COI THƯỜNG
-
Gãy Xương Bả Vai - Hello Bacsi
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BẢ VAI
-
Phác đồ điều Trị Gãy Xương Bả Vai
-
Gãy đầu Trên Xương Cánh Tay - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals
-
Làm Thế Nào để Nắn Trật Khớp Vai Trước: Nắn Chỉnh Xương Vai
-
Trật Khớp Vai Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Chữa Trị Thế Nào?
-
TRẬT KHỚP VAI - Bệnh Viện Quân Y 7A