Ghe, Thuyền Nam Bộ (tiếp). - PN-Hiệp
Có thể bạn quan tâm
Trang
- Trang chủ
- Trang Multiply
- Guest Book
- Photo
Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015
Ghe, thuyền Nam bộ (tiếp).
"Taxi" trên sông rạch miền Tây. Ảnh: Marguerite. Tiếp theo các loại ghe thuyền nơi miền Tây Nam bộ: - Ghe câu: ghe dùng khi câu cá. - Ghe lưới: ghe đánh lưới. - Ghe cá: ghe chở cá đồng. - Ghe lái ngoài: ghe không có bàn đọ, bánh lái nằm trong. - Ghe hầu: ghe sang trọng của quan viên ngày xưa có lính theo hầu. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê viết trong "Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười" thì ghe hầu là loại ghe "nhẹ và đẹp, các hương chức thường dùng để đi "hầu" quận hoặc tỉnh". - Ghe lê: ghe nhà nước thời xưa, dùng chở quan binh và về việc binh. - Ghe ô: như ghe lê. - Ghe son: ghe sơn đỏ, thường dùng về việc binh. - Ghe sai: ghe nhỏ nhẹ chèo, để đi việc quan cho mau lẹ. - Ghe chiến: ghe giàn trần, ghe đánh giặc. - Ghe diệu: ghe hầu có đủ tiện nghi, sơn son thếp vàng của quan viên đàng cựu. - Ghe vẹm: ghe quan, loại ghe sơn ô thêm chạy đàng bèo đo. Ghi theo đúng sách của cụ Vương nhưng đọc không hiểu. - Ghe khoái: ghe thật nhẹ, dùng đi việc quan cho mau, loại ghe sai. - Ghe hàng bổ: ghe ban lồng, chở hàng hóa đi bán rong các chợ nhỏ. - Ghe bè: ghe lớn đóng theo kiểu nhà ở, chở được nhiều hàng hóa, xưa lên bán trên Nam Vang, có mui vững chắc, người chèo chống đi được trên mui ấy như đi trên đất bằng và thường tụ tập nhau lại thành đoàn, đến trở nên danh xứ: Cái Bè, Nhà Bè. Ta gọi xuống ghe vì ghe ta ở dưới thấp, và Tây phương gọi lên tàu vì tàu họ rất cao. Sông nước Nam bộ ngày nay. Ảnh: Marguerite. Ở miền Tây có một loại ghe gọi là "ghe chài", nhưng không phải là ghe dùng để chài lưới, đây là ghe dùng để chở lúa. Khi chất lúa lên ghe người Nam bộ gọi là "ăn lúa". Nhưng tại sao ghe chở lúa lại gọi là "ghe chài"? Theo cụ Vương người Việt gọi theo tiếng Miên. Người Khmer gọi loại ghe chở lúa này là "tuk pokchay": tuk: ghe thuyền, còn "pokchay" là tiếng Tàu giọng Triều Châu. Ta Việt hóa thành "ghe chài". Ghe chở hàng quá tải mấp mí mé nước người ta gọi là "chở khẳm". Dưới sông rạch cũng có "luật đi đường", ngày xưa muốn cho ghe đi qua bên mặt người ta hô "bát" (hoặc "hoát"), là cho ghe qua phía cột chèo mũi (tay phải), ngược lại thì hô "cạy", là cho ghe qua phía cột chèo lái (tay trái). Cụ VHS viết: "Nguyễn Cư Trinh truyền ghe phải khắc tự (chạm tên và chỗ ở của chủ ghe trên be ghe. Bát cạy cũng do ông dạy, như luật đi đường ngày nay). Đối với ghe thuyền phía trước gọi là "mũi", phía đuôi gọi là "lái", ta hay nghe nói "mũi dại thì lái chịu đòn", với nghĩa đại khái con cái hay người dưới làm điều gì dại dột, thì cha mẹ hoặc người trên sẽ phải gánh chịu. Thực ra nói như thế là không chính xác, nói đúng là "mũi vạy, lái