GDCD 6 Bài 6: Tự Nhận Thức Bản Thân Chân Trời Sáng Tạo - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tự nhận thức bản thân là gì?
1.2. Biểu hiện tự nhận thức bản thân
1.3. Ý nghĩa tự nhận thức bản thân
2. Bài tập minh họa
2.1. Khởi động
2.2. Khám phá
3. Luyện tập
3.1. Trắc nghiệm
3.2. Bài tập SGK
4. Hỏi đáp Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Tóm tắt bài
1.1. Tự nhận thức bản thân là gì?
- Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
1.2. Biểu hiện tự nhận thức bản thân
- Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin, cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.
- Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần: nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân, lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản
1.3. Ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân
- Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân.
- Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân
- Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.
Bài tập minh họa
2.1 Khởi động
Em hãy viết ra giấy các thông tin sau và chia sẻ với người bạn bên cạnh.
- Ba điều mà em thích
- Ba điều mà em không thích
- Ba điểm mạnh của em
- Ba điều cần cố gắng của em
- Ước mơ của em.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế bản thân để trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn giải:
- Ba điều mà em thích: nghe nhạc, chơi điện tử, đi du lịch
- Ba điều mà em không thích: đọc sách, làm bài tập, học tiếng anh.
- Ba điểm mạnh của em: chơi thể thao, học vẽ, review địa điểm du lịch
- Ba điều cần cố gắng của em: chăm chỉ, kiên nhẫn, siêng năng
- Ước mơ của em: làm hướng dẫn viên du lịch
2.2. Khám phá
Câu hỏi khám phá phần 1:
Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Mình là Linh, năm nay mười một tuổi và đang là học sinh lớp 6 của trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Mình thấp và mũm mĩm nên mọi người gọi mình là Doraemon. Mình không thấy buồn mà ngược lại mình rất thích biệt danh đó, vì Doraemon là nhân vật truyện tranh mà mình vô cùng yêu thích. Mình có nước da ngăm đen giống bố. Lúc đầu, mình cảm thấy hơi tự ti, nhưng mẹ mình nói rằng da ngăm đen trông rất khỏe mạnh.
Là con út trong gia đình, mình được bố và mẹ yêu quý nhưng không vì thế mà mình ỷ lại, lười biếng. Ngoài thời gian học, mình và chị thường chăm sóc cây xanh và nấu ăn cùng mẹ.
Ở lớp, mình là học sinh có học lực khá. Mình luôn cởi mở, hòa đồng nên được các bạn yêu quý. Tuy nhiên, mình cũng có điểm chưa tốt là rất dễ nổi nóng. Mình tự nhủ sẽ cố gắng khắc phục hạn chế này để hoàn thiện bản thân hơn.
1. Bạn Linh đã tự nhân ra các đặc điểm nào của bản thân?
2. Từ câu chuyện của bạn Linh, em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân?
Phương pháp giải:
Xử lý tình huống
Tóm tắt câu chuyện:
Bạn Linh năm nay 11 tuổi là học sinh lớp 6, Linh có thân hình mũm mĩm, có làn da ngăm đen giống bố và được các bạn đặt biệt danh là Doraemon. Nhưng Linh không thấy tự tin về điều đó vì Doraemon là nhân vật hoạt hình yêu thích. Linh không ỷ lại, lười biếng mà rất chăm chỉ học tập, chăm sóc cây xanh, tuy nhiên Linh có tật xấu là dễ nổi nóng, Linh tự nhận ra điểm yếu của bản thân và tự nhủ sẽ cố gắng khắc phục hạn chế và hoàn thiện bản thân hơn
Hướng dẫn giải:
1. Bạn Linh tự nhận ra những đặc điểm của bản thân: Linh có làn da ngăm đen giống bố; thân hình mũm mĩm như Đoraemon; tính tình dễ nổi nóng; Linh vui vẻ, hòa đồng rất được bạn bè yêu quý.
2. Từ câu chuyện của bạn Linh em hiểu tự nhận thức bản thân là: Em cần nhận thức rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, từ đó phát triển những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế điểm yếu của bản thân.
