GDP Quý 2-2022 Tăng Hơn 7,7%, Cao Kỷ Lục 10 Năm

GDP quý 2-2022 tăng hơn 7,7%, cao kỷ lục 10 năm - Ảnh 1.

Kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc trong nửa đầu năm 2022 - Ảnh: BÔNG MAI

Hôm nay 29-6, Tổng cục Thống kê công bố "Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022".

Mặc dù tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, song kinh tế Việt Nam vẫn được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố như: thực hiện chính sách tài khóa - tiền tệ, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường khi dịch COVID-19 được kiểm soát.

SEA Games 31 tổ chức thành công góp phần thúc đẩy thương mại, du lịch, văn hóa sôi động hơn, tạo cú hích cho phục hồi kinh tế.

Trên cơ sở đó, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của nước ta đã khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi đại dịch xuất hiện như: công nghiệp chế biến - chế tạo, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, xuất khẩu hàng hóa…

Đáng chú ý tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2-2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất so với các quý 2 của 10 năm qua (2011-2021). Tính chung nửa đầu năm nay GDP tăng 6,42%, tương đương cao hơn tốc độ tăng 2,04% của nửa đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của nửa đầu năm 2021, nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5%). Riêng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7% (đóng góp 48,33%), trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với mức tăng 9,6%.

Khu vực dịch vụ tăng 6,6% (đóng góp 46,6%), trong đó các ngành dịch vụ thị trường như: bán buôn và bán lẻ (tăng 5,8%), hoạt động tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (tăng 9,5%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 11,19%), ngành vận tải, kho bãi (tăng 8,13%).

Về cơ cấu nền kinh tế nửa đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 11,05%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,3%, khu vực dịch vụ chiếm 40,6%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9%.

Về sử dụng GDP nửa đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm trước, tích lũy tài sản tăng 3,92%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,1%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.

Bên cạnh đó tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 vẫn giữ mức tăng khá trong bối cảnh ảnh hưởng bởi thời tiết diễn biến thất thường từ đầu quý 2-2022 và giá vật tư đầu vào tăng cao.

Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với cùng kỳ 2021. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển ổn định. Hoạt động khai thác và tiêu thụ gỗ có nhiều khởi sắc. Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tốt do nhu cầu tiêu dùng và giá xuất khẩu tăng. Tuy nhiên sản lượng thủy sản khai thác biển giảm do giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu cá nằm bờ. Sản lượng lúa đông xuân giảm do chuyển đổi diện tích đất trồng lúa và thời tiết không thuận lợi.

Ngoài ra vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong nửa đầu năm nay theo giá hiện hành ước đạt hơn 1,3 triệu tỉ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt mức cao nhất so với 6 tháng đầu năm của các năm 2018 - 2022, đây là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng 6 tháng đầu năm và cả năm 2022.

Tính chung nửa đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỉ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước (xuất khẩu tăng 17,3% và nhập khẩu tăng 15,5%). Cán cân thương mại hàng hóa nửa đầu năm ước tính xuất siêu 710 triệu USD.

Infograpic tình hình kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 do Tổng cục Thống kê thực hiện:

GDP quý 2-2022 tăng hơn 7,7%, cao kỷ lục 10 năm - Ảnh 2.GDP quý 2-2022 tăng hơn 7,7%, cao kỷ lục 10 năm - Ảnh 3.GDP quý 2-2022 tăng hơn 7,7%, cao kỷ lục 10 năm - Ảnh 4.GDP quý 2-2022 tăng hơn 7,7%, cao kỷ lục 10 năm - Ảnh 5.GDP quý 2-2022 tăng hơn 7,7%, cao kỷ lục 10 năm - Ảnh 6.GDP quý 2-2022 tăng hơn 7,7%, cao kỷ lục 10 năm - Ảnh 7. VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 5,2 - 6,2%, lạm phát là nỗi lo lớn nhất VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 5,2 - 6,2%, lạm phát là nỗi lo lớn nhất

TTO - Dự báo được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra tại Hội thảo công bố báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022, nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ, do viện tổ chức ngày 20-5, tại Hà Nội.

Từ khóa » Tốc độ Tăng Gdp Của Việt Nam