Ghé Thăm Mùa Hoa Cà Phê Tây Nguyên

Nội dung chính

  • 1. Mùa hoa cà phê Tây Nguyên vào tháng mấy?
  • 2. Hoa cà phê có gì đẹp?
  • 3. Địa điểm ngắm hoa cà phê ở Tây Nguyên đẹp nhất
    • 3.1. Pleiku
    • 3.2. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
  • 4. Ngoài hoa cà phê, Tây Nguyên có gì đẹp?
    • 4.1. Vườn Troh Bư (Buôn Ma Thuột)
    • 4.2. Làng cà phê Trung Nguyên (Buôn Ma Thuột)
    • 4.3. Bảo tàng thế giới cà phê (Buôn Ma Thuột)
    • 4.4. Hồ Lak (Buôn Ma Thuột)
    • 4.5. Thác Dray Nur (Buôn Ma Thuột)
    • 4.6. Khu du lịch sinh thái Măng Đen (Kon Tum)
    • 4.7. Biển Hồ (Pleiku)
    • 4.8. Núi lửa Chư Đăng Ya (Pleiku)

Các bạn nghĩ gì khi nhắc đến Tây Nguyên? Đó có thể là những con đường đất đỏ đầy nắng gió, những căn nhà rông đặc trưng cao vút, tiếng cồng chiêng rộn rã hay những cánh rừng cà phê trải dài bạt ngàn.

Nhưng hơn hết, du lịch Tây Nguyên vào tháng 3, bạn sẽ phải xốn xang bởi vẻ đẹp tinh khiết của hoa cà phê bung trắng khắp núi đồi, khiến cả đất trời Tây Nguyên trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết. Cùng Vntrip bỏ túi vài kinh nghiệm du lịch Tây Nguyên mùa hoa cà phê này nhé!

1. Mùa hoa cà phê Tây Nguyên vào tháng mấy?

Thời gian hoa cà phê khoe sắc ở mỗi tỉnh sẽ có chút khác biệt do chênh lệch về khí hậu nhưng thường có hai đợt nở, kéo dài từ tháng 2 đến cuối tháng 4 dương lịch, mỗi đợt nở chỉ dao động từ 7 đến 10 ngày, sau đó cũng sẽ tàn khá nhanh, hoa sẽ rụng cánh và dần kết thành từng chùm quả nhỏ xinh xắn thi nhau bám khắp các cành, hình thành quả. Trong đó, tháng 3 dương lịch được xem là khoảng thời gian hoa nở đẹp nhất.

Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật, mùa hoa cà phê nở trắng lưng đồi (Video: Dacsanmiennui.net)

Để được chiêm ngưỡng Tây Nguyên vào đúng đợt hoa nở và được chìm đắm trong bầu gian trắng muốt của hoa cà phê, bạn cần phải cập nhật thông tin thường xuyên nhé.

Rừng hoa cà phê Tây Nguyên nở rộ vào tháng 3. Hình: Sưu tầm

Rừng hoa cà phê Tây Nguyên nở rộ vào tháng 3. Hình: Duc Nguyen

2. Hoa cà phê có gì đẹp?

Trước khi nở, hoa cà phê có nét xanh nhạt nơi đầu búp rất đặc biệt, bạn phải nhìn trực tiếp và thật cận mắt thì mới thấy rõ sự đặc biệt khó tả đó. Sau đó từ những nét xanh nhạt nơi đầu búp, hoa sẽ lộ dần một màu trắng xóa rực rỡ khi nở bung hết ra. Ngay cả những người đã quá quen thuộc với mùa hoa cà phê thì mỗi lần hoa nở cũng có thể khiến họ ngỡ ngàng và thích thú.

Bởi chỉ mới đêm qua thôi, cả rẫy cà phê vẫn xanh ngắt màu lá mà đến sáng ngày hôm sau đã lấp ló sắc trắng tinh khôi đầy quyến rũ, những nụ hoa đã chuyển mình thức tỉnh và bung ra những cánh hoa tinh khôi đẹp nao lòng.

