GDCD 8- Hay Tuyệt - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (209 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Tư liệu khác
GDCD 8- Hay tuyệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.55 KB, 209 trang )

GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 Ngày soạn:………………. Ngày dạy:…………… Dạy lớp……………. ……………… ……………. ……………… …………….Tiết 1 Bài 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải; - Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải.- Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống. 2. Kỹ năng: - Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phảitrong cuộc sống. - Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải. - Rèn luyện thói quen biết kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọnglẽ phải. 3. Thái độ: - Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong xã hội. - Biết phê phán hành vi không tôn trọn lẽ phải. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên : - SGK, SGV, TLTK - Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải. 2. Học sinh: - Nghiên cứu bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ (5’ )- Kiểm tra sự chuẩn bị về sách, vở, dụng cụ học tập của học sinh.- GV: Nhận xét. *. Đặt vấn đề :Cho cho học sinh theo dõi tiểu phẩmPhân vai: Lớp trưởng: LanTổ trưởng tổ 1: MaiTổ trưởng tổ 2: Lâm Tổ trưởng tổ 3: ThắngTổ trưởng tổ 4: Mạnh(Tại lớp 8A đang diễn ra buổi họp cán bộ lớp)Lan(LT): Ngày lễ khai giảng năm học mới, nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục,đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt. Có ai có ý kiến về vấn đề này?Mai(T1): Theo mình không cần phải mặc đồng phục, nên để mọi người mặc tự do miễn làđẹp.Lâm(T2): Theo mình năm nay nên đổi mới. Các bạn nữ mặc váy còn các bạn nam mặcquần bò, áo phông để cho nó hiện đại và mốt. GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 1 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 Mạnh(T4): Mình không đồng ý với ý kiến của Mai và Lâm. Chúng ta nên mặc đồng phụcvì nó có ý nghĩa với học sinh và phù hợp với ngày lễ long trọng.Lan: Giờ còn bạn Thắng cho biết ý kiến.Thắng(T3): Theo mình ý kiến của Mạnh là đúng. Chúng ta đang tuổi HS THCS nên mặcđúng quy định của nhà trường mới tốt nhất.Lớp trưởng: Vừa rồi cúng ta đã phát biểu ý kiến của mình. Bây giờ mình xin kết luận:Chúng ta mặc đồng phục trong lễ khai giảng.(Các bạn đều vỗ tay đồng ý vui vẻ)GV: Qua tiểu phẩm trên các em có nhận xét gì?HS bày tỏ quan điểm cá nhân.GV: Việc làm của Mạnh, Thắng, Lan thể hiện đức tính gì?HS: Trả lời.GV: Để hiểu thêm về việc làm thể hiện đức tính của các bạn. Chúng ta học bài học hômnay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HSGVGV ? ? ? ?GV Hoạt động 1Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần Đặt vấn đề. Mời 2 bạn có giọng đọc tốt đọc chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hóa - Nguyễn Quang Bích.Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Những việc làm của quan Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?Hình bộ Thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì ?Trước sự việc đó quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích đã làm gì ?Việc làm của quan tuần phủ thể hiện ông là người như thế nào?Ghi nhanh ý kiến lên bảngTổ chức cho HS thảo luận nhóm liên hệ thực tế bằng câu hỏi sau : ( Chia lớp làmI. ĐẶT VẤN ĐỀ.( 10’)HS theo dõi bạn đọcHS trao đổi, trả lời cá nhân-> Ăn hối lộ của tên nhà giàu.- Ức hiếp dân nghèo.- Xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”.-> Xin tha cho tri huyện.-> Bắt tên nhà giàu, trả ruộng cho người nông dân.- Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp.- Cắt chức Tri huyện Thanh Ba.- Không nể nang, đồng lõa việc xấu.->Việc làm của quan tuần phủ chứngtỏ ông là người dũng cảm , trung thựcdám đấu tranh để bảo vệ lẽ phảikhông chấp nhận những điều sai trái.Luôn bảo vệ chân lý, tin tưởng lẽ phải Thảo luận nhómCác nhóm cử nhóm trưởng và thư kí GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 2 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 ? ? ?GVGV ?GV ?GV3 nhóm ) ( Gv treo bảng phụ ) Nhóm 1Tình huống 1: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đasố các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử lí như thế nào? Nhóm 2Tình huống 2 : Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? Nhóm 3Tình huống 3: Theo em trong các trường hợp tình huống 1, 2 hành động thế nào được coi là phù hợp, đúng đắn? Hướng dẫn các nhóm thảo luận. Nhận xét. Kết luậnTheo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung củaxã hội ? điều đó thể hiện đức tính gì ? Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài họcQua phần tìm hiểu chuyện và phần liênhệ thực tế chúng ta cùng tìm hiểu kháiniệm và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. Vậy theo em thế nào là lẽ phải ?Chốt lại, ghi bảng nội dung bài học 1 ( yêu cầu HS đọc bài học 1 SGK - 4 )ghi chép lại các ý kiến cử đại diện lêntrình bày.HS nhóm 1 có thể đưa ra ý kiến :Tình huống 1: Trong trường hợp trên, nếu thấy ý kiến của bạn đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lí.HS nhóm 2 trả lời :Tình huống 2: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không làm như vậy.HS nhóm 3 có thể trả lời :Tình huống 3: Để có cách xử sự phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái.HS các nhóm trình bày ý kiếnHS trả lời cá nhân=>Cả 3 cách xử sự trên đều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội .Đó là biểu hiện của lẽphải .II. NỘI DUNG BÀI HỌC (15’)HS trả lời rút ra nội dung bài học 11. Khái niệm:- Lẽ phải : Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 3 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GV ? ?GV ?GV ?GVGVĐưa ra một số ví dụ, yêu cầu HS giải thích. *Đối với những việc làm như :-Vi phạm luật giao thông đường bộ .