Gelatin Là Gì? Vai Trò Và Một Số ứng Dụng Của Bột Gelatin - VietChem

  • co-viet-nam
  • co-my
  • co-nhat-ban
  • co-han-quoc
  • co-trung-quoc

Hệ thống chi nhánh

logo-vietchem

Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050

Hà Nội:

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050

0 SP - VNĐ 0

Danh mục sản phẩm

  • HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP Hóa chất khai khoáng Hóa chất ngành dệt nhuộm Hóa chất ngành xi mạ Hóa chất bảo trì Hóa chất nhiệt điện Hóa chất tẩy rửa cáu cặn Hóa chất sản xuất điện tử Hóa chất trong công nghiệp thực phẩm
  • VẬT TƯ & HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC Hóa chất xử lý nước Vật tư xử lý nước
  • DUNG MÔI CÔNG NGHIỆP
  • HÓA CHẤT CƠ BẢN
  • VẬT TƯ & THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP Đèn công nghiệp Van công nghiệp
  • HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM Chất chuẩn Các loại muối Thuốc thử Dung môi Các loại HC Môi Trường Các loại Acid và Bazo Chỉ Thị
  • THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM AAS - quang phổ nguyên tử HPLC - sắc ký lỏng hiệu năng cao Quang phổ UV VIS Bể siêu âm Bơm chân không Cân Lò nung Máy đo độ tan rã Máy lắc Nồi hấp tiệt trùng Thiết bị cô cạn mẫu Tủ đựng hóa chất GCMS - sắc ký ghép khối phổ ICP - quang phổ phát xạ cao tầng Bàn thí nghiệm Bếp đun bình cầu Bơm định lượng Khúc xạ kế Máy cất nước Máy đo không khí trắc quang Máy ly tâm Phân cực kế Tủ ấm Tủ hút Hệ phản ứng NIR / FT-IR quang phổ cận hồng ngoại Bể điều nhiệt Bộ chuẩn độ Bom nhiệt lượng Kính hiển vi Máy đo độ hòa tan Máy đo pH cầm tay/ để bàn Máy nghiền Phân tích Cl, S, F, C, H, N Tủ an toàn sinh học Tủ sấy
  • DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM Các loại bình Cốc, Chén, Đĩa, Đũa cho Labs Giấy lọc Các loại Pipette Ống đong Giá, đầu, nối Các loại burette Chai chứa Dispenser
  • BẢO HỘ AN TOÀN HÓA CHẤT
  • Dịch vụ
    • Thiết kế, thi công hệ thông xử lý nước
    • Vận chuyển hóa chất
    • Tẩy cáu cặn bình ngưng, nồi hơi
    • Sửa chữa, bảo trì thiết bị phòng thí nghiệm
  • Thư viện
  • Tuyển dụng
  • Gửi ý kiến đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • › Tin tức
  • › Tài liệu
  • › Gelatin là gì? Vai trò và một số ứng dụng của Gelatin trong thực tế

Danh mục tin tức

  • Tin công ty

  • Thị trường sản phẩm

  • Tài liệu

Sản phẩm mới

Ammonium sulfate (NH4)2SO4, Nhật Bản, 50kg/bao

Ammonium sulfate (NH4)2SO4, Nhật Bản, 50kg/bao

Liên hệ

Hệ thống chưng cất Cyanide bằng thủy tinh Wheaton

Hệ thống chưng cất Cyanide bằng thủy tinh Wheaton

VNĐ 11.458.000 - 15.865.000

Hexamine C6H12N4 99%, Trung Quốc, 25kg/bao

Hexamine C6H12N4 99%, Trung Quốc, 25kg/bao

Liên hệ

Máy quang đo Cyanide HI96714 Hanna

Máy quang đo Cyanide HI96714 Hanna

VNĐ 5.137.000 - 7.971.000

Potassium hydroxide KOH 90%, Hàn Quốc, 25kg/bao

Potassium hydroxide KOH 90%, Hàn Quốc, 25kg/bao

Liên hệ

  • Thời gian đăng: 08:34:52 AM 21/11/2020
  • 0 bình luận
Gelatin là gì? Vai trò và một số ứng dụng của Gelatin trong thực tế

