GDP Là Gì? Ý Nghĩa Của Chỉ Số Và Công Thức Tính GDP Chuẩn Nhất
Có thể bạn quan tâm
GDP là gì? Thu nhập bình quân đầu người là gì? Ý nghĩa và công thức tính GDP ra sao, cùng những vấn đề liên quan đến GPD. Tất cả đều được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Xem tin tuyển dụng mới nhất TẠI ĐÂY!
- GDP là gì?
- Thu nhập bình quân đầu người là gì?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến GDP
- Con người
- Vốn đầu tư nước ngoài FDI
- Lạm phát
- Ý nghĩa của chỉ số GDP
- Những hạn chế của GDP
- Công thức tính GDP
- Tính theo tổng chi tiêu
- Tính theo thu nhập
- Tính theo phương pháp sản xuất
- Phân biệt GDP và GNP
GDP là gì?
GDP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Gross Domestic Product”, có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng sản phẩm nội địa. GDP là giá trị quy ra tiền của toàn bộ các loại hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là năm hoặc quý). Nó được coi là thước đo để xác định tình hình phát triển kinh tế chung của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.
Thu nhập bình quân đầu người là gì?
Thu nhập bình quân đầu người (ký hiệu là GDP/người) là chỉ số thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của một người (theo mức bình quân) tại một quốc gia trong một thời điểm cụ thể. Chỉ số này được tính theo công thức lấy GDP của một quốc gia chia cho số dân của quốc gia đó.
Theo cách tính GDP bình quân đầu người, chỉ số này sẽ tỷ lệ thuận với thu nhập và mức sống của người dân ở quốc gia đó. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc một quốc gia có chỉ số GDP/người cao thì mức sống tại quốc gia đó sẽ cao nhất.
Các nhân tố ảnh hưởng đến GDP
Có nhiều yếu tố tác động đến chỉ số GDP, trong đó nổi bật và quan trọng bao gồm những nhân tố sau:
Con người
Con người là nguồn nhân lực quan trọng để tạo ra của cải vật chất cũng như cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế. Đồng thời cũng là người tiêu thụ hàng hóa dịch vụ do chính mình tạo ra. Do đó con người và GDP luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vốn đầu tư nước ngoài FDI
Vốn đầu tư này có thể bao gồm tiền bạc, cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất hoặc các hoạt động đầu tư khác giúp tạo thêm thu nhập cho quốc gia được nhận đầu tư, từ đó tác động lớn đến chỉ số GDP của đất nước đó.
Lạm phát
Lạm phát chính là sự mất giá của đồng tiền tại một quốc gia và làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của quốc gia đó. Lạm phát tăng cao gây ra ngộ nhận về chỉ số GDP. Khi đó, nhà nước sẽ phải có kế hoạch kiểm soát lạm phát kịp thời.
Ý nghĩa của chỉ số GDP
GDP chính là thước đo để xác định một nền kinh tế có lớn mạnh hay không. Một đất nước có nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần nhiều nhân công hơn, người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn, từ đó tỉ lệ thất nghiệp cũng giảm.
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhìn vào chỉ số GDP của 1 quốc gia để quyết định xem có đầu tư vào quốc gia đó hay không. Họ sẽ tiến hành so sánh GDP giữa các quốc gia với nhau để tìm ra nơi đầu tư tốt nhất. Sau khi đưa ra quyết định rõ ràng, họ sẽ tiến hành mua cổ phần của các công ty ở quốc gia mà họ thấy có sự phát triển vượt trội hơn cả.
Khi tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu (bán ra nước ngoài) lớn hơn tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu (sản phẩm nước ngoài tiêu thụ tại Việt Nam) thì chỉ số GDP tăng, ngược lại GDP giảm. Nếu GDP không có sự tăng trưởng mà lại ở mức âm trong hai hoặc nhiều quý liên tiếp thì sẽ gây ra suy thoái kinh tế. Các nhà kinh tế học và các chủ doanh nghiệp sẽ dựa vào chỉ số GDP để tìm ra những hướng đi thích hợp giúp quốc gia ấy thoát khỏi tình trạng suy thoái.
Những hạn chế của GDP
Tuy có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nhưng GDP không phải là chỉ số hoàn hảo và toàn diện. Nó có những nhược điểm nhất định, cụ thể:
GDP không chỉ ra mức sống của người dân: GDP suy cho cùng cũng chỉ là một loại chỉ số mang tính chất tương đối, nó không chỉ ra được mức sống cụ thể của người dân một quốc gia, thậm chí đôi khi còn có sự tương phản đối với yếu tố này. Có thể lấy ví dụ về Trung Quốc, dù đất nước này có nền kinh tế phát triển và GDP tương đối cao nhưng mức sống của người dân lại khá thấp. Cũng vì lý do này Trung Quốc chỉ được xếp vào hạng các quốc gia có thu nhập trung bình.
GDP không bao gồm các hình thức lao động không được báo cáo: Những loại hình công việc như chăm sóc người già – trẻ em hoặc nấu ăn, giúp việc gia đình… chính là những lao động không báo cáo và họ chưa được tính vào số liệu để tính toán GDP.
GPD không bao gồm chi phí môi trường của sản lượng kinh tế: Ví dụ về trường hợp cốc nhựa dùng 1 lần là 1 mặt hàng bán khá chạy, sản phẩm được tính trong GDP. Tuy nhiên, chi phí dài hạn liên quan đến vấn đề xử lý tác hại của cốc nhựa đến môi trường thì lại không được tính tới.
Công thức tính GDP
Có nhiều cách tính GDP khác nhau, trong đó 3 phương thức được sử dụng nhiều nhất bao gồm:
Tính theo tổng chi tiêu
Công thức này được tính bằng tổng số tiền chi tiêu của các hộ gia đình tại quốc gia đó dùng để mua sắm sản phẩm và sử dụng dịch vụ trong một thời gian.
Công thức: GDP = C + G + I + NX
Trong đó:
- C là tổng chi tiêu của các hộ gia đình
- G là tổng chi tiêu của chính phủ
- I là tổng số tiền chi tiêu của các nhà đầu tư
- NX là xuất khẩu ròng, được tính bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu
Tính theo thu nhập
Đây là công thức tính theo số tiền lương, lợi nhuận, liền lãi và tiền thuê được tạo ta trong nước.
Công thức: GDP = W + Pr + I + R + Ti + De
Trong đó:
- W là tiền lương
- Pr là lợi nhuận
- I là tiền lãi
- R là tiền thuê
- Ti là thuế gián thu
- De là khấu hao tài sản cố định
Tính theo phương pháp sản xuất
Phương pháp này được tính theo giá trị gia tăng của nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội sẽ bằng tổng giá trị gia tăng phát sinh trong một thời gian nhất định.
Công thức: GDP = Giá trị gia tăng + Thuế nhập khẩu
Trong đó: Giá trị gia tăng có thể là tiền công, thu nhập của người sản xuất, giá trị thặng dư hay các thu nhập khác…
Phân biệt GDP và GNP
GDP và GNP đều là hai chỉ số giúp đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Song về bản chất, hai chỉ số này hoàn toàn khác biệt và chúng có những công thức tính toán khác nhau.
GDP là tổng thu nhập trong nước, nó phản ánh tổng sản phẩm mà tất cả công dân sinh sống và làm việc tại quốc gia đó tạo ra trong một năm. Chỉ số này có giá trị càng cao chứng tỏ quốc gia đó có nền kinh tế càng mạnh.
GNP là tổng thu nhập mà công dân của một nước kiếm được trong một năm (nó bao gồm cả thu nhập của công dân sinh sống tại nước ngoài). Chính vì vậy chỉ số này thường dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia.
Nếu xét về bản chất, hai chỉ số này là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên xét về chỉ tiêu phản ánh thu nhập của nền kinh tế thì chúng không có khác biệt nhiều. Vì vậy trong đa số các trường hợp, hầu hết không cần phân biệt GDP và GNP.
Để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia chắc chắn không thể bỏ qua chỉ số GDP. Hiểu rõ khái niệm GDP là gì cũng như vai trò, ý nghĩa của chỉ số này sẽ góp phần giúp người đọc phân tích và có cái nhìn chính xác về hiện trạng nền kinh tế nước nhà.
Từ khóa » Vốn Gdp Là Gì
-
Tổng Sản Phẩm Nội địa – Wikipedia Tiếng Việt
-
GDP Là Gì? GDP được Tính Như Thế Nào? - TheBank
-
Tỉ Lệ Vốn Hóa Thị Trường Cổ Phiếu Trên GDP Là Gì? Vai Trò
-
GDP Là Gì? Các Chỉ Số Liên Quan đến GDP đánh Giá Như Thế Nào?
-
GDP Là Gì? Cách Tính Và Vai Trò Của GDP - TIMA
-
GDP Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Của Chỉ Số GDP Với Kinh Tế
-
Giải Thích Thuật Ngữ, Nội Dung Và Phương Pháp Tính Một Số Chỉ Tiêu ...
-
HTCTTKQG – Tổng Sản Phẩm Trong Nước (GDP)
-
Các Chỉ Số Tài Chính Vĩ Mô - VCBS
-
Vì Sao GDP được Chọn Là Chỉ Tiêu đánh Giá Tăng Trưởng Kinh Tế?
-
Những Nét Khái Quát Về GDP Và GRDP
-
Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Giai đoạn 2011 - Chi Tiết Tin
-
Mức Vốn Hoá Thị Trường đạt 50% GDP Là Có Thể 09/01/2008 09:06:00
-
Kinh Tế Vĩ Mô