-Vi phạm nội quy ở trường lớp.-Làm trái các qui định của pháp luật .Đó có phải là lẽ phải không ? Vớinhững việc làm đó ta cần bày tỏ thái độhành động gì ?Vậy thế nào là tôn trọng lẽ phải ?Chốt lại nội dung bài học 1 ( SGk-4 ) yêu cầu HS đọc và ghi vở.Theo em như thế nào là biểu hiện về tôn trọng lẽ phải? Nhận xét , chốt lại ý đúng lên bảngVậy qua phần tìm hiểu trên theo em tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?Chốt lại nội dung bài học 2 ( SGK-4 ) yêu cầu HS đọc Cho học sinh liên hệ các hành vi tôntrọng và không tôn trọng lẽ phải trongcuộc sống hàng ngày.( chia lớp thành 2đội cho HS thảo luận 3 phút )GV kẻ bảng làm đôi và tổ chức trò chơiHS trả lời : Không phải là lẽ phải-> Không chấp nhận và không làm những việc sai trái -> đó là sự tôn trọnglẽ phải.HS nhận định và tả lời- Tôn trọng lẽ phải : Là công nhận, ủng hộ và tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn , biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.1 HS đọc , cả lớp ghi bài họcHS trao đổi, trả lời cá nhân.- Biểu hiện: Thái độ, lời nói, cử chỉ vàhành động, ủng hộ, bảo vệ điều đúng đắn của con người.HS ghi vởHS trả lời rút ra nội dung bài học 2 2. Ý nghĩa : - Tôn trọng lẽ phải giúp con người cócách cư xử phù hợp, làm lành mạnhmối quan hệ xã hội, góp phần thúcđẩy xã hội ổn định và phát triển.1 HS đọc , cả lớp ghi vởHS đại diện mỗi đội 5 bạn thảo luậnviết đáp án vào cột GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 4 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 ? ?GV ?GV“Ai nhanh hơn, ai giỏi hơn”.Mỗi đội từ5-7 em .Đội 1 : Tìm những biểu hiện của hànhvi tôn trọng lẽ phải ?Đội 2 : Tìm những biểu hiện của hànhvi không tôn trọng lẽ phải ? Nhận xét , bổ sung và kết luận Xung quanh chúng ta có nhiều hành vitôn trọng lẽ phải song cũng có nhiềuhành vi không tôn trọng lẽ phải, chúngta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọnglẽ phải, biết bày tỏ thái độ đồng tình,ủng hộ và bảo vệ chân lý, lẽ phảiLà học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ? Nhận xét, chốt lại một số biện pháp rèn luyện ( Ghi bảng ) Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập SGK Đội 1 có thể đưa ra các đáp án- Tôn trọng lẽ phải.+ Chấp hành nội quy nơi sống và làmviệc .+ Phê phán việc làm sai trái.+ Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích ,đánh giá ý kiến hợp lý.+ Tôn trọng các quy định của nhàtrường đề ra . Đội 2 có thể đưa ra các đáp án- Không tôn trọng lẽ phải.+ Làm trái quy định của pháp luật + Vi phạm nội quy trường học + Thích việc gì thì làm + Không dám đưa ra ý kiến của mình + Không muốn mất lòng ai gió chiềunào che chiều ấy.HS trả lời tự do * Biện pháp rèn luyện+ Chấp hành nội quy trường, lớp+ Bảo vệ môi trường + Chấp hành luật lệ giao thông+ Phòng chống tệ nạn xã hội+ Giữ gìn phẩm chất đạo đứcHS ghi vởIII. BÀI TẬP (8’)- HS: Đọc yêu cầu BT 1, 2, .- HS: Trình bày BT. GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 5 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GVGVGVGVGVGVGV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2, (Trang 4,5-SGK). Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 SGK.Yêu cầu học sinh cả lớp cùng suy nghĩ Nhận xét.Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập 2 ,3( SGK- 5 )Nhận xét, kết luận 1- Bài tập 1 ( SGK -4 ) Cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời :.- Đáp án: Chọn đáp án C vì trướcđó chúng ta cần tôn trọng bạn là lắngnghe. Nếu ý kiến đó là đúng ta cầnđồng tình, ủng hộ và đồng thời phântích cho các bạn khác cùng hiểu . Đâylà hành vi biết tôn trọng lẽ phải.2. Bài tập 2 (SGK – 5 ). HS suy nghĩ, trả lời :- Đáp án. Chọn phương án C, vìmột người bạn tốt là người chỉ cho tathấy những khuyết điểm của mình .Trong tình huống này , nếu ta buôngxuôI thì bạn càng lún sâu vào khuyếtđiểm . Vì vậy ta cần giúp bạn bằngcách góp ý chân thành với bạn để bạntiến bộ. 3 Bài tập 3 ( SGK – 5 ). - Đáp án : a, c, e 3. Củng cố , luyện tập ( 6’)GV : - Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài học - Yêu cầu học sinh đọc nhanh một tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. Và giải thích câu: Gió chiều nào theo chiều ấy. HS trình bày. GV kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, nếu ai càng có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt những quy định chung của gia đình, nhà trường, cộng đồng… thì sẽ góp phần làm cho xã hội càng trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn. 4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà (1’) - Học thuộc nội dung bài học - Làm các bài tập còn lại SGK ( Bài 4,5 ,6 ) - Đọc, chuẩn bị bài : Liêm khiết */ Tài liệu tham khảoTruyện đọc: Vụ án "Trái đất quay"Tục ngữ: - Gió chiều nào xoay chiều ấy- Dĩ hoà vi quý- Nói phải củ cải cũng nghe Danh ngôn: GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 6 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 "Người ta sống trong một ngày, có được nghe câu nói phải, trông thấy được một điều phải, làm được một việc làm phải, ngày ấy mới không hư sinh" Trần My Công "Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận" Descartes*********************************************************************** Ngày soạn:…………… Ngày dạy:………………… Dạy lớp :………… …………………… …………… …………………… ………… Tiết 2: Bài 2: LIÊM KHIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức :- HS hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiếttrong cuộc sống hàng ngày- Vì sao cần phải sống liêm khiết?- Muốn sống liêm khiết thì phải làm gì? 2. Kỹ năng:HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sốngliêm khiết. 