Hoa cà phê sẽ lộ dần một màu trắng xóa rực rỡ khi nở bung hết ra. Hình: Duc Nguyen

Hoa cà phê sẽ lộ dần một màu trắng xóa rực rỡ khi nở bung hết ra. Hình: Duc Nguyen

Hoa cà phê lúc nở trông như một đóa cúc đại đóa. Hình: Duc Nguyen

Hoa cà phê lúc nở trông như một đóa cúc đại đóa. Hình: Duc Nguyen

Hoa cà phê lúc đang nở rực rỡ nhất sẽ có kích thước to, trông như một đóa cúc đại đóa, tròn xoe và kết thành từng chùm bám kín cành, nổi bật giữa màu xanh tươi mát. Mùa hoa cà phê ở Tây Nguyên được được “hội cuồng chân” đặt tên là “núi tuyết” như một cách ca ngợi vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo của loài hoa đẹp này. Bởi đặc trưng của cây cà phê là trồng gần nhau và trồng thành những đồi, khi nhìn từ phía xa sẽ giống như những bông tuyết trĩu nặng trên cành.

Nhìn từ xa những cánh rừng hoa cà phê như núi tuyết. Hình: Sưu tầm

Nhìn từ xa những cánh rừng hoa cà phê như núi tuyết. Hình: Sưu tầm

Những đứa trẻ thích thú mỗi mùa hoa cà phê đến. Hình: Duc Nguyen

Những đứa trẻ thích thú mỗi mùa hoa cà phê đến. Hình: Duc Nguyen

Không chỉ có nét đẹp đặc biệt, hoa cà phê còn có mùi thơm đặc trưng rất quyến rũ và ngọt ngào. Hương thơm của hoa không quá nồng nàn mà dịu nhẹ, thanh khiết lẫn trong không gian trong lành tạo cho những người đến ghé thăm, chiêm ngưỡng cảm thư thái và dễ chịu.

Ngoài ra, hương thơm của hoa cà phê cũng thu hút số lượng lớn ong mật bay quanh và hút mật của cây hoa cà phê và tạo nên loại mật ong hoa cà phê rất nguyên chất, mang lại thêm nguồn thu không nhỏ cho những người nông dân trồng cà phê kết hợp nuôi ong lấy mật.

Vào mùa hoa cà phê nở sau Tết, người dân thường đặt những thùng nuôi ong trong các vườn cà phê để ong thuận tiện bay và hút mật hoa. Mật ong được lấy từ hoa cà phê dịp mùa hoa cà phê nở vào tháng 2-4 rất được ưa chuộng vì mật ong hoa cà phê có vị ngọt thơm rất đặc trưng, độ đậm sánh và màu sắc hấp dẫn, thơm ngon, Nếu có nhu cầu mua mật ong hoa cà phê bạn có thể mua tại Mật ong hoa cà phê Thiên Ân, có địa chỉ chính tại Buôn Hồ daklak và trong HCM, đây là cơ sở nuôi ong mật hoa cà phê uy tín và rất được ưa chuộng ở tại Buôn Hồ Daklak cũng như trên toàn quốc.

mật ong hoa cà phê - dacsanmiennui.net

Hương thơm của hoa cà phê thu hút rất nhiều ong bướm. Hình: Dacsanmiennui.net

Vào những ngày hoa bắt đầu có dấu hiệu tàn đi, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi đóa hoa lớn là sự kết hợp của nhiều bông hoa nhỏ xinh, tụ hợp lại. Những bông hoa này khi rụng sẽ cho ra những chùm trái cà phê dày đặc.

3. Địa điểm ngắm hoa cà phê ở Tây Nguyên đẹp nhất

3.1. Pleiku

Nhờ đặc điểm thổ nhưỡng là đất đỏ bazan màu mỡ, Pleiku trở thành một trong những “thủ phủ cây cà phê” ở Tây Nguyên. Thời điểm lý tưởng nhất để săn hoa cà phê ở Pleiku là sáng sớm, khi mà những bông hoa vừa bung nở, sắc hoa trắng muốt tỏa thành từng chùm lớn, thấm đẫm sương đêm.

Những cánh rừng hoa cà phê trở thành điểm check in lý tưởng. Hình: Sưu tầm

Những cánh rừng hoa cà phê trở thành điểm check in lý tưởng. Hình: Sưu tầm

Bạn có thể săn hoa cà phê ở nhiều nơi tại Pleiku. Hình: Sưu tầm

Bạn có thể săn hoa cà phê ở nhiều nơi tại Pleiku. Hình: Sưu tầm

Để săn hoa cà phê khi du lịch Pleiku, bạn có thể thuê xe máy từ trung tâm thành phố và chạy về hướng các huyện có vườn cà phê lớn như Ia Grai, Ia Pa, Krông Pa, biển Hồ… Không chỉ có hoa cà phêm khi chạy dọc những cung đường này, bạn sẽ bắt gặp bướm bay rợp trời bởi đây cũng là lúc sâu bướm vàng mở kén vì hương hoa cà phê dịu nhẹ lan toả khắp nơi.