Gelatin là loại bột được sử dụng rất nhiều trong các công thức làm bánh, nấu chè, làm thạch,….Mặc dù quen thuộc như vậy nhưng không phải ai cũng biết hết về gelatin. Để có thể giải đáp hết các thắc mắc liên quan đến Gelatin là gì? Công dụng của chúng ra sao? Hãy theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây để hiểu hơn về chúng. 

Mục lục
  • 1. Gelatin là gì?
  • 2. Tìm hiểu cấu tạo, thành phần của Gelatin
  • 3. Phân loại Gelatin như thế nào? 
    • 3.1 Phân loại theo cách sản xuất
    • 3.2 Phân loại theo đặc điểm hình thái
  • 4. Những tính chất lý hóa của Gelatin
  • 5. Những phương pháp sản xuất Gelatin
  • 6. Cách sử dụng Gelatin hiệu quả
  • 7. Vai trò và một số ứng dụng quan trọng của Gelatin
    • 7.1 Ứng dụng trong công nghệ thực phẩm
    • 7.2 Trong chăm sóc sức khỏe
    • 7.3 Ứng dụng quan trọng trong y dược
    • 7.4 Ứng dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật
    • 7.5 Vai trò trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Gelatin là gì?

Gelatin là gì?

1. Gelatin là gì?

Gelatin là chế phẩm được tạo ra từ collagen chiết xuất phía dưới da, xương động vật hoặc từ thực vật. Đây là một loại protein không vị, không mùi, trong suốt hoặc có màu hơi ngả vàng.

Bột gelatin giúp ổn định cấu trúc thực phẩm, tránh hiện tượng tách lỏng để từ đó giúp thành phẩm có kết cấu bền hơn, đạt kết quả như mong đợi. Với các đặc tính trên, bột Gelatin được ứng dụng nhiều trong chế biến thực phẩm: Làm bánh, nấu chè, kẹo,…

2. Tìm hiểu cấu tạo, thành phần của Gelatin

Gelatin là các polypeptid cao phân tử dẫn xuất từ collagen – một thành phần protein chính trong các tế bào liên kết của nhiều loại động vật. Cấu tạo của gelatin là một chuỗi axit amin gồm Aspartic acid (6%), Arginine (8%), Alanine (9%), Glutamic acid (10%), Proline và Hydroproline (25%), Glycine (27%), các acid amin khác (10%) liên kết với nhau tạo chuỗi xoắn ốc có khả năng giữ nước.

Các thành phần có trong gelatin

Các thành phần có trong gelatin

>>>XEM THÊM:Ketone là gì? Vì sao nên thường xuyên xét nghiệm Ketone

Phân tử lượng của gelatin khoảng vài nghìn đến vài trăm nghìn đơn vị carbon.

3. Phân loại Gelatin như thế nào? 

3.1 Phân loại theo cách sản xuất

Gelatin bao gồm hai loại là gelatin loại A và gelatin loại B, cụ thể như sau:

  • Gelatin loại A được điều chế từ da lợn bằng cách thủy phân trong môi trường axit.
  • Gelatin loại B được điều chế từ da và xương các động vật khác bằng cách thủy phân trong môi trường kiềm.

3.2 Phân loại theo đặc điểm hình thái

Gelatin được chia làm 2 loại là:

  • Gelatin dạng lá.
  • Gelatin dạng bột.

Gelatin dạng bột và dạng lá

Gelatin dạng bột và dạng lá

4. Những tính chất lý hóa của Gelatin

  • Gelatin tồn tại dạng ở dạng tấm, mảnh, hạt trong mờ hoặc ở dạng bột thô, không mùi, không vị, không màu hoặc có màu hổ phách nhạt.
  • Tính axit - bazo: Tùy vào nguồn gốc, loại gelatin và cách điều chế mà pH của dịch thể gelatin là khác nhau: 

Dịch thể gelatin 1% trong nước ở 25°C có pH ≈ 3.8 - 5.5.