chịu đòn", "vạy" là phương ngữ Nam bộ có nghĩa là "cong, xiên, không thẳng". Khi chiếc ghe mà đi xiên thì người lái phải chịu, "vạy" mà nói thành "dại" có lẽ do cách phát âm của người dân Nam bộ. Người miền Nam phát âm v thành d, và y (dài) cuối từ thành i (ngắn). "Vạy" = "dại". Trong bài trước tôi có nói tới loại ghe bầu, là loại ghe có bụng lớn chở được nhiều hàng hóa (chắc vì ghe có bụng lớn nên gọi là ghe bầu). Loại ghe này trước đây hay thấy đậu nơi bến ở quận 4, quận 8, chuyên chở nông sản từ miền Tây lên Saigon, và chở ngược lại hàng tiêu dùng về miền Tây. Vì ghe đi dài ngày cho nên ghe cũng là nhà ở. Trên ghe có cả chậu kiểng, trẻ con, nuôi gia súc như chó, heo, gà... dĩ nhiên trên ghe phải có bếp ăn, loại bếp làm bằng đất sét nung ngày xưa nấu bằng củi dùng dưới ghe thuyền rất tiện lợi, gọi là "cà ràng", cà ràng khác với ông táo đất nấu củi thông thường là củi đang cháy dở không rớt xuống sàn gỗ của ghe thuyền. Cà ràng là phiên âm theo tiếng Khmer, người Miên gọi là "kran". Cà ràng dùng để nấu ăn trên ghe thuyền. Ảnh: PNH. Ảnh: Internet. Một vật dụng quen thuộc khác của người dân Nam bộ khi xưa được gọi là "cà ròn", đây là cái túi đan bằng cỏ bàng của người nghèo đựng những đồ dùng lặt vặt hàng ngày. Cà ròn cũng là từ phiên âm từ tiếng Khmer "karông", người Việt gọi là "bao cà ròn" thì người Miên gọi là "bay kơrông". Một vật dụng khác không thể thiếu vơi người dân Nam bộ khi xưa, nhất là những người quen ngược xuôi trên ghe tbuyên, đó là cái "nóp". Nóp là cái bao đệm to dài cỡ 2 thước tây, may kín chừa miệng tbeo chiều dọc, ban đêm người ta chun vô ngủ để tránh muỗi mòng. Theo học giả Vương Hồng Sển thi từ nóp cũng từ tiếng Miên mà ra, cụ Vương viết: "Cái nóp thông dụng hơn hết là ở miền Hậu Giang và có lẽ do người Miên bày. Trong từ điển Miên-Phap J. B. Bernard có chữ: "Nộp, kontil nộp: natte en jonc cousue en forme de sac, les voyageurs s'en servent en guise de moustiquaire. Kontil là chiếc chiếu". Theo cụ Vương thì nóp là do tiếng Miên "nộp", có nghĩa là "nghiêng". Nếu theo như J. B. Bernard viết trong từ điển Miên-Phap "kontil nộp" dịch sát nghĩa là "chiếc chiếu nghiêng", còn nghĩa tiếng Pháp đại khái là chiếc chiếu đan bằng cói dạng như cái túi, dùng để chống muỗi, nó tựa như chiếc "túi ngủ" của Mỹ ngày trước, hồi trước năm 1975 trong quân đội tôi có dùng.Bài cùng chủ đề:
20 nhận xét :
- Bulukhin11:19:00 14 thg 11, 2015
Hihi bu tui có khá nhiều sách ông SỂN nhưng đọc PNH nhanh hơn, cụ Sển lai ra quá nhiều khi sốt ruột.
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown11:51:00 14 thg 11, 2015
Hì hì, đọcc Vương Hồng Sển không quen khá sốt ruột đung như bác Bu nói, bởi cụ viết theo kiểu "nông cổ mính đàm", lai rai kể chuyện của mấy ông già Nam bộ khi xưa, chuyện nọ xọ chuyện kia chứ không theo cách xuông hàng gach đầu dòng 1, 2, a, b...