3. Thái độ:HS có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đồng thời phê phán hành vi của những người thiếu liêm khiết trong cuộc sống.II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:1. Giáo viện - SGK và sách GV lớp 8. - Chuyện đọc. - Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về liêm khiết. - Giấy Ao + bút dạ. - Đèn chiếu (nếu có). - Các loại báo liên quan đến pháp luật. 2. Học sinh: - SGK – GDCD 8 - Nghiên cứu bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra15’)Câu 1 : Lẽ phải là gì ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải?Câu 2: Theo em, người HS cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ? Đáp án + biểu điểm : GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 7 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 Câu 1 : - Lẽ phải là những điều đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội.( 2đ ) - Tôn trọng là bảo vệ, công nhận, tuân theo và ủng hộ những điều đúng đắn.( 2đ ) - Làm lành mạnh mối quan hệ xã hội , thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh ( 2đ)Câu 2 : * Biện pháp rèn luyện ( 4đ) + Chấp hành nội quy trường, lớp + Bảo vệ môi trường + Chấp hành luật lệ giao thông + Phòng chống tệ nạn xã hội + Giữ gìn phẩm chất đạo đức * Đặt vấn đề :GV đưa ra các tình huống (Có thể chiếu lên máy hoặc ghi sẵn trên giấy Ao, bảng phụ).Tình huống 1: Em Hà HS lớp 9A nhặt được ví tiền, nhờ công an trả lại người mất.Tình huống 2: Chú Minh cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm pháp luật.Tình huống 3: Giám đốc hải quan tỉnh L. nhận hối lộ của những người buôn lậu qua biên giới.HS: Quan sát các tình huống trên.GV: Những hành vi trên thể hiện đức tính gì? HS: Suy nghĩ trả lời.GV: Mời vài HS phát biểu ý kiến.GV :Trong cuộc sống, chúng ta cũng muốn sống thanh thản, thoải mái, vui tươi. Để đạt được điều này chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tính liêm khiết. Liêm khiết là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. 2. Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HSGVGV ? Hoạt động 1 Hướng dẫn HS tìm những biểu hiện của liêm khiết.Mời 3 HS đọc mục đặt vấn đềGV nhận xétHướng dẫn HS thảo luận theo 3 nhóm( GV phân câu hỏi cho từng nhómthảo luận )Nhóm 1 : . Bà Mari Quy-ri đã cónhững việc làm gì ? Hành động đó thểhiện đức tính gì ?I. ĐẶT VẤN ĐỀ ( 15’) 1. Nhận xét tình huống.HS đọc diễn cảmHS thảo luận nhóm, cử thư kí ghi chép, đại diện trả lời* HS nhóm 1 có thể trả lời :- Bà Mari Quy-ri và chồng đã có nhữngđóng góp cho thế giới những sản phẩm cógiá trị khoa học và kinh tế.- Không giữ bản quyền sáng chế chomình, sẵn sàng sống túng thiếu. GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 8 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 ? ? ? ?GVGV ? Nhóm 2: Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của Dương Chấn?Nhóm 3: Em có nhận xét gì về cáchsuy nghĩ của Bác Hồ qua bài viết củanhà báo Mĩ ? Những cách xử sự đó có điểm gì chung? Em có suy nghĩ gì về cách cư xử đó ?Nhận xét, kết luận : Cách xử sự của 3 nhân vật trên là những tấm gương sáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục.Hướng dẫn HS tìm những biểu hiệnliêm khiết và trái với liêm khiết.Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập lối sống liêm khiết có còn phù hợp nữa không? có ý nghĩa gì không ? Thảo luậnChia lớp làm 2 dãy ,yêu cầu HS thảo - Bà gửi biết tài sản cho trẻ mồ côi- Không nhận món quà của tổng thống-> Bà Ma - ri- Quy ri không vụ lợi, thamlam sống có trách nhiệm với gia đình vàxã hội.Nhóm 2 trả lời các ý sau :- Từ chối vàng bạc Vương Mật mang đếnbiếu.- Ông nói tiến cử người làm việc tốt chứkhông cần vàng.-> Đức tính thanh cao , vô tư không vụlợi.Nhóm 3 trả lời :.- Cụ sống như những người Việt Nambình thường- Khước từ nhà cửa, quân phục, huân huychương-> Bác Hồ là người Việt Nam trong sạchvà liêm khiết.HS trả lời tự do rút ra bài học :=> Điểm chung: Sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư, có trách nhiệm mà không đòihỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào.-> Những cách xử sự của bà Ma ri Quy ri, Dương Chấn và Bác Hồ là những tấm gương sáng để chúng ta kính phục học tập và noi theo.HS ghi vởHS trao đổi, trả lời cá nhân->Việc học tập đó làm cho cuộc sống tốtđẹp hơn nên rất cần thiết và có ý nghĩa. GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 9 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GV ? ?GVGVluận câu hỏi sau :Dãy 1 : Nêu những hành vi biểu hiện lối sống liêm khiết trong cuộc sống hành ngày ? .Dãy 2 : Nêu những hành vi trái vớiđức tính liêm khiết. Nhận xét, kết luận :Trong điều kiện hiện nay, lối sống thựcdụng, chạy theo đồng tiền có xu hướngngày càng gia tăng, việc học tập nhữngtấm gương đó càng trở nên cần thiết vàcó ý nghĩa. Bởi lẽ điều đó giúp mọingười phân biệt được những hành vi thểhiện sự liêm khiết (không liêm khiết)trong cuộc sống hàng ngày; đồng tìnhủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phêphán những hành vi thiếu liêm khiết;giúp mọi người có thói quen biết tựkiểm tra hành vi của mình để rèn luyệnbản thân có lối sống liêm khiết. Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài họcNói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của từng HS thảo luận theo dãy bàn và trả lời* Biểu hiện của lối sống liêm khiết :- Làm giàu bằng tai năng , sức lực.- Kiên trì học tập , vươn lên bằng sức lựccủa mình .- Trưởng thôn làm việc tận tuỵ không đòihỏi vật chất.- Lớp trưởng vất vả hết mình với phongtrào của lớp không đòi hỏi quyền lợi riêng Ông B bỏ vốn xây dựng công ty giảiquyết công ăn việc làm cho mọi người…HS trao đổi, tự do trả lời , có thể đưa ramột số VD sau :* Biểu hiện không liêm khiết :- Lợi dụng chức quyền tham ô….