Câu hỏi khám phá phần 2:
Em hãy đọc các thông tin và cho biết bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã nhận thức bản thân như thế nào
1. Long nhận ra mình khá thông minh bởi trong những lần cùng giải bài tập với các bạn, Long luôn là người tìm ra cách giải nhanh và đáp án chính xác.
2. Vân có thói quen ghi chép lại suy nghĩ, cảm xúc, việc làm hằng ngày của mình vào nhật kí. Khi đọc lại, Vân nhận ra mình khá nhút nhát bởi nhiều lần biết đáp án nhưng không dám xung phong để trả lời câu hỏi của thầy cô.
3. Khi tham gia hội thi “Nét đẹp Đội viên” do trường tổ chức, Ân đã trình diễn bộ trang phục của mình với phong thái rất tự tin dù đó là lần đầu tiên thể hiện. Ân rất thích thú khi khám phá ra khả năng này của bản thân.
4. Nhiều bạn trong lớp nhận xét Hiếu rất dễ nổi giận nếu ý kiến của Hiếu không được các bạn khác đồng tình. Điều này khiến các bạn e ngại khi thảo luận nhóm với Hiếu. Vì vậy, Hiếu tự nhủ sẽ phải thay đổi để bình tĩnh hơn.
- Theo em, việc tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa theo hiểu biết và nhận thức của bản thân liên hệ thực tế trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn giải:
1. Các bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã tự nhận thức bản thân bằng cách:
- Long nhận thức ra mình khá thông minh môn toán trong những lần giải toán cùng các bạn.
- Vân nhận thức ra mình hơi nhút nhát từ những lần ghi lại thói quen suy nghĩ, cảm xúc của mình vào nhật kí.
- Ân nhận thức ra mình rất tự tin khi tham gia hội thi “Nét đẹp đội viên” của trường.
- Hiếu nhận thức ra mình hay nóng giận từ các lời nhận xét của các bạn trong lớp, khi hoạt động nhóm các bạn rất ngại khi học cùng nhóm với Hiếu.
2. Theo em, việc tự nhận thức bản thân có ý nghĩa: chúng ta hiểu về chính mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân, tự tin, cởi mở, phát triển những điều tốt, khắc phục những điều chưa tốt, tự nhận thức bản thân giúp ta khám phá ra những khả năng tiềm ẩn của chính mình mà từ trước đến giờ mình chưa nhận ra.
Câu hỏi khám phá 3:
1. Dựa vào bảng thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào:
2. Em hãy chọn một trong các chủ đề sau đây để thuyết trình ngắn gọn trong nhóm:
- Tự tin là chính mình.
- Chấp nhận và tôn trọng bản thân.
- Thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân, kết hợp rèn luyện khả năng thuyết trình để trả lời
Hướng dẫn giải:
1. Dựa vào các thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách:
Hình 1: Tham gia các hoạt động sinh hoạt, học tập hằng ngày.
Hình 2: Lắng nghe ý kiến người khác như thầy cô, bạn bè, những người xung quanh
Hình 3: Tham gia các hoạt động thử thách để khám phá bản thân.
2. Em hãy chọn một trong các chủ đề sau đây để thuyết trình ngắn gọn trong nhóm: (HS tự liên hệ bản thân)
Luyện tập
Sau bài học các em cần nắm được các yêu cầu sau:
+ Trình bày khái niệm và ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân.
+ Nêu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
+ Biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh
+ Xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6 Chân trời sáng tạo cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của sống tích cực, tự giác, tự nhận thức bản thân?
- A. Giúp bản thân làm được mọi điều
- B. Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp
- C. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết
- D. Mở mang tầm hiểu biết
-
Câu 2:
Đâu không là ý nghĩa của người sống tự nhận thức bản thân?
- A. Giúp bản thân làm được mọi điều.
- B. Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
- C. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết.
- D. Mở mang tầm hiểu biết.
-
Câu 3:
Tự nhận thức bản thân là gì?
- A. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
- B. Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
- C. Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân.