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknown11:37:00 15 thg 11, 2015
Vậy Bác Bu chuyển con đọc rồi con tóm tắt lại cho bác nghe. Hì hì.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown11:51:00 14 thg 11, 2015
- BỐSUSU13:46:00 14 thg 11, 2015
đọc blog bác Hiệp rồi thì chắc khỏi đọc sách nữa, bác Hiệp cung cấp bao nhiêu là tinh hoa kiến thức cho cả nhà rồi. cám ơn bác Hiệp nhiều nhiều :)
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown15:27:00 14 thg 11, 2015
Vậy vào đoc ủng hộ dài dài đi Bố susu, nơi đây chỉ cung cấp kiến thức chứ không triết lý nhức đầu :-)
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown15:27:00 14 thg 11, 2015
- dungNobita15:42:00 14 thg 11, 2015
Không biết đã hết "ghe" chưa. Chưa thấy bác Phạm đề cập tới loại ghe tốc độ ở Miền Tây: "tắc ráng".Nếu không phải "mũi dại" mà là "vạy", bác Phạm xem thử "chịu đòn" có nghĩa khác chứ không phải là "chịu đánh đòn" không?
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown16:17:00 14 thg 11, 2015
Có lẽ cụ Vương chỉ ghi nhận những loại ghe thuyền ngày xưa chứ không tinh tới mây thứ mới bây giờ như tăc ráng, là loại ghe chở khách gắn may xe hơi chạy bá cháy.Còn từ "chịu đòn" ở đây theo tôi cũng là cách nói của dân Nam bộ, "chịu đòn" là chịu trách nhiệm, chứ không phải đòn là đánh đòn. Phải chăng là từ dùng khi khiêng vác vât nặng, phải dùng đến đòn gánh, hay khúc cây đòn kê ở dưới vật năng có mây người khiêng vác. Người "chịu đòn" là người chịu trách nhiệm ở khúc cây đòn chính, khi sưc nặng của vật dồn vào cây đòn đó?
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown16:17:00 14 thg 11, 2015
- Unknown00:28:00 15 thg 11, 2015
Những gì bác kể trên. Con hoàn toàn đồng tình và gật đầu cái rụp. Bác nói cụ Vương là "gãi" đúng chỗ ngứa của con. Con xin góp chút ngu ý vào từ "ghe vẹm"Ở trên con thấy giải nghĩa ghe quan, sơn ô thêm đàng bèo đo. Con trộm nghĩ. Ghe dành cho quan lại, miền Tây chủ yếu sông nước nên mọi tầng lớp xài ghe này là không lạ. Sơn ô phải chăng là sơn màu đen. Tiếng Triều Châu nói Ô là đen, dân Việt ta "mượn" luôn từ này chăng?Thêm nữa. Chạy đàng bèo. Con nghĩ đàng là Đường. Ý chỉ hai bên sườn ghe vẽ những đừơng hoa văn vằn vện để vừa trừ tà, như dân ta vẽ hai con mắt ở mũi thuyền. Và cũng phân biệt luôn ghe của qua khác ghe của dân. Thấy chớ có rờ vô nghe mày. Hì hì. Con có vài lời thưa với các bác. Chúc các bác khoẻ
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown07:18:00 15 thg 11, 2015
Biết bạn trẻ HT rất kết cụ Vương, hihi, như bác Bu mà còn ngại đọc cụ thì thấy bạn trẻ này rất chịu khó đọc sách. Về câu giải thích ghe vẹm là "ghe quan, sơn ô thêm chạy đàng bèo đo" của cụ Vương tôi cũng hiểu sơn ô là sơn đen, tiếp là "thêm chạy đàng bèo đo", đã sơn đen thì "chạy đàng bèo đo" có thể hiểu như bạn HT là vẽ thêm những đường vằn vện gì đó ở hai bên lườn ghe cho khác với ghe của dân thường, có lẽ đây vừa là phương ngữ vừa là thuật ngữ của dân sông nươc Nam bộ nên khá khó hiểu.
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknown11:42:00 15 thg 11, 2015
Ngày nay các thứ ghe nó "tuyệt chủng" khá nhìeu nên phải hỏi các cố cựu đất Nam thì may ra biết được. Thời cụ Vương rồi thời các bác, có những thứ mà ngày nay nghe thấy không biết nó là cái gì Chúc bác cuối tuần vui, khoẻ.
