Gel Su Bạc Bôi Da: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Cần Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Gel Su Bạc là sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu có tác dụng làm sạch da và kháng khuẩn. Đây là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị một số bệnh về da như thủy đậu, viêm da, chốc lở, zona, tay chân miệng…

Gel Su Bạc
Gel Su Bạc là thuốc bôi ngoài da có tác dụng làm sạch da và kháng khuẩn
  • Tên thuốc: Gel Su Bạc
  • Dạng bào chế: Gel bôi ngoài da
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh da liễu

Những thông tin về gel Su Bạc

1. Thành phần

Sau đây là những thành phần chính có trong gel làm sạch da Su Bạc:

  • NanoSilver Liquid (Nano Bạc): Có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm phổ rộng nhờ khả năng phá hủy hoạt tính các men và chức năng của màng tế bào vi sinh vật. Ngoài ra, Nano Bạc còn giúp tăng cường tổng hợp collagen, kích thích nguyên bào sợi. Từ đó, có thể thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
  • Azadirachta Indica Extra (Chiết xuất Neem): Tác dụng chống viêm mạnh mẽ nhờ vào khả năng ức chế ROS và Cytokine tiền viêm.
  • Chitosan: Có chức năng kích thích quá trình tái tạo mô mới và tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, ức chế hình thành tế bào da chết.

Ngoài ra, Gel bôi ngoài da Su Bạc còn chứa một số thành phần khác như:

  • Nước tinh khiết
  • Propylene glycol
  • Citric acid
  • Kẽm salicylat
  • Nipasol

2. Công dụng của Gel Su Bạc

Gel bôi da Su Bạc có công dụng kháng khuẩn, làm sạch da. Bên cạnh đó, còn góp phần thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới giúp làm mờ vết thâm hay sẹo.

3. Chỉ định

Gel làm sạch da Su Bạc thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp được dưới đây:

  • Thủy đậu
  • Herpes
  • Zona
  • Bệnh sởi
  • Chân tay miệng
  • Chốc lở
  • Viêm da
  • Mụn nước
  • Côn trùng cắn
  • Bỏng nhẹ

Ngoài ra, Gel bôi da Su Bạc còn có thể được sử dụng trong các trường hợp không được đề cập trên đây. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho bất cứ mục đích nào. Việc sử dụng thuốc không đúng mục đích có thể phát sinh nhiều vấn đề khó lường.

4. Chống chỉ định

Không dùng Gel bôi ngoài da Su Bạc cho những đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

5. Hàm lượng – Dạng bào chế

  • Dạng bào chế: Gel bôi ngoài da
  • Hàm lượng: 8g/1tuýp.

6. Liều lượng và cách dùng

Bạn nên tham khảo kỹ tờ hướng dẫn trước khi sử dụng Gel bôi da Su Bạc. Cần dùng thuốc đúng cách và liều lượng để đảm bảo tác dụng điều trị.

Cách dùng:

Cần lau sạch vùng da bị tổn thương bằng khăn mềm và nước ấm trước khi bôi thuốc. Lấy một lượng thuốc đủ đáp ứng cho vùng da cần điều trị. Dùng tay thoa nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu đều.

Rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với thuốc. Nếu tay là khu vực da cần điều trị thì bạn có thể sử dụng tăm bông để thoa thuốc.

Chú ý không băng kín vùng da điều trị trừ khi bác sĩ chỉ định bạn làm điều này. Bởi có thể làm tăng khả năng hấp thụ thuốc và gây ra phản ứng toàn thân.

Liều lượng:

Liều dùng được đề cập dưới đây chỉ đáp ứng với những trường hợp phổ biến nhất.

  • Chỉ dùng lượng thuốc đủ thoa một lớp mỏng nhẹ lên vùng da tổn thương
  • Bôi thuốc 3 – 4 lần/ngày

Tùy thuộc vào tình trạng mà bạn đang gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng khi bác sĩ chưa cho phép ngay cả khi triệu chứng của bạn đã có dấu hiệu thuyên giảm.