- D. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 6 Chân trời sáng tạo để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 26 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 2 trang 27 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Vận dụng 1 trang 27 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 26 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 2 trang 26 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 26 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 27 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 28 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 6 trang 28 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 28 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Hỏi đáp Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
NONEBài học cùng chương
GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ Chân trời sáng tạo GDCD 6 Bài 2: Yêu thương con người Chân trời sáng tạo GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì Chân trời sáng tạo GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật Chân trời sáng tạo GDCD 6 Bài 5: Tự lập Chân trời sáng tạo ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6
Toán 6
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 6 Kết Nối Tri Thức
Toán 6 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 6 CTST
Giải bài tập Toán 6 KNTT
Giải bài tập Toán 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 6
Ngữ văn 6
Ngữ Văn 6 CTST
Ngữ Văn 6 KNTT
Ngữ Văn 6 Cánh Diều
Soạn Văn 6 CTST
Soạn Văn 6 KNTT
Soạn Văn 6 Cánh Diều
Văn mẫu 6
Tiếng Anh 6
Giải Tiếng Anh 6 CTST
Giải Tiếng Anh 6 KNTT
Giải Tiếng Anh 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Cánh Diều
Giải Sách bài tập Tiếng Anh 6
Khoa học tự nhiên 6
Khoa học tự nhiên 6 CTST
Khoa học tự nhiên 6 KNTT
Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều
Giải bài tập KHTN 6 CTST
Giải bài tập KHTN 6 KNTT
Giải bài tập KHTN 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6
Tin học 6
Tin học 6 CTST
Tin học 6 KNTT
Tin học 6 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 6 CTST
Giải bài tập Tin học 6 KNTT
Giải bài tập Tin học 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 6
Lịch sử và Địa lý 6
Lịch sử & Địa lí 6 CTST
Lịch sử & Địa lí 6 KNTT
Lịch sử & Địa lí 6 Cánh Diều
Giải bài tập LS và ĐL 6 CTST
Giải bài tập LS và ĐL 6 KNTT
Giải bài tập LS và ĐL 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6
Công nghệ 6
Công Nghệ 6 CTST
Công Nghệ 6 KNTT
Công Nghệ 6 Cánh Diều
Giải bài tập Công Nghệ 6 CTST
Giải bài tập Công Nghệ 6 KNTT
Giải bài tập Công Nghệ 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công nghệ 6
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 6
Tư liệu lớp 6
Đề thi
Đề thi giữa HK1 lớp 6
Đề thi giữa HK2 lớp 6
Đề thi HK1 lớp 6
Đề thi HK2 lớp 6
Xem nhiều nhất tuần
Video Toán nâng cao lớp 6
Đề cương HK1 lớp 6
Văn mẫu về Cô bé bán diêm
Văn mẫu về Bánh chưng, bánh giầy
Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 16: Hỗn hợp các chất
Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Có Mấy Cách Tự Nhận Thức Bản Thân Gdcd 6
-
Lý Thuyết Bài 6: Tự Nhận Thức Bản Thân GDCD 6 Cánh Diều
-
Lý Thuyết Bài 6: Tự Nhận Thức Bản Thân GDCD 6 Chân Trời Sáng Tạo
-
Tự Nhận Thức Bản Thân - GDCD 6 Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
-
GDCD 6 Sách Cánh Diều - Tự Nhận Thức Bản Thân
-
GDCD 6 Bài 6 : Tự Nhận Thức Bản Thân Kết Nối Tri Thức
-
Giáo Dục Công Dân 6 Bài 6 Tự Nhận Thức Bản Thân Kết Nối Tri Thức
-
Giáo Dục Công Dân 6 Bài 6 Tự Nhận Thức Bản Thân Chân Trời Sáng Tạo
-
[Cánh Diều] Giải GDCD 6 Bài 6: Tự Nhận Thức Bản Thân - Top Lời Giải
-
Lý Thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự Nhận Thức Bản Thân | Kết Nối Tri Thức
-
Lý Thuyết Bài 6: Tự Nhận Thức Bản Thân GDCD 6 Cánh Diều - Học Tốt
-
Giải SGK GDCD 6 Bài 6: Tự Nhận Thức Bản Thân - Cánh Diều
-
[Sách Kết Nối] Giải GDCD 6 Bài 6: Tự Nhận Thức Bản Thân
-
Lý Thuyết Tự Nhận Thức Bản Thân GDCD 6 Kết Nối Tri Thức - Tìm đáp án
-
Đọc Một Số Cách Tự Nhận Thức Bản Thân Dưới đây Và Trả Lời Câu Hỏi