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknown15:09:00 15 thg 11, 2015
Thời nào thức nấy, tre già thì măng mọc mà HT, cũng may mà thời nay có internet, tra gì cũng có. Nhưng cũng phải công nhận ngày xưa có những Trương Vĩnh Ký (ông này quá giỏi), Huỳnh Tỉnh Của... rồi Vương Hông Sển... cả đời họ vắt đầu óc, tim gan ra viết để lại cho đời, mà ta không biết dùng thì rât dở.Chúc HT chủ nhật vui.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown07:18:00 15 thg 11, 2015
- Unknown22:42:00 15 thg 11, 2015
bác H ơi vậy ghe có khác với đò không ? Riêng chiếc tắc ráng thì Marg nhớ là nó có mái che , thân thon ốm , có hai băng ghế gỗ dọc theo hai bên mạn cho hành khách ngồi , và cũng không hiểu tại sao nó có tên tắc ráng
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown08:09:00 16 thg 11, 2015
Ghe và đò khác nhau thế nào? Một câu hỏi hay của bạn Marg., ghe là phương ngữ miền Nam để chỉ các loại thuyền lớn hoặc nhỏ, còn đò theo VN Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hanoi-1931), là thuyền nhỏ, có lẽ từ đò là thuyền phổ biến ở miền Bắc hơn, ta thấy đã đi vào ngôn ngữ thường ngày: "qua sông phải lụy đò", "đò ngang, đò dọc, bến đò...".Từ đò ở miền Nam lại dùng để chỉ một loại xe chở khách mà nay không thấy gọi nữa, đó là "xe đò", trước đây người miền Nam ở quê hay nói "ra quốc lộ bắt xe đò về Sài Gòn", người ta nói "bắt xe" chứ không nói "đón xe".Bây giờ dưới quê có thêm "tắc ráng, vỏ lãi...", có lẽ là những loại ghe thuyền về sau này mới có. Tôi thử tra trong những từ điển xuât bản trươc năm 1p75 ở Saigon không thấy nói đến, riêng từ điển Từ và ngữ miền Nam của tác giả Huỳnh Công Tín in năm 2000, có ghi nhận nhưng không giải thich xuât xứ của từ ngữ. Theo tôi cũng có thể từ tiêng Miên mà ra.
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknown10:42:00 16 thg 11, 2015
Tôi bổ sung về tắc ráng và vỏ lãi.Tắc ráng và vỏ lãi là 2 loại ghe xuất hiện vào khoảng thập niên 1960 ở miền Nam, về hình dáng thì ghe thon, dài khác với loại ghe truyền thống, giông như ghe ngo của người Miên hơn. Ghe có hình dáng như vậy nên lướt đi dưới nước nhanh hơn, nhất lá được gắn thêm máy Koler của Nhật, sau này người ta còn "chơi" luôn máy xe hơi cho nên chạy bá cháy, vì thân ghe nhỏ, dài, chạy nhanh nên chỉ thích hợp chở khách, không thích hợp chở hàng hóa.Hai loại này chạy nhanh như thế nên gây sóng, nguy hiểm cho những ghe nhỏ chèo tay, và sóng còn đập vào bờ gây xói lở đất.Về tên gọi, có nơi nói gọi là "vỏ lãi", vì vỏ ghe dài giống như con... lãi (sán lải), có thể lắm vì người Nam bộ vốn ăn nói nôm na, thấy sao nói vậy không hoa mỹ. Còn tên "tắc ráng" theo tôi có lẽ từ tiêng Miên, "tắc" có thể là "tuk", tiếng Miên là ghe, thuyền, còn "ráng" không biết tiếng Miên là gì 😄.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown08:09:00 16 thg 11, 2015
- Nang Tuyet00:20:00 16 thg 11, 2015
Ôi trời , có nhiều loại ghe quá ! Em đọc xong mà tưởng tượng không nỗi hình dạng của chúng . Nếu được thấy thì hay ghê anh Hiệp nhỉ ? Em cũng như chị Marg , cũng không hiểu ghe với đò có khác nhau không đó cơ ? Chắc chữ đò dùng để chỉ chiếc ghe chở khách sang sông ở các bến thuyền ở miền Tây anh Hiệp nhỉ ?