7. Bảo quản Gel Su Bạc

Đối với Gel bôi da Su Bạc bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, không quá 30 độ. Tránh để thuốc nơi có độ ẩm cao hay ánh nắng trực tiếp. Không đặt thuốc gần tầm với của trẻ nhỏ hay thú nuôi.

Khi thuốc đã có dấu hiệu hư hỏng, biến chất hay hết hạn, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Hãy tham khảo tờ hướng dẫn đi kèm để xử lý thuốc đúng cách, tránh tác động xấu tới môi trường. Đừng tự ý vứt thuốc vào đường ống dẫn nước hay toilet.

Tham khảo thêm: Thuốc bôi ngoài da Lotusone: Tác dụng, liều lượng và lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng Gel Su Bạc

1. Khuyến cáo

Không nên bôi Gel Su Bạc một lớp quá dày lên vùng da điều trị. Bởi sẽ khiến bạn dễ gặp phải hiện tượng kích ứng da.

Tính an toàn của Gel bôi da Su Bạc vẫn chưa được xác định cho trường hợp phụ nữ mang thai hay cho bé bú. Nếu bạn đang thuộc nhóm đối tượng này, hãy chủ động báo cho bác sĩ để cân nhắc về lợi ích và rủi ro. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc khi thật sự cần thiết.

Cần thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2. Tác dụng phụ của Gel Su Bạc

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể sẽ gặp phải các tác dụng ngoài ý muốn. Kích ứng tại vùng da cần điều trị là tác dụng phụ thường gặp nhất.

Ngoài ra, bạn còn có thể gặp các tác dụng phụ khác. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin về các tác dụng ngoại ý mà gel làm sạch da Su Bạc gây ra. Nên chủ động báo với bác sĩ để nhận sự chăm sóc kịp thời khi cơ thể xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

3. Tương tác thuốc

Hiện vẫn chưa có báo cáo về tương tác giữa Gel bôi ngoài da Su Bạc với thành phần có trong các loại thuốc khác khi sử dụng cùng lúc. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn không có nguy cơ gặp phải tương tác thuốc.

Gel Su Bạc có gây tương tác không
Cẩn trọng với vấn đề tương tác thuốc trong quá trình sử dụng

Để ngăn ngừa tương tác thuốc xảy ra trong quá trình sử dụng, bạn nên:

  • Tránh dùng chung Gel Su Bạc với bất cứ sản phẩm bôi da nào khác
  • Báo cho bác sĩ thông tin về các thuốc bạn đang sử dụng. Bao gồm cả thuốc đông y, thuốc thảo dược, vitamin hay thực phẩm chức năng.

4. Xử lý khi quá hay thiếu liều

Bạn nên sử dụng gel làm sạch da Su Bạc đúng kế hoạch. Tránh dùng thiếu hay quá liều bởi có thể gây ra các tác động xấu. Việc dùng thiếu liều thường chỉ khiến kết quả điều trị suy giảm nhưng dùng quá liệu lại có thể khiến các phản ứng nghiêm trọng xảy ra.

Bạn cần biết cách xử lý khi gặp phải các tình huống này để tránh những rủi ro ngoại ý:

  • Khi dùng thiếu liều: Bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu đã gần với thời điểm dùng liều sau đó, hãy bỏ qua liều đã quên. Không bôi thuốc với lượng gấp đôi để bù liều.
  • Khi dùng quá liều: Hãy chủ động báo với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

5. Khi nào nên ngưng thuốc

Trong một số trường hợp, bạn nên ngưng thuốc để tránh gặp phải rủi ro:

  • Bác sĩ yêu cầu bạn ngưng dùng thuốc
  • Bạn gặp phải kích ứng mạnh trên vùng da điều trị
  • Các triệu chứng có xu hướng nặng thêm

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc bôi ngoài da Mibeviru cream: tác dụng và lưu ý khi sử dụng
  • Thuốc Azalovir: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Từ khóa » Cách Dùng Keo Bạc Trị Mụn