Dịch thể gelatin 1% trong nước ở 25°C với gelatin loại A và pH ≈ 5.0 – 7.5 với gelatin loại B.

  • Về tỷ trọng:

Gelatin loại A có tỷ trọng khoảng 1.32 g/cm3.

Gelatin loại B có tỷ trọng khoảng 1.28 g/cm3.

  • Điểm đẳng điện mà tại đó Gelatin kết tủa là 7.0 – 9.0 với loại A và 4.7 – 5.4 với loại B.
  • Độ ẩm của gelatin: ≈ 9 - 11%.
  • Độ tan: Tan tốt trong glycerin, dung dịch kiềm và axit loãng, kết tủa trong môi trường axit hoặc kiềm đặc, không tan trong aceton, cloroform, ethanol 95%, ether và methanol. Tan trong nước ở nhiệt độ lớn hơn 40°C tạo thành một dung dịch keo và tạo gel khi làm mát ở 35 - 37°C.
  • Trong nước, gelatin có khả năng trương nở tốt, hấp thu lượng nước gấp 5 - 10 lần khối lượng của nó.

5. Những phương pháp sản xuất Gelatin

Gelatin được sản xuất từ rất nhiều nguồn nguyên liệu như xương động vật đã được khử khoáng, da lợn, da cá, da bò, …Quy trình sản xuất như sau:

Xử lý nguyên liệu thô

  • Đối với xương: Tiến hành tách bỏ canxi và các loại muối khoáng bằng cách sử dụng nước nóng hoặc một số loại dung dịch có khả năng hoà tan muối khoáng.
  • Với nguyên liệu là da của trâu, lợn, bò… : Làm sạch lông, cắt nhỏ, rửa sạch,…để chuẩn bị cho quá trình chiết.

Xử lý da trước khi chiết có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Cách 1: Quy trình axit

  • Quy trình này sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là da lợn và da cá, thỉnh thoảng sẽ dùng xương động vật.
  • Cơ sở của phương pháp này là collagen được axit hoá tới pH = 4 trong môi trường axit loãng từ 18 - 24 giờ, tuỳ vào kích thước và độ dày của nguyên liệu. Sau đó, rửa lại với nước đến khi trung hòa. Kết thúc quá trình ta được gelatin loại A.

Cách 2: Quy trình kiềm

  • Quy trình này sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là các loại da bò, trâu,…
  • Ngâm da trong dung dịch nước vôi 1 – 2% có thiết bị khuấy trộn gián đoạn. Sau đó rửa với nước sạch, ngâm axit và xử lý với nước nóng.
  • Cho nguyên liệu thô vào nồi, đun trong nước nóng 55 - 100ºC từ 3 – 5 lần. Mỗi từ 4 – 8h. Có thể thêm vào than hoạt tính để loại màu của dịch chiết.
  • Thổi không khí nóng hoặc sấy phun để làm khô. Sau đó nghiền, trộn theo yêu cầu sử dụng và đóng gói sản phẩm.
  • Sản phẩm tạo thành từ quy trình kiềm sẽ là gelatin loại B.

6. Cách sử dụng Gelatin hiệu quả

  • Gelatin dạng bột: Với gelatin dang bột, bạn có thể sử dụng trực tiếp bằng cách cho Gelatin vào chung với bột, hòa với nước rồi thoa lên mặt,…
  • Gelatin dạng lá: Cho Gelatin dạng lá vào bát, đổ thêm nước rồi cho vào lò vi sóng chừng 10 phút, rồi trút bỏ nước đi.