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown08:15:00 16 thg 11, 2015
Nói vậy chứ vẫn còn nhiều từ nữa, chẳng hạn như ghe tam bản, xuồng ba lá...Về ghe và đò, NangTuyet xem trả lời nơi Marg. ☺
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown08:15:00 16 thg 11, 2015
- Thiên lý 12:13:00 17 thg 11, 2015
"Còn từ "chịu đòn" ở đây theo tôi cũng là cách nói của dân Nam bộ, "chịu đòn" là chịu trách nhiệm, chứ không phải đòn là đánh đòn. Phải chăng là từ dùng khi khiêng vác vât nặng, phải dùng đến đòn gánh, hay khúc cây đòn kê ở dưới vật năng có mây người khiêng vác. Người "chịu đòn" là người chịu trách nhiệm ở khúc cây đòn chính, khi sưc nặng của vật dồn vào cây đòn đó?"Bác Hiệp, nói "chịu đòn" trong "Mũi vạy (dại) lái chịu đòn" tất nhiên không phải "đòn roi" nhưng cũng không phải "cây đòn" dùng để khiêng vác. Cái "đòn" ờ đây chính xác là cái đòn gắn liền (vuông góc) với trục bánh lái của thuyền, ghe.Người chống (chèo) phía mũi mà chống xiên chống xéo (mũi vạy) thì người cầm lái càng phải ghì chặt, kềm chặt cây đòn này (chịu đòn) thì ghe, thuyền mới không bị xoay. Thường khi đó em thấy họ kẹp vào nách. Hình như cụ An Chi có giảng về câu thành ngữ này rồi.
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown12:51:00 17 thg 11, 2015
Ở comment trên tôi nêu lên ví dụ là để giải thích từ ngữ "chịu đòn", trong thành ngữ "mũi dại (vạy) thì lái chịu đòn", tức là lái phải chịu trách nhiệm trong việc mũi (ghe) đi xiên thôi, dĩ nhiên trong việc mũi, lái của ghe thuyền này thì đâu có gi liên quan tới đòn roi, và cây đòn trong khiêng vác.Bạn Thiên Lý nhắc tôi mới sực nhớ quả ông An Chi có giải thích về chuyện này. Cám ơn bạn.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown12:51:00 17 thg 11, 2015
- Thiên lý 10:08:00 18 thg 11, 2015
Vâng, thế thì em hiểu rồi, ý bác nói chữ "chịu" trong "chịu đòn" là cách nói của Nam Bộ. Kết hợp với biến thể "vạy" -> "dạy" ->"dai" thì có thể suy rộng thêm chút là thành ngữ này có xuất xứ từ Nam Bộ rồi mới "di cư" ra Bắc.Nhân chợt nhớ ra chuyện này, xin phép bác ghi vào đây, kẻo quên:Ở miền Bắc, ông cầm lái thường hô khẩu lệnh cho người chống sào phía mũi bằng hai chữ "cậy" và "bát", (tương tự như các bác đi cày không hô trái phải tả hữu mà hô "ví, thá" (Nam) và "vắt, diệt" (Bắc) là con trâu nó khắc hiểu).Hai chữ "cậy" và "bát" nay không ai dùng nữa. Mà em cũng không rõ "cậy", "bát" bên nào là bên phải bên nào bên trái bên trái.