3.2. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Buôn Ma Thuột vào mùa hoa cà phê trở nên tuyệt đẹp và quyến rũ hơn bao giờ hết. Ở Buôn Ma Thuột, đâu đâu cũng thấy hoa cà phê, đặc biệt là ở các vùng ven của thành phố là nơi trồng cà phê với diện tích rất lớn, chủ yếu là cà phê dòng Robusta. Xung quanh hồ Lak cũng là nơi những cánh rừng cà phê phủ sắc trắng bao quanh để bạn thỏa thích chụp ảnh.

Buôn Ma Thuột cũng được xem là thủ phủ của hoa cà phê. Hình: Sưu tầm

Buôn Ma Thuột cũng được xem là thủ phủ của hoa cà phê. Hình: Sưu tầm

Background hoa cà phê siêu "xịn". Hình: Sưu tầm

Background hoa cà phê siêu “xịn”. Hình: Sưu tầm

4. Ngoài hoa cà phê, Tây Nguyên có gì đẹp?

4.1. Vườn Troh Bư (Buôn Ma Thuột)

Đây là một khu du lịch sinh thái bảo tồn những nét đặc sắc riêng của du lịch Đaklak nói riêng và vùng đất đỏ Tây Nguyên nói chung. Ngay từ những bước chân đầu tiên đến vườn Troh Bư, bạn sẽ được hòa mình vào không khí thiên nhiên xanh ngát xanh cùng hương thơm dịu nhẹ của những đóa lan rừng quyện với hương vị cà phê Buôn Mê.

Vườn Troh Bư. Hình: Sưu tầm

Vườn Troh Bư. Hình: Cuong Quoc Pham

4.2. Làng cà phê Trung Nguyên (Buôn Ma Thuột)

Làng cà phê Trung Nguyên không những là điểm thưởng thức cà phê thơm ngon thượng hạng nổi tiếng, là nơi để bạn khám phá, chia sẻ những hiểu biết mới về cà phê mà còn là điểm check-in lên hình siêu ảo nữa nha.

Làng cà phê Trung Nguyên. Hình: Cuong Quoc Pham

Làng cà phê Trung Nguyên. Hình: Cuong Quoc Pham

Sở hữu diện tích lên đến 20.000m2, làng cà phê Trung Nguyên tựa như một thế giới cafe thu nhỏ gồm 5 khu với những chức năng khác nhau là khu thưởng thức, ẩm thực, siêu thị, bảo tàng và quầy cung cấp thông tin; mỗi khu sẽ mang lại những điều thú vị riêng. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy hành trình trồng trọt và chế biến cafe từ xưa đến nay, chiêm ngưỡng hàng trăm hiện vật mang tính lịch sử của các dân tộc Tây Nguyên.

4.3. Bảo tàng thế giới cà phê (Buôn Ma Thuột)

Bảo tàng thế giới cà phê đã thành hình với kiến trúc nương theo không gian nhà dài quen thuộc đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên linh thiêng với những đường cong đa hình và uyển chuyển được giao thoa với nhau, kết hợp với nét kiến trúc châu Âu hiện đại, sang trọng, tạo nên một tổng thể vô cùng ấn tượng, trở thành một điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Tây Nguyên.

Bảo tàng thế giới cà phê. Hình: Sưu tầm

Bảo tàng thế giới cà phê. Hình: Sưu tầm

Ở đây có đến 10.000 hiện vật được đưa về từ bảo tàng Jens Burg (Hamburg, Đức), được bài trí ngay trên lối đi, không đóng trong tủ kính, tạo cảm giác chân thực và gần gũi. Ngoài ra còn trưng bày nhiều vật dụng, công cụ sản xuất và chế biến cà phê của người Việt từ cổ chí kim.

4.4. Hồ Lak (Buôn Ma Thuột)

Đến hồ Lắk, bạn sẽ được dạo chơi bằng những chiếc thuyền mộc đầy kỳ thú, giữa những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh, mang đến cho bạn một trải nghiệm vô cùng mới lạ. Hãy hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn những đàn cá bơi lượn và nghe tiếng nước chảy hai bên mạn thuyền. Bạn cũng có thể mang theo cần câu để có những chú cá tươi ngon, chế biến thành món đặc sản cùng thưởng thức với rượu cần thơm nồng bên ánh lửa cao nguyên bập bùng rực cháy.