- Lâm tặc móc nối với công an , cán bộkiểm lâm ăn cắp gỗ- Công ty A làm ăn gian lận .- Công ty B trốn thuế nhà nước.- Bạn A không quan tâm đến phong tràocủa lớp, chỉ lo vun vén cho cá nhân mình- Không tham gia các hoạt động côngích…… II. NỘI DUNG BÀI HỌC ( 14’) GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 10 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 ?GVGV ?GVGV ?GVngười, dù là người dân bình thường haylà cán bộ có chức có quyền. Từ xưa đếnnay chúng ta rất tôn trọng những người có đức tính liêm khiết.Qua phần tìm hiểu trên em hiểu thế nào là liêm khiết ? Nhận xét, chốt lại nội dung bài học 1 ( SGK -8 ) Yêu cầu HS đọcGiảng giải ; Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, việc học tập lối sống liêm khiết càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa.Vậy phẩm chất liêm khiết có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?Nhận xét, chốt lại nội dung bài học 2 ( SGK-8 ) yêu cầu HS đọc Giới thiệu một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết.+ “Người mà không liêm, không bằng súc vật”- Khổng Tử.+ “Ai cũng ham lợi thì nước sẽ nguy”- Mạnh Tử.Liêm khiết có tác dụng gì trong cuộc sống hàng ngày ?Nhận xét, chốt lại , ghi bảngHS tự do trình bày đưa ra khái niệm 1. Khái niệm- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ.HS cả lớp ghi vởHS trả lời rút ra ý nghĩa 2. Ý nghĩa:- Làm cho con người thanh thản.- Được mọi người tin cậy, quý trọng.- Làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.HS ghi vởHS HS trả lời cá nhân 3. Tác dụng- Biết phân biệt hành vi liêm khiết vàkhông liêm khiết.- Đồng tình ủng hộ, quí trọng người liêmkhiết, phê phán hành vi thiếu liêmkhiết. -Thường xuyên rèn luyện để có thóiquen sống liêm khiết.HS ghi vở GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 11 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 ?GVGVGVTheo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?. Nhận xét, kết luận ( Ghi bảng ) Hoạt động 3 Hướng dẫn HS giải bài tập SGKHướng dẫn HS làm bài tập 1 ,2 SGK. Nhận xét , đánh giá kết quả HS trao đổi đưa ra cách rèn luyện 4. Cách rèn luyện để trở thành người liêm khiết.- Thật thà, trung thực trong quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội. Chú tâm học tập tốt, dựa vào sức mình; kiển trì phấn đấu để đạt kết quả cao bằng chính sức lực của mình.HS ghi vở III. BÀI TẬP. ( 5’) 1- Bài tập 1 ( SGK -8 )- HS: Đọc yêu cầu BT1.- HS: Trình bày BT.Đáp án :- Hành vi thể hiện liêm khiết : a ,c ,đ , g- Hành vi thể hiện sống không liêm khiết:b, d, e 2- Bài tập 2 ( SGK - 8 )Không đồng ý với tất cả các ý kiến trên 3. Củng cố, luyện tập ( 5’) GV : Đưa tình huống: Trong giờ làm bài kiểm tra, Lan - bạn ngồi cạnh em đã quay cóp, xem tài liệu để làm bài. Em sẽ làm gì trong trường hợp trên.HS trình bày.GV : Nhận xét, liên hệ thực tế.GV: K ể cho HS nghe câu truyện.Truyện: "Lưỡng quốc Trạng nguyên"Mạc Đĩnh Chi (1284 - 1361) quê ở Lam Khê, thuộc tỉnh Hải Dương, là dòng dõi khoa bảng lâu đời, đỗ Trạng nguyên, là quan to trong triều nhưng gia cảnh vẫn rất thanh bần. Có lần nhà vua sai người đang đêm mang vàng bạc đến để ở cửa nhà ông, cốt thử lòng ông. Sáng hôm sau vào chầu, ông đem số vàng bạc đó bỏ vào kho. Nhà vua giả vờ ngạc nhiên nói rằng: Số của ấy là của trời cho cớ sao không nhận? Ông tâu rằng của cải không phải do mồ hôi công sức ông làm ra thì ông sẽ không nhận và xin nộp vào công quĩ.Năm 1308, ông được cử đi sứ ở Trung Quốc. Có thể nói trong sự nghiệp giao bang này, ông đã để lại nhiều giai thoại được người đời nhắc đến như một bài học về sự thông minh, mẫn tiệp hiếm có. Chính vì thế mà vua quan nhà Minh đã phải phong ông là: "Lưỡng quốc trạng nguyên". GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 12 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 (Phỏng theo Truyện Làng NhoNXB văn hoá 1999)GV kết luận toàn bài:Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của từng người. Liêm khiết rất cần cho mỗi người và cho xã hội. Sẽ tốt đẹp biết bao khi mọi người biết sống thanh cao, trong sáng, có trách nhiệm với mình, với mọi người, biết đem sức mình xây dựng cuộc sống cho mình, gia đình, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Nhân dân ta rất coi trọng liêm khiết, chê bai ghét bỏ những kẻ trộm cắp, tham nhũng. HS chúng ta phải biết tôn trọng, học tập, noi gương những người có đức tính liêm khiết. 4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà ( 1’ )- Làm bài tập còn lại trong SGK.- Sưu tầm truyện nói về liêm khiết.- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về liêm khiết.- Chuẩn bị bài "Tôn trọng người khác". Tư liệu tham khảo - Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.- Cây ngay không sợ chết đứng. ***************************************************************Ngày soạn:…………… Ngày dạy………………… Dạy lớp:…………. ………………… ……………. ………………… …………….Tiết 3: Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁCI. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trongcuộc sống hàng ngày.- Vì sao trong quan hệ xã hội, mọi người cần phải tôn tọng lẫn nhau? 2 . Kỹ năng:- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống;- HS rèn luyện thói quen tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi cảu mình cho phùhợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. 3. Thái độ:HS có thái độ đồng tình, học tập những nét ứng xử đẹp trpng những hành vi của những người biết tôn trọng người khác; đồng thời phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng mọi người.II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 13 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 1. Giáo viên: - SGK , SGV, TLTK - Dẫn chứng biểu hiện của hành vi tôn trọng người khác - Câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống.2. Hoc sinh: - SGK- GDCD 8 - Học bài cũ, xem trước bài mới.