7. Vai trò và một số ứng dụng quan trọng của Gelatin

7.1 Ứng dụng trong công nghệ thực phẩm

Gelatin có khả năng tạo mối liên kết tốt với nước, tạo và giữ bọt, điều chỉnh độ nhớt, bền vững với các quá trình xử lý nhiệt, tạo cấu trúc mềm mại và tránh biến dạng cho sản phẩm tạo ra.

Gelatin được dùng trong sản xuất các loại bánh kẹo để tạo độ mềm dèo

Gelatin được dùng trong sản xuất các loại bánh kẹo để tạo độ mềm dèo

Gelatin có năng lượng thấp, khoảng 14.7 KJ/g nên được nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo (chứa từ 6 – 9% gelatin) có giá trị năng lượng thấp, không đường và không chất béo.

7.2 Trong chăm sóc sức khỏe

  • Làm sáng da: Gelatin cung cấp các protein cần thiết để cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi của da, tăng cường chữa lành, ngăn ngừa các nếp nhăn, chảy xệ và tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Gelatin cung cấp các protein cần thiết để cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi của da

Gelatin cung cấp các protein cần thiết để cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi của da

  • Giúp khớp xương chắc khỏe: Đặc tính đàn hồi của gelatin đi sâu vào da, thúc đẩy quá trình chữa lành, phục hồi trong các mô liên kết, làm giảm đau khớp và tăng độ đàn hồi của sụn, làm cho khớp của bạn bền hơn, dẻo dai hơn.
  • Các protein trong gelatin giúp sửa chữa tổn thương thành ruột bị rò rỉ, xây dựng lại lớp lót niêm mạc bảo vệ của ruột.
  • Hỗ trợ giải độc: Gelatin có hàm lượng glycine cao giúp cân bằng các tác động gây viêm của methionine đã được tích lũy khi tiêu thụ nhiều thịt. Đồng thời, glycine và axit glutamic trong gelatin cũng là những thành phần chính của glutathione, một chất khử độc chính giúp bảo vệ gan, xử lý độc tố và xả kim loại nặng.
  • Glycine trong gelatin giúp cơ thể bạn chiến đấu với hormone gây căng thẳng và giảm lo lắng, từ đó giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

7.3 Ứng dụng quan trọng trong y dược

  • Gelatin là thành phần của viên ngậm, thuốc đạn, dung dịch đẳng trương chứa từ 0.5 - 0.7%  gelatin.
  • Là thành phần của một loại thuốc sát trùng được sử dụng như một loại nước mắt nhân tạo.
  • Được sử dụng để sản xuất viên bao nang cứng và mềm, giúp dược phẩm không tiếp xúc với ánh sáng và oxy.

Gelatin được sử dụng để sản xuất viên bao nang cứng và mềm

Gelatin được sử dụng để sản xuất viên bao nang cứng và mềm

  • Làm chất nền của thuốc mỡ và hồ như kem đánh răng.

7.4 Ứng dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật

  • Keo gelatin được sử dụng trong kỹ thuật đúc điện, chống thấm nước, nhuộm và phủ làm kính hiển vi.
  • Là tác nhân nhũ tương hóa có ích khi kết hợp với chất lỏng và những chất phun xịt khác để tạo môi trường nuôi cấy.

7.5 Vai trò trong lĩnh vực nhiếp ảnh

  • Dùng để pha chế nhũ tương bạc halogenua để sản xuất phim.
  • Ngoài ra, Gelatin còn được sử dụng trong các lĩnh vực như sản xuất thuốc nhuộm, sơn, mực in, màng polymer…

Trên đây là một số thông tin về gelatin mà VIETCHEM muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ được Gelatin là gì? Cách sản xuất và các ứng dụng của Gelatin trong thực tế để có thể sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Cảm ơn sự quan tâm và theo dõi của các bạn.

Bài viết liên quan

Phức chất: Định nghĩa, phân loại, đặc điểm và ứng dụng

Phức chất là một nhánh quan trọng của hóa học vô cơ và hóa học phối hợp. Các hợp chất này không chỉ có giá trị lý thuyết mà còn đóng vai trò thiết yếu trong nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ và đời sống.

0

Xem thêm

Nhựa Polypropylene là gì? Tìm hiểu về đặc tính, ứng dụng và lợi ích

Nhựa Polypropylene (PP) là một trong những loại nhựa phổ biến và linh hoạt nhất trên thế giới, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp từ đóng gói, ô tô đến y tế. Với những đặc tính vượt trội như độ bền cao, khả năng tái chế và chi phí sản xuất thấp, Polypropylene đã trở thành vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.

0

Xem thêm

Polyphosphate là gì? Tìm hiểu về hợp chất hóa học đa năng này

Polyphosphate (hay còn gọi là polyphosphat) là một hợp chất hóa học quan trọng, được cấu tạo từ chuỗi các ion phosphate liên kết với nhau bằng liên kết phospho-oxy. Với đặc tính linh hoạt và ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, y học, và bảo vệ môi trường, polyphosphate đóng vai trò không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hợp chất này, từ cấu trúc, tính chất đến những ứng dụng vượt trội của nó.

0

Xem thêm

Tetrasodium EDTA là gì? Ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm

Tetrasodium EDTA là một hợp chất hóa học quan trọng với khả năng tạo phức và ổn định các ion kim loại. Nhờ những đặc tính vượt trội, nó được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, thực phẩm, và xử lý nước. Cùng khám phá vai trò, ứng dụng và những lợi ích mà Tetrasodium EDTA mang lại trong các ngành công nghiệp hiện đại

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Họ tên Số điện thoại Nội dung

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

saleadmin808@vietchem.vn

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

kd803@vietchem.vn

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

sales@hoachat.com.vn

Vũ Thị Thảo

Vũ Thị Thảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 380

thao.kimex@vietchem.com.vn

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

thanh801@hoachat.com.vn

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

sales259@vietchem.vn

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

kd864@vietchem.vn

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

cskh@drtom.vn

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

cskh@drtom.vn

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

kd805@vietchem.vn

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

sales811@vietchem.vn

Công ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu. GPDKKD: 0101515887 do Sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 30/06/2004. Kim Ngưu được cấp phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo chứng nhận số 41/GCN-SCt ngày 26/4/2023 và giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp số 46/GP-BCT ngày 13/01/2023. Chúng tôi cam kết đem đến những sản phẩm chất lượng với mức giá TỐT NHẤT trên thị trường.

HÀ NỘI

VPGD Chính

  • Số 41 phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp. Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline: Ms. Đinh Thảo - 0963 029 988 Ms. Vũ Thảo - 0981 370 380
  • Email: sales@hoachat.com.vn

HỒ CHÍ MINH

Chi nhánh VPGD HCM

  • Số 43, Đường số 19, Phường An Phú, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0826 050 050 - 0932 240 408
  • Email: thanh801@hoachat.com.vn

NHÀ MÁY TÂN THÀNH

Nhà máy Hưng Yên

  • Đ/c: Văn Lâm - Hưng Yên
  • Hotline: 0963 029 988
  • Email: sales@hoachat.com.vn

CẦN THƠ

Chi nhánh VPGD Cần Thơ

  • Số 55 đường 3/2, phường Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
  • Hotline: 0901 081 154 Mr Toàn - 0946 667 708
  • Email: sales@hoachat.com.vn

KHO HẢI HÀ

Kho dung môi và NaOH

  • Đ/c: Lô CN5.2Q, Khu hóa chất hóa dầu, KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng
  • Hotline: 0963 029 988
  • Email: sales@hoachat.com.vn

© 2018 by Vietchem All Right Reserved.

Một sản phẩm mới được thêm vào giỏ hàng của bạn

Số lượng:

Đi đến giỏ hàng Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Vũ Thảo : 0981 370 380 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544

Từ khóa » Nguồn Gốc Gelatin Thực Phẩm