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown11:37:00 18 thg 11, 2015
Đúng rồi bác Thiên Lý. Tôi nghĩ thành ngữ này phát xuất từ miền Nam, VN tự điển của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ (Khai Trí - Saigon 1970), ghi "mũi vạy, lái chịu đòn", trong khi các từ điển thành ngữ, tục ngữ về sau này như của nhom Vũ Dung, Nguyễn Lân, Nguyễn Như Ý đều ghi là "mũi dại". "Chịu đòn", "đòn" trong lái thuyền là "cây đòn bằng gỗ" để điều khiển bánh lái dưới nươc, thường người lái thuyền cặp cây đòn này vào nách như bác nói. Thực ra trong việc lái thuyền (cũng như lái xe), mũi thuyền mà đi xiên thì chính là do nơi lái, chứ không phải mũi "tự ý" đi xiên rồi lái mới điều chỉnh."Bát" và "cạy", là 2 thuật ngữ của giới ghe thuyền ngày xưa, Đại Nam Quấc âm tự vị của Huình Tịnh Của và Việt Nam tự điển cua Hội Khai Tfi Tiên Đức đều ghi nhận, "bát" là cho thuyền đi về bên tay phải, và "cạy" là cho thuyền đi về bên tay trái. VN tự điển cũng ghi là "cạy", nhưng miền Bắc thường đọc và viết là "cậy".
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown11:37:00 18 thg 11, 2015
Chủ đề
- Thủ công
- Tản mạn tôn giáo
- Du lịch
- Hoa trái
- Suy gẫm
- Tản mạn
Hàng xóm
- văn việt Eduardo Galeano giới thiệu tác phẩm Ký ức của Lửa - *Nguyễn Hữu Việt Hưn*g dịch TỰ BẠCH (Mở đầu *Ký ức của Lửa*) “Tôi tin vào ký ức không phải như một đích đến, mà như điểm khởi hành – một máy-phóng né...
- VŨ NHO NINH BÌNH CÔ GÁI TÓC VÀNG - Nguyễn Văn Hoa giới thiệu [image: anh_anh_hoa] Văn học dân gian Đức Nguồn :" de blond witz" Cô gái tóc vàng ××××× 1/ * A hỏi B: Tại sao một cô gá...
- Minht 21/9/24. Những vần thờ.. ơ cóc. Cóc.. viết cho ngày 21/9. - Cóc… viết cho ngày 21/9. Ngày 21/9 năm nay vào ngày Thứ Bảy. Lão chủ tịt hay quên nhất là lúc này, đầu óc hay quên lắm, ngày 21/9 năm nay, chủ tịt chễm c...
- TỄU - BLOG Nguyễn Xuân Diện: NHƯ THANH NHẬT KÝ (TRỌN BỘ 7 KỲ) - Như Thanh nhật ký (2009) *Lâm Khang chủ nhân* Thưa chư vị, Hồi giữa năm 2008 Tây lịch, tôi và ông Thiền Phong, ông Chuyết Chuyết được cử đi Xứ Thanh ...
- TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN Các từ xà bông / xà phòng từ đâu mà ra? - Bản nháp (đã sửa chữa mười ba lần) tạm lưu ở đây. Xin các bạn đọc và góp ý giùm để sửa tiếp vài lần nữa. Cảm ơn rất nhiều.
- Giao Blog Công dân mới của Đại Việt - tuyển thủ Nguyễn Xuân Son (Rafaelson, 1997, gốc Brazil) - *Son *có lẽ là lấy từ chữ "son" trong tên gốc Rafaelson. Có Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thay đổi toàn diện ! 183 cm và 93 kg (số đo năm 2018, hồi...
- VanPham Thongdong KIM LĂNG THẬP NHỊ THOA PHÓ SÁCH - Hạ Kim Quế hành hạ Hương Lăng *“KIM LĂNG THẬP NHỊ THOA PHÓ SÁCH” GỒM NHỮNG AI?* Ở hồi thứ năm Hồng Lâu Mộng, Tào Công thông qua giấc mộng của Giả Bảo ...
- VƯƠNG-TRÍ-NHÀN Ngưỡng thấp của văn học - bài của Phạm Xuân Nguyên - https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0RUmBvsR6EWBbFhvC2kD1P9pMAyeE8sCArNeNN2gFx8pKqvFVTTMqKwHiBiEtXYVBl&id=100001402346694 Sau 50 nă...
- Bố susu NHỮNG LÝ DO NÊN MUA VÀ KHÔNG NÊN MUA MÁY CHẠY BỘ - Bình thường Minh tui vẫn chạy bộ vào buổi sáng ngoài bờ kè kênh Nhiêu Lộc gần nhà mình. Dạo gần đây, ở nhà có đứa cháu nó béo tốt lên từng ngày và mất dần ...