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (5’)Hỏi : HS1 - Em hãy kể về một mẩu chuyện về tính liêm khiết (sự việc diễn ra trong gia đình, nhà trường, xã hội) (5đ) - Đọc một vài câu ca dao , tục ngữ nói về đức tính liêm khiết.(5đ) HS2: Để trở thành người liêm khiết, chúng ta cần phải làm gì? Liên hệ bản thân.HS : Tự trình bàyGV: Nhận xét, ghi điểm. ( Đối với câu hỏi 2 GV tự nhận xét HS trả lời để cho điểm )Chữa bài tập 2, 5(8).. * Đặt vấn đề : GV: Kể mẩu chuyện ngắn sau: "Sau 20 năm lưu lạc (do ngày còn bé vì nghèo mẹ đã bán 2 anh em cho 2 gia đình làm con nuôi), người em đã tìm được người anh trai của mình. Người em lớn lên trong một gia đình tư sản (chủ một hãng thuốc lớn của thành phố). Người anh là một nông dân nghèokhổ phải nuôi 5 con và 1 mẹ già. Tìm được mẹ và anh, người em không thể tin được anh mình ngày 2 bữa cháo loãng, con cái gầy gò đói rách. Chia tay anh trở về thành phố, người em cho anh một khoản tiền nhưng người anh không nhận và nói rằng: "20 năm anh đi tìm em là để được gặp em chứ không vì số tiền này của em". Người em ôm chầm lấy anh mà khóc Từ trong sâu thẳm trái tim người em càng thương và kính trọng anh trai của mình.GV: Các em có suy nghĩ gì về việc làm của người anh trai qua câu chuyện cảm động trên?HS: Trình bày ý kiến cá nhân.: Việc làm của người anh thể hiện sự tôn trọng người khác.GV: Để làm rõ hơn đức tính của người anh chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. Tôntrọng người khác 2. Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV Hoạt động 1Tìm hiểu những biểu hiện của tôn trọngngười khác.Mời 3 học sinh đọc các tình huống SGK. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. ( 10’) Tìm hiểu tình huốngCả lớp theo dõi GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 14 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 ? ? ? ?Tổ chức lớp thành 3 nhóm thảo luận. * Thảo luận nhómCâu 1 : Nhận xét về cách cư xử, thái độvà việc làm của Mai ? - Hành vi của Mai sẽ được mọingười đối xử như thế nào ?Câu 2: Nhận xét về cách cư xử của mộtsố bạn đối với Hải ? Hải đã có những suynghĩ như thế nào ? Thái đội của Hải thểhiện đức tính gì ? Câu 3 :Nhận xét việc làm của Quân vàHùng. Việc làm đó thể hiện đức tính gì ? Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độvà việc làm của các bạn trong trường hợptrên?HS các nhóm thảo luận cử thư kýghi chép và đại diện để trả lời câuhỏi.Nhóm 1. - Mai là học sinh giỏi 7 năm liềnnhưng Mai không kiêu căng và coithường người khác.- Lễ phép , cởi mở , chan hoà , nhiệttình , vô tư , gương mẫu.- Mai được mọi người tôn trọng vàyêu quý.Nhóm 2. - Các bạn trêu chọc Hải vì em làngười da đen.- Hải không cho rằng da đen là xấumà Hải còn tự hào vì được hưởngmàu da của cha.- Hải biết tôn trọng cha mình.Nhóm 3. - Quân và Hùng đọc truyện , cườiđùa trong lớp .- Quân và Hùng thiếu tôn trọngngười khác.HS trả lời tự do=> Tình huống 1 và 2 là biểu hiệntôn trọng người khác : - Không kiêu căng, không coithường người khác; lễ phép với thầycô giáo, người trên; sống chan hoà,cởi mở với bạn bè, giúp đỡ mọingười một cách nhiệt tình, vô tư;gương mẫu chấp hành nội quytrường lớp đề ra.- Không công kích, chê bai ngườikhác khi họ có sở thích không giốngmình.*Tình huống 3 : Biểu hiện củahành vi thiếu tôn trọng ngườikhác:- Chế giễu, châm chọc bạn.- Cười, đọc truyện trong giờ học. GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 15 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GVGV ?GVGV ?Nhận xét, chốt lại, ghi nhanh ý kiến lênbảngKết luân : Tôn trọng người khác không cónghĩa là luôn đồng tình ủng hộ, lắng nghemà không có sự phê phán, đấu tranh khi họcó ý kiến và việc làm không đúng. Tôntrọng người khác phải được thể hiện bằnghành vi có văn hoá:- Không coi khinh, miệt thị, xúc phạm đếndanh dự, dùng những lời nói thô tục, thiếutế nhị để chỉ trích họ Tôn trọng ngườikhác được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, từlời nói, thái độ, hành động. Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học.Qua tìm hiểu các tình huống trên em hiểuthế nào là tôn trọng người khác? Nhận xét, chốt lại nội dung bài học 1( SGK-9 ) yêu cầu HS đọcTổ chức trò chơi nhanh mắt , nhanh tay .GV ghi lên bảng phụ bài tập .(Thảo luận :Tìm hiểu biểu hiện hành vi tôn trọng vàkhông tôn trọng người khác trong cáctrường hợp sau : Hành vi Địa điểm Tôn trọngngười khácKhông tôntrọngGia đình Vâng lời bốmẹXấu hổ vì bốđạp xích lôLớp-Trường Giúp đỡ bạnbèChê bạn nhànghèo Công cộng Nhường chỗcho ngườiDẫm lên cỏ ,đùa nghịch- Khiêu khích người khác, đánh,chửi người khác.- Ăn trộm, rứt cúc áo bạn HS ghi vởII. NỘI DUNG BÀI HỌC ( 15’)HS trao đổi trả lời rút ra khái niệm1- Tôn trọng người khác: Là sựđánh giá đúng mức, coi trọngdanh dự, phẩm giá và lợi ích củangười khác; thể hiện lối sống vănhoá của mỗi người.HS đọc bài học 1 , cả lớp ghi vở.HS thảo luận 6 nhómMỗi nhóm chọn 1 học sinh nhanhnhất lên bảng điền vào ô trống. 