George Blake: Điệp Viên Thể Hiện Giá Trị Cả đời

Với một chiếc que sắt và sợi dây thừng làm thang, George Blake, người vừa bị kết án 42 năm tù giam vì tội làm gián điệp, đã thoát ra ngoài bức tường cao sừng sững của nhà tù Wormwood Scrubs (Anh), biến mất vào trong bóng tối. Tới nay, Blake vẫn có những đóng góp tích cực cho ngành tình báo đối ngoại của Nga, nhất là trong lĩnh vực huấn luyện điệp viên.

Một phút trầm tư của người cựu điệp viên.

66 năm trước, George Blake rời Rotterdam (Hà Lan) đến Luân Đôn (Anh), sau đó gia nhập lực lượng hải quân của xứ sở sương mù. Nhờ khả năng tuyệt vời về ngoại ngữ, trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Blake đã được mời tham gia nhiều điệp vụ, trong đó có việc tung điệp viên vào những khu vực quân Đức chiếm đóng ở Hà Lan. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Blake được cơ quan tình báo bí mật Anh (SIS, thường được biết dưới cái tên MI6) tuyển dụng và đánh đi Hamburg để xây dựng mạng lưới điệp viên ở Đức. Tuy nhiên, sự nghiệp của Blake bắt đầu phát triển từ khi Blake được chuyển sang Hàn Quốc công tác dưới lốt phó lãnh sự Mỹ tại Xơun. Đến Hàn Quốc được vài tháng, Blake bị quân đội CHDCND Triều Tiên bắt làm tù binh (lúc này Chiến tranh Triều Tiên đang diễn ra). Trong thời gian bị giam giữ, Blake có điều kiện tiếp xúc với những tác phẩm của Các Mác, đặt nền móng cho bước chuyển về tư tưởng và sự hợp tác với tình báo xã hội chủ nghĩa.

Nhà tù Wormwood Scrubs (Anh) nơi George Blake từng bị giam giữ.

Năm 1953, Blake được thả tự do và trở về Anh như một người anh hùng. Không một sự nghi ngờ, MI6 bổ nhiệm Blake làm phó phòng Y, đảm nhiệm việc giải mã những bản chặn thu điện thoại các quan chức ngoại giao và sĩ quan Hồng quân Liên Xô ở châu Âu. Năm 1955, Blake sang Đức phụ trách công tác tuyển mộ điệp viên Xô viết làm việc cho tình báo Anh. Nhưng song song với việc thực thi nhiệm vụ trên giao, Blake đã chuyển cho phía Liên Xô những thông tin chi tiết về 400 điệp viên MI6 hoạt động ở Đức. Không chỉ có vậy, Blake còn cung cấp cho KGB tin tình báo tuyệt mật về việc cơ quan an ninh Mỹ và Anh phối hợp đào đường hầm ở Béclin để phục vụ cho việc nghe trộm thông tin từ Bộ tư lệnh Liên Xô đóng trên đất Đức kể từ khi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 kết thúc. Nhờ có nó, KGB đã tương kế tựu kế cho tình báo Mỹ và Anh ăn hàng đống tin giả trong thời gian dài.

George Blake (phải) cùng điệp viên KGB Kim Philby trong một buổi đi chơi ở ngoại ô Mátxcơva sau khi Blake trốn thoát khỏi nhà tù của Anh năm 1966.

Từ khóa » điệp Viên George Blake