Ghé Thăm Làng Nghề Dệt Lanh Lùng Tám Hà Giang - Hành Trình Du Lịch

Blog

Ghé thăm làng nghề dệt lanh Lùng Tám Hà Giang Hà Giang 28/11/2021

Ghé thăm làng nghề dệt lanh Lùng Tám Hà Giang

Đến với Tây Bắc, không ai là không biết đến thăm làng nghề dệt lanh Lùng Tám Hà Giang. Nghề dệt vải lanh đã đi vào tiềm thức, trong văn hóa bản sắc của người H’mông. Khi mà chàng trai miền xuôi đi ngao du núi rừng Tây Bắc. Trong phút chốc nghỉ ngơi bắt gặp hình ảnh người con gái H’mông ngồi bên khung cửi dệt vải.

  1. Lịch trình khám phá Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn – hành trình về vớii thiên nhiên 6 ngày 5 đêm
  2. Lịch trình chinh phục Chiêu Lầu Thi – khám phá Bắc Hà 3 ngày 2 đêm
  3. Lịch trình khám phá Hà Giang – Sapa những nét hấp dẫn của văn hóa vùng cao 5 ngày 4 đêm
  4. Lịch trình khám phá những điều mới lạ ở Hà Giang – Lào Cai 3 ngày 2 đêm

Nét truyền thống của làng nghề dệt lanh Lùng Tám

Ghé thăm làng nghề dệt lanh Lùng Tám Hà Giang 1

Người con gái bên khung cửi dệt lanh

Giữa núi trời bao la Tây Bắc, xã Lùng Tám nằm nép sau những ngọn núi che phủ bởi sương mù. Ở xã Tùng Lám là nơi cư trú và sinh sống của bộ phận lớn người dân tộc H’mông. Nơi sinh ra làng nghề truyền thống dệt vải lanh phát triển từ lâu về trước cho đến nay. Đã trải qua bao nhiêu đời, ông cha đã truyền lại cho con cháu những kinh nghiệm mấu chốt trong làng nghề. Vậy nên không phải nơi nào cũng có thể gây dựng nên nghề dệt vải lanh chất lượng như ở Tùng Lám.

Đối với đàn bà con gái người H’mông, ai ai cũng phải có kinh nghiệm dệt vải lanh. Cứ đến tuổi trưởng thành, cô nào cũng có một thửa ruộng trồng cây lanh. Những ruộng lanh mọc lên đều tăm tắp rồi sau hai tháng là đã có thể thu hoạch. Lúc này những người phụ nữ lại đeo rổ mây lên nương cắt lanh về phơi khô để kéo sợi.

Công đoạn và phương pháp dệt lanh

Ghé thăm làng nghề dệt lanh Lùng Tám Hà Giang 2

Dệt lanh

1. Tách vỏ lấy lanh

Khi tách vỏ để lấy phần lanh ở bên trong, ta phải hết sức nhẹ tay và kéo đều cho lanh có độ mảnh bằng nhau, không bị đứt nửa chừng. Những cuộn lanh này lại được bỏ vào cối để giã cho bong hết bột chỉ. Bây giờ chỉ còn lại sợi dai, cuộn lại thành chỉ lớn. Qua ba lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong. Lúc này sợi lanh đã được gạt bỏ bụi bẩn trở nên trắng hơn. Đợi chỉ đã khô thì cô gái lại bắt đầu ngồi vào khung cửi quen thuộc để dệt áo quần.

2. Công đoạn dệt

Người H’mông thường dệt lanh bằng khung cửi đai lưng. Và một điều là khi vải được dệt xong còn phải giặt đi giặt lại nhiều lần cho thật trắng.Đặt tấm vải được trải lên khúc gỗ tròn, dùng một phiến đá chà sáp ong trượt đi, trượt lại cho đến khi tấm vải thật phẳng. Làm ra được sản phẩm tấm vải lanh tốt là niềm tự hào của mỗi người phụ nữ Mông. Bởi lẽ cũng chính vì vậy mà họ luôn thận trọng trong từng công đoạn. Kể cả là khi căng sợi hay luồn khung.

Với mong ước làm ra những tấm vải lanh tốt đó, không biết từ bao giờ họ cũng đã hình thành những quy ước rất khắt khe như kiêng nam giới đến gần khi phụ nữ căng sợi luồn vào khung, vì sợi đứt và bị luồn nhầm. Khi dệt xong, vải còn thô, người ta phải giặt nhiều lần, ngâm nước tro và phơi cho vải trắng và mịn, để có thể đem may mặc. Đánh giá một sản phẩm lanh dệt đẹp thì vải nhẵn, sợi đều, trắng, nhỏ… khi mặc luôn tạo cảm giác mềm mại và thoáng mát.

Phần kết lại

Ghé thăm làng nghề dệt lanh Lùng Tám Hà Giang 3

Làng nghề dệt lanh Lũng Tám Hà Giang

Không chỉ giỏi dệt vải mà người Mông ở Lùng Tám còn có kỹ thuật nhuộm chàm mà khó có nơi nào sánh được. Nghề nhuộm chàm là công việc có tính vất vả, mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Và để có màu chàm đen như ý, mảnh vải phải được nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, trong nhiều ngày. Người ta sẽ ngâm vải trong dung dịch chàm chừng một giờ đồng hồ rồi mới vớt ra để ráo nước rồi lại ngâm tiếp. Công đoạn này được lặp đi lặp lại 5-6 lần mới đem vải đi phơi.

Khi nào mảnh vải khô lại mang vào ngâm tiếp và tiếp tuc như thế khoảng 8-10 lần. Ngâm vải lên nước đen bóng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu may mắn gặp kì nắng ráo thì mỗi mảnh vải chỉ cần 3- 4 ngày là có thể nhuộm xong.Nhưng nếu bấp trời mưa thì phơi vải lâu khô, thậm chí kéo dài tới 2 tháng. Chính vì được nhuộm kỹ tỉ mỉ công đoạn như vậy mà màu chàm của người H’Mông ở đây rất bền và luôn cho cảm giác tươi mới.

Khám phá thêm: Rừng thông Yên Minh Hà Giang – “Đà Lạt thứ 2” khiến du khách say đắm, ngẩn ngơ

previous post Top 5 làng nghề truyền thống ở Hà Giang mà bạn nên biết next post Khám phá đèo Mã Pí Lèng Hà Giang - một trong tứ đại đỉnh đèo nước ta 1

Post a Comment cancel reply

Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.

Submit

alt

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on

Từ khóa » Hình ảnh Khung Dệt Vải