Hồ Lak. Hình: Sưu tầm

Hồ Lak. Hình: Sưu tầm

4.5. Thác Dray Nur (Buôn Ma Thuột)

Sở hữu chiều dài trên 250m và chiều cao lên đến 30m, thác Dray Nur được ví như một món quà hùng vĩ và mãnh liệt của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất núi rừng Buôn Ma Thuột.

Thác Dray Nur. Hình: Sưu tầm

Thác Dray Nur. Hình: Sưu tầm

Nhìn từ xa, Thác Draynur như một bức tường nước khổng lồ với hàng ngàn sợi nước tung bọt trắng xóa quấn quít, đan xen lại với nhau tạo nên một cảnh đẹp lung linh, huyền ảo. Dưới chân thác là những nhánh sông chảy uốn quanh các tảng đá, nước nông và xanh trong, để bạn có thể thỏa thích nhìn những đàn cá bơi lội, hòa mình vào làn nước mát lành.

4.6. Khu du lịch sinh thái Măng Đen (Kon Tum)

Măng Đen – một thị trấn nhỏ của Kon Tum nằm ở độ cao 1200m so với mực nước biển với bốn bề là núi non, cây cối và hoa rừng. Tất thảy con đường dọc theo Măng Đen đều là những con đường với núi non tầng tầng lớp lớp nối nhau, lọt thỏm giữa những rừng thông cao chót vót. Chạy dọc theo những con đường, thỉnh thoảng bạn lại có thể được tiếng róc rách của những khe suối chảy dọc dưới chân núi.

Khu du lịch sinh thái Măng Đen. Hình: Lạc

Khu du lịch sinh thái Măng Đen. Hình: Lạc

Đến Măng Đen, bạn có thể hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên đầy hoang sơ của Hồ Đăk Ke, khám phá cầu treo – nét đặc trưng của các tỉnh miền núi, thư giãn tâm hồn ở thác Pa Sỹ, hay trải nghiệm cuộc sống giản dị ở làng Konbring.

4.7. Biển Hồ (Pleiku)

Với diện tích mặt nước khoảng 230ha cùng chiều sâu trung bình lên đến 19m. Nhìn từ trên cao, biển Hồ bao la xanh biếc, nằm trọn trong vòng tay của núi đồi và cây rừng. Bờ hồ cũng chính là phần miệng núi nhô cao nên đứng từ đây, bạn có thể nhìn được bao quát khung cảnh tuyệt đẹp này. Làn nước trong xanh dường như trải ra vô tận được ví với đôi mắt người Pleiku, cũng trong veo và giản dị y như vậy.

Biển Hồ Pleiku. Hình: Sưu tầm

Biển Hồ Pleiku. Hình: Sưu tầm

Biển Hồ Pleiku đẹp vào mọi thời điểm trong ngày, nhưng có lẽ đẹp nhất là khoảnh khắc bình minh lên và hoàng hôn buông xuống, lúc này cả mặt hồ như được nhuộm cam rực rỡ, đẹp khó diễn tả thành lời được.

4.8. Núi lửa Chư Đăng Ya (Pleiku)

Đây là một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động và ở đây vẫn còn những dấu tích của một ngọn núi lửa đã từng có các tầng vật chất hừng hực bên trong cách đây rất lâu. Đến đây, bạn sẽ được nhìn thấy những cánh đồng cỏ lau tươi tốt được bù đắp bởi đất đỏ bazan màu mỡ.

Khi sắc đỏ thắm của những bông giong riêng nở rộ cũng là lúc báo hiệu mùa mưa về, lúc này cây cối có màu xanh mơn mở, khung cảnh ở Chư Đăng Ya cũng vì thế mà tràn đầy sức sống. Mùa khô ở Chư Đăng Ya cũng không khô khốc, tàn lụi mà lại mang một vẻ đẹp hoang sơ, với những cành cây khẳng khiu mùa thay lá. Đặc biệt, Chư Đăng Ya đẹp nhất là khi vào mùa hoa dã quỳ, lúc này không gian của ngọn núi sẽ được bao phủ bởi sắc vàng rực rỡ từ những triền đồi đến tận miệng núi lửa.

Núi lửa Chư Đăng Ya. Hình: Sưu tầm

Núi lửa Chư Đăng Ya. Hình: Sưu tầm

Giờ thì chờ gì nữa mà không lập ngày một team thật xịn và xách balo đi cùng nhau cho kịp mùa hoa cà phê Tây Nguyên thôi nào!

Từ khóa » Hoa Cà Phê Nở Lúc Mấy Giờ