6 ôtrống là 6 bạn ( mỗi ô không hạnchế VD ) GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 16 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GV ?GV ?GVGVGV ?già trên xebuýttrong côngviên .Nhận xét , bổ sung.Treo bảng phụ bài tập sau :Em cho biết ý kiến đúng về tôn trọngngười khác ?1- Biết đấu tranh cho lẽ phải.2- Bảo vệ danh dự , nhân phẩm người khác.3- Đồng tình , ủng hộ việc làm sai trái củabạn.4- Biết cách phê bình bạn để bạn tiến bộ.5- Chỉ trích , miệt thị khi bạn có khuyếtđiểm6- Có ý thức bảo vệ danh dự của bản thân Chốt lại : Tôn trọng người khác là thể hiệnhành vi có văn hoá, chúng ta cần biết điềuchỉnh hành vi ….Qua đây chúng ta thấy vì sao chúng taphải tôn trọng người khác? Vậy tôn trọngngười khác có ý nghĩa như thế nào trongcuộc sống hàng ngày ? Nhận xét , chốt lại nội dung bài học 2( SGK- 9 ) ,yêu cầu HS đọc , Gv ghi bảngMôi trường là yếu tố quan trọng tạo nêncuộc sống của con người Vậy theo em việc bảo vệ môi trường cóphải là biểu hiện của sự tôn trọng ngườikhác hay không ?Tổ chức cho HS thảo luận cả lớpEm hãy tìm những hành vi , việc làm bảovệ môi trường thể hiện sự tôn trọng ngườikhác ?HS suy nghĩ, thảo luận theo bàn vàtrả lời câu hỏi .- Đáp án đúng : 1,2,4 và 6HS trao đổi trả lời cá nhân rút ra ýnghĩa của sự tôn trọng người khác.2- Tôn trọng người khác mới nhậnđược sự tôn trọng của người khácđối với mình .- Mọi người tôn trọng nhau thì xãhội trở lên lành mạnh và trongsáng1 HS đọc, cả lớp ghi vởHS trả lời cá nhân-> Bảo vệ môi trường chính là biểuhiện tôn trọng người khácVì việc làm bảo vệ môi trường làcoi trọng cuộc sống của mình vàmọi người, là thể hiện sự tôn trọngngười khác.HS trao đổi tìm ra một số hành vi,việc làm sau :- Không xả rác .đổ nước thảI bừabãi GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 17 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GVGV ?GVGVGVNhận xét, kết luận : Những hành vi, việc làm thể hiện sự tôntrọng lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngàycũng chính là góp phần bảo vệ môi trườngngày trong sạch và tốt đẹp hơn. */ Xử lí tình huốngTreo bảng phụ cho học sinh làm bài tập tìnhhuống- TH1: An không tôn trọng chú Hoàng vìchú Hoàng lười lao động, lại ăn chơi,nghiện ngập .- TH2: Trong giờ học môn GDCD Thắngcó ý kiến sai, nhưng không nhận cứ cãi vớicô giáo là đúng. Cô giáo yêu cầu Thángkhông trao đổi để giờ ra chơI thảo luậntiếp . ý kiến của em về cô giáo và bạnThắng.Qua tìm hiểu các tình huống trên theo emchúng ta cân rèn luyện đức tính tôn trọngngười khác như thế nào ? Nhận xét, chốt lại ý kiến ( ghi bảng )Kết luận : Là HS trung học cơ sở các em biết rèn luyện đức tính tôn trọng người khác. Mọi gương tốt, phê phán cái xấu, biết điều chỉnhhành vi của mình để góp phần cho gia đinh,nhà trường, xã hội , môi trường ngày càng tốt đẹp hơn. Hoạt động 4 Hướng dẫn giải bài tập SGK- Không hút thuốc lá- Không làm mất trật tự nơi côngcộng- Không mở ti vi, bật nhạc quá totrong giờ nghỉ trưa, nghỉ tối củangười khác…HS trao đổi trả lời giải quyết cáctình huống :-> Tình huống 1: việc làm của Anlà đúng.-> Tình huống 2 . Thắng không biếttôn trọng lớp và cô giáo .Cô giáo tôn trọng Thắng và có cáchxử sự hợp lý.HS trao đổi, trả lời đưa ra ý kiến tựliên hệ bản thân 3. Cách rèn luyện :- Tôn trọng người khác mọi lúc,mọi nơi - Thể hiện thái độ, cử chỉ, hành vitôn trọng người khác mọi lúc, mọinơi- Góp phần bảo vệ môi trườngHS ghi vởIII. BÀI TẬP (6’)1- Bài tập 1 ( SGK-10 ) GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 18 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GV Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 ( GV treobảng phụ )Chỉ định 1 HS đọc yêu cầu bài tập Nhận xét, ghi điểm.HS lên bảng làmCả lớp nhận xét, bổ sung.1. Hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác: a, g, i. 2- bài tập 2 ( SGK- 10 ) - ý kiến đúng : b . cVì đó là biểu hiện của sự tôn trọng lẫn nhau, biết điều chỉnh hành vi của bản thân đối với người khác. 3. Củng cố ,luyện tập ( 7’ )GV : - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học - Giải thích câu ca dao : Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhauHS : Có thể giải thích : Biết tôn trọng người khác cần cân nhắc , suy nghĩ kỹ trước khi nói năng sao cho phù hợp và vừa lòngGV : Nhận xét, kết luân toàn bài : Đúng như những điều chúng ta đã phân tích. Lời khuyên ấy đúng cho chúng ta, cho tấtcả mọi người. Cao hơn thế là lối sống có văn hoá, biết tôn trọng người khác. Mỗi HSchúng ta cần thấy rõ sự cần thiết phải rèn luyện đạo đức để có được phẩm chất cao đẹp.Biết chăm lo giữ gìn nhân phẩm, danh dự của mình và của người khác. 4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà (2’) - Học thuộc nội dung bài học - Làm bài tập 3 ,4 SGK-10 - Đọc và tìm hiểu trước bài 4: Giữ chữ tín Tư liệu tham khảoCa dao: - Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.- Khó mà biết lẽ, biết lời Biết ăn biết ở hơn người giàu sang.- Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước hôm sau người cười.Tục ngữ: - áo rách cốt cách người thương.- Ăn có mời, làm có khiến.- Kính già yêu trẻ.Danh ngôn: - Yêu mọi người, tin vài người, đừng xúc phạm đến ai.(Shakespeare) Ngày soạn:…………………. Ngày dạy:………………. Dạy lớp:…………. GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 19 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 ……………… ………… ……………… ………… Tiết 4: BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍNI- MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức :- Thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của giữ chữ tín trong cuộc sốnghàng ngày. Vì sao trong cuộc sống hàng ngày mọi người cần phải giữ chữ tín.2. Kỹ năng :- Biết phân biệt những biểu hiện của hành vi biết giữ chữ tín và không giữ chữ tín .Học sinh cần rèn luyện để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi công việc hàngngày.3.Thái độ :- Học tập, rèn luyện và mong muốn rèn luyện theo gương của những người giữ chữtín.II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS .1- Giáo viên : - SGK, SGV, TLTK - Sưu tầm tục ngữ , cao dao , các mẩu chuyện, bài tập tình huống.2- Học sinh : - SGK, đọc trước bài ở nhà .III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC .1- Kiểm tra bài cũ . (5’ )Hỏi :- Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác ? Làm bài tập 2 SGK. - Hằng và Mai chơi với nhau rất thân. Trong giờ kiểm tra môn GDCD Mai giở tàiliệu để chép, Hằng biết nhưng không nói gì. Nếu em là Hằng em sẽ xử sự như thế nào ? HS : Trả lời : - Tôn trọng người khác: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi íchcủa người khác; thể hiện lối sống văn hoá của mỗi người.( 5đ) - Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy , giải thích để bạn hiểu là bạn đã vi phạm quychế và không tôn trọng cô giáo đã dạy mình. ( 5đ )* Đặt vấn đề : Hùng là học sinh lớp 8A , đã nhiều lần Hùng được thầy giáo gọi lênbảng song Hùng đểu không thuộc bài . Cứ mỗi lần như vậy, Hùng đều hứa là lần saukhông tái phạm nữa. Nhưng hôm nay Hùng vẫn không thuộc bài .Thầy giáo và cả lớp rấtthất vọng về Hùng.Em có nhận xét gì về hành vi của Hùng ? Hành vi của Hùng có tác hại gì? HS : Trả lời : Hành vi không giữ đuúng lời hứa,không giứ chữ tín cho bản thân.GV : Để hiểu được thế nào là gữ chữ tín, ý nghĩa của đức tính này trong cuộc sống côcùng các em tìm hiểu bài học hôm nay : Giữ chữ tín 2. Dạy nội dung bài mới GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 20 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HSGVGV ? ? ? ?GV Hoạt động 1 Tìm hiểu mục đặt vấn đềCho học sinh đọc kỹ mục đặt vấn đề trongSGK.Tổ chức lớp thành 4 nhóm thảo luận cácnội dung sau ( GV phân câu hỏi cho từngnhóm thảo luận ) Câu 1. Tìm hiểu những việc làm củaNhạc Chính Tử? Vì sao Nhạc Chính Tửlàm như vậy?Câu 2. Một em bé đã nhờ Bác điều gì?Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vây?Câu 3. Người sản xuất, kinh doanh hànghoá phải làm tốt việc gì đối với người tiêudùng? Vì sao? Ký kết hợp đồng phải làm đúng điều gì ?Vì sao không được làm trái các quy địnhkí kết ? Câu 4. Theo em trong công việc, nhữngbiểu hiện nào được mọi người tin cậy vàtín nhiệm? Trái ngược với những việc làm đó là gì?Vì sao không được tin cậy, tín nhiệm? Nhận xét, đánh giá và tổ chức học sinh rútra bài học ( GV ghi bảng )I- ĐẶT VẤN ĐỀ ( 15’)4HS đọcHS thảo luận nhóm cử thư kí ghichép, đại diện trả lờiHS cả lớp nhận xét, bổ sungNhóm 1. - Nước Lỗ phải cống nạp cái đỉnhcho nước Tề.Vua Tề chỉ tin ngườimang đi là Nhạc Chính Tử . - Nhưng Nhạc Chính Tử không chịuđưa sang vì đó là chiếc đỉnh giả.=> Nếu ông làm như vậy thì vua Tềsẽ mất lòng tin với ông .Nhóm 2. - Em bé ở Pắc Bó nhờ Bác mua chomột chiếc vòng bạc. Bác đã hứa vàgiữ lời hứa. => Bác làm như vậy vì Bác là ngườitrọng chữ tín.Nhóm 3. - Đảm bảo mẫu mã, chất lượng ,giáthành sản phẩm, thái độ……… vìnếu không sẽ mất lòng tin với kháchhàng - Phải thực hiện đúng cam kết nếukhông sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, thờigian ,uy tín… đặc biệt là lòng tin.Nhóm 4.- Làm việc cẩn thận , chu đáo , làmtròn trách nhiệm , trung thực. - Làm qua loa đại khái, gian dối sẽkhông được tin cậy, tín nhiệm vìkhông biết tôn trọng nhau , khôngbiết giữ chữ tín.HS trao đổi, trả lời, rút ra bài học* Bài học : Chúng ta phải biết giữchữ tín, giữ lời hứa , có tráchnhiệm với việc làm . Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 21 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GV ? ? ? ?GVGV ?Tổ chức học sinh liên hệ , tìm hiểu nhữngbiểu hiện của hành vi giữ chữ tín.Câu 1. Muốn giữ được lòng tin của mọingười thì chúng ta cần làm gì? Câu 2. Có ý kiến cho rằng: giữ chữ tínchỉ là giữ lời hứa. Em cho biết ý kiến vàgiải thích vì sao ? Câu 3. Tìm ví dụ thực tế không giữ lờihứa nhưng cũng không phải là khônggiữ chữ tín. Câu 4. GV dùng bảng phụ: Em hãy tìmnhững biểu hiện giữ chữ tín và khônggiữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày ?.(GV k b i t p lên b ng ph )ẻ à ậ ả ụGiữ chữ tínKhông giữ chữ tín Gia đìnhNhà trườngXã hộiNhận xét, bổ sung chốt lại ý kiến, đánh giácho điểm những ý kiến xuất sắcKết luận, chuyển tiếp Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài họcTừ các nội dung đã tìm hiểu ở trên, chúngta rút ra thế nào là giữ chữ tín , sự cần thiếtphải giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngàyvà chúng ta phải biết cách rèn luyện nhưthế nào .Vậy theo em hiểu thế nào là giữ chữ tín? yêu và quý trọng.HS trao đổi , trả lời tự do liên hệ thựctế-> Làm tốt công việc được giao, giữlời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi vớiviệc làm, không gian dối.-> Giữ lời hứa là quan trọng nhất ,song bên cạnh đó còn những biểuhiện như kết quả công việc , chấtlượng sản phẩm , sự tin cậy.-> Bạn A hứa đi chơi với B vào chủnhật, nhưng không may hôm đó bốbạn B bị ốm nên bạn không đi được .2 HS lên bảng làm* Gia đình :- Chăm học, chăm làm- Đi học về đúng giờ- Không giấu điểm kém với bố mẹ* Nhà trường :- Thực hiện đúng nội quy- Hứa sửa chữa khuyết điểm và cốgắng sửa chữa.Nộp bài tập đúng quy định* Xã hội :- Hàng hóa sản xuất, kinh doanh chấtlượng tốt-Thực hiện đúng kí kết hợp đồng.- Hứa giúp đỡ người già cô đơn. II - NỘI DUNG BÀI HỌC (10’)HS trả lời rút ra nội dung khái niệmvề giữ chữ tín. 1- Giữ chữ tín : Là coi trọng lòngtin của mọi người đối với mình , GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 22 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GV ?GV ?GV ?GV ?Chốt lại nội dung bài học 1 ( SGK-12 ),Yêu cầu HS đọc, GV ghi bảng Trong cuộc sống hàng ngày việc giữ chữtín có ý nghĩa quan trọng như thế nào ? Nhận xét, chốt lại nội dung bài học 2( SGK-12 ), yêu cầu HS đọc và ghi vởVậy muốn nhận được sự tôn trọng củamọi người chúng ta cần rèn luyện giữchữ tín như thế nào? Nhận xét , bổ sung , chốt lại nội dung bàihọc 3 ( SGk-12 ), ghi bảng và yêu cầu HSđọc- Em hãy giải thích câu : Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười .- Bảy lần từ chối còn hơn một lần thấthứa Hoạt động 3 Hướng dẫn giải bài tập SGK Cho HS làm bài tập. Ghi bài tập lên giấy khổ to, hoặc bảng phụ, hoặc máy chiếu (nếu có). Trong những tình huống sau, theo emtình huống nào thể hiện hành vi giữchữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giảithích vì sao?a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáosẽ giúp Quang học tập tiến bộ, vì thếbiết trọng lời hứa và biết tin tưởngnhau.HS cả lớp theo dõi, ghi vởHS trả lời rút ra ý nghĩa của việc biếtgiữ chữ tín. 2 - Người biết giữ chữ tín sẽ nhậnđược sự tin cậy, tín nhiệm củangười khác đối với mình được mọingười tin yêu, quý mến. Giúp mọingười đoàn kết và dễ dàng hợp tácvới nhau.HS đọc và ghi vởHS trao đổi, trả lời cá nhân nêu lênbiện pháp rèn luyện. 3- Cách rèn luyện : Muốn giữđược lòng tin của mọi người đối vớimình, thì mỗi người cần phải làmtốt chức trách ,nhiệm vụ, giữ đúnglời hứa, đúng hẹn trong mối quanhệ của mình với mọi người xungquanh. HS tự giải thích - Con người luôn phải biết giữ lờihứa, làm việc gì cũng phải đúng hẹnthì mới có được lòng tin của mọingười, III. BÀI TẬP ( 5’) 1- Bài tập 1 ( SGK -12)HS: Cả lớp đọc 1 lần các câu hỏi.HS: Hoạt động độc lập.HS: Trả lời Đáp án:Câu a:- Việc làm hộ bài của Minh là sai. GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 23 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GVMinh đã làm bài tập và đưa cho Quangchép.b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽđưa Trung đi chơi công viên, nhưng vìphải đi công tác đột xuất nên bố khôngthực hiện được lời hứa.c) Nam cho rằng nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm đến đâu lại là chuyện khác.d) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa 2hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xongnên Lan cho rằng cứ giữ lại, khi nào đọcxong thì trả Trang cũng được.e) Phương bị ốm không đi học. Nga hứavới bố mẹ Phương sẽ sang nhà lấy giấyxin phép để nộp nhưng mải vui bạn Ngađã quên mất. Bổ sung, nhận xét và cho điểm. Lưu ý: a) Giải thích cho HS hiểu về hành vi của Minh vừa không giữ lời hứa vừa không trung thựcb) Hoàn cảnh khách quan còn có thể mẹ, bố ốm c) Giải thích thêm là Nam đã nói là phải làm. Nói sao phải làm vậyd) Việc làm của Lan có thể đẩy Trang đến chỗ sai hẹn người kh áce) Nga không thực hiện lời hứa có thể Phương bị phê bình là nghỉ học không có phép.- Vì Minh không giữ đúng lời hứa làgiúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làmQuang lười và ỷ lại.Câu b: - Bố Trung không phải là ngườikhông biết giữ lời hứa vì có việcđột xuất.- Vì bố Trung không cố ý mà dohoàn cảnh khách quan mang lại.Câu c: - ý kiến của Nam là sai.- Vì đã nhận lỗi và hứa sửa lỗi thìphải thực hiện và quyết tâm làmđược mới tiến bộ.Câu d: - Việc làm của Lan là sai.- Vì Lan đã sai hẹn không giữ đúnglời hứa. Câu e: - Vệc làm của Nga là sai. - Vì Nga không giữ đúng lời hứa với bố mẹ Phương.HS: Chữa vào vở ghi. 3. Củng cố, luyện tập ( 9’) GV: Tổ chức cho HS chơi trò sắm vai.GV: Chia thành nhóm (6 đến 8 em). GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 24 GA : Giáo Dục Công Dân 8 - Năm học 2010 - 2011 GV: Nêu yêu cầu sắm vai trong tình huống: "Cách ứng xử thể hiện việc giữ chữ tín".HS: Tự phân vai, xây dựng kịch bản, lời thoại.HS: Các nhóm nêu chủ đề của mình.Nhóm 1: Chuyện xẩy ra ở nhà bạn Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi, vờ hứa phải đi đón em vào giờ đó.Nhóm 2: Chuyện xẩy ra vào giờ kiểm tra miệng:Cô giáo hỏi lớp về những ai không làm bài tập, ai không mang vở. Cả lớp không ai giơtay. Đến lúc cô gọi lên bảng thì mới biết Hằng không làm bài tập, Mai quên vở ghi.Nhóm 3: Tại cửa hàng bán quần áo, một khách hàng dặn và đưa trước một số tiền để muamột bộ quần áo, hẹn ngày mai đem tiền đủ đến lấy. Nhưng có người trả cao hơn nên chịbán hàng đã bán món hàng đó.HS: Nhận xét cách xử sự và bình chọn nhóm hay nhất.GV: Nhận xét và kết thúcKết luận toàn bài:Tín là giữ lòng tin của mọi người. Làm cho mọi người tin tưởng ở đức độ, lời nói, việc làm của mình. Tín phải được thể hiện trong cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội. Chúng ta phải biết lên án những kẻ không trọng nhân nghĩa, ăn gian nói dối, làmtrái đạo lí.HS chúng ta phải biết rèn luyện chữ tín để luôn là một công dân tốt. 4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà (1’) - Học thuộc nội dung 3 bài học- Bài tập: 2, 3, 4 SGK. - Chuẩn bị bài: "Pháp luật và kỉ luật".- Đọc trước phần đặt vấn đề. Tài liệu tham khảo- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà- "Nói chín thì nên làm mười,Nói mười làm chín kẻ cười người chê" (ca dao)Danh ngôn: - Người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữKhổng Tử *************************************************************Ngày soạn:………………… Ngày dạy :…………… Dạy lớp:………… GV: Vũ Thị Thu Trường THCS Chiềng Ly 25

Tài liệu liên quan

  • GIAO AN HINH 8 (hay- chi tiet),N GIAO AN HINH 8 (hay- chi tiet),N
    • 50
    • 764
    • 7
  • giáo án 9 unit 9, 10(hay tuyệt) giáo án 9 unit 9, 10(hay tuyệt)
    • 13
    • 817
    • 2
  • Phu dao 10 -hay tuyet Phu dao 10 -hay tuyet
    • 20
    • 423
    • 0
  • GDCD 8 - HKI GDCD 8 - HKI
    • 34
    • 649
    • 1
  • đề thi hkI môn GDCD 8 đề thi hkI môn GDCD 8
    • 1
    • 1
    • 1
  • Đề KTHK II GDCD 8 Đề KTHK II GDCD 8
    • 2
    • 771
    • 2
  • Đề kiểm tra GDCD 8 (bài số 1 đề lẻ) Đề kiểm tra GDCD 8 (bài số 1 đề lẻ)
    • 2
    • 674
    • 5
  • toan 8 hay toan 8 hay
    • 68
    • 562
    • 0
  • ngu phap tieng anh ( hay tuyet) ngu phap tieng anh ( hay tuyet)
    • 3
    • 785
    • 18
  • hoa 8 hay hoa 8 hay
    • 10
    • 306
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(3.08 MB - 209 trang) - GDCD 8- Hay tuyệt Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Liêm Khiết Giữ Chữ Tín