- Tuấn Công Thư Phòng “CÀN” TRONG “ĂN BẬY NÓI CÀN” NGHĨA LÀ GÌ? - Gánh nước thuê Ảnh: ST HOÀNG TUẤN CÔNG Độc giả Lê Thanh Hải hỏi: “*Tôi đọc cuốn “Thành ngữ bằng tranh” của Nhà xuất bản Kim Đồng th...
Lưu trữ Blog
Lưu trữ Blog tháng 3 ( 1 ) tháng 2 ( 1 ) tháng 1 ( 1 ) tháng 12 ( 3 ) tháng 10 ( 3 ) tháng 9 ( 2 ) tháng 8 ( 3 ) tháng 7 ( 1 ) tháng 5 ( 2 ) tháng 4 ( 2 ) tháng 3 ( 3 ) tháng 2 ( 1 ) tháng 1 ( 3 ) tháng 12 ( 3 ) tháng 11 ( 5 ) tháng 10 ( 4 ) tháng 9 ( 4 ) tháng 8 ( 5 ) tháng 7 ( 6 ) tháng 6 ( 11 ) tháng 5 ( 8 ) tháng 4 ( 9 ) tháng 3 ( 7 ) tháng 2 ( 8 ) tháng 1 ( 9 ) tháng 12 ( 13 ) tháng 11 ( 9 ) tháng 10 ( 13 ) tháng 9 ( 8 ) tháng 8 ( 18 ) tháng 7 ( 12 ) tháng 6 ( 9 ) tháng 5 ( 9 ) tháng 4 ( 5 ) tháng 3 ( 13 ) tháng 2 ( 18 ) tháng 1 ( 14 ) tháng 12 ( 14 ) tháng 11 ( 9 ) tháng 10 ( 7 ) tháng 9 ( 7 ) tháng 8 ( 10 ) tháng 7 ( 13 ) tháng 6 ( 12 ) tháng 5 ( 12 ) tháng 4 ( 12 ) tháng 3 ( 11 ) tháng 2 ( 13 ) tháng 1 ( 14 ) tháng 12 ( 11 ) tháng 11 ( 10 ) tháng 10 ( 12 ) tháng 9 ( 10 ) tháng 8 ( 13 ) tháng 7 ( 12 ) tháng 6 ( 12 ) tháng 5 ( 15 ) tháng 4 ( 17 ) tháng 3 ( 14 ) tháng 12 ( 1 ) tháng 11 ( 1 )Khách ghé thăm
Phạm Ngọc Hiệp
Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiXem nhiều
- Cồng và Chiêng có khác nhau không? Phụ nữ Mường đánh Chiêng. Ảnh Internet. Trong entry "Tiếng cồng chiêng" mới đây, ông bạn dungNobita (tôi hay gọi là cụ Nô)...
- Một số từ ngữ vay mượn từ tiếng Pháp trong tiếng Việt. Xe lô (xe trắc xông) xưa ở Saigon (xe màu đen phía bên tay phải xe xích lô). Ảnh Internet. Trong entry trước tôi có nói chuyện phiếm v...
- Bánh da lợn. Một ổ bánh da lợn cắt thành từng miếng nhỏ. Ảnh Internet. Để kết thúc loạt bài viết về mấy món bánh ăn chơi dân dã của hai miền Nam - ...
- Banh chành. Sáng nay gặp người quen hỏi: "Banh chành là gì?". Tôi hơi ngạc nhiên trước câu hỏi này, bởi cái từ "Banh chành" này lâu...
- Phương ngữ miền Bắc trong một vài bài thơ của Nguyễn Bính. Hái chè. Ảnh Internet. Ở bài trước thử bàn về chữ "giầu" và "trầu" là "trầu cau", trong câu thơ "Thô...
- Tên xưa của một số quốc gia. Ảnh Internet. Đọc bên nhà bác Hồng Ngọc thấy có nói về những cái tên cũ của một số nước mà bây giờ ít thấy ai nói hay viết, Chẳng hạn...
- Tiếng cồng chiêng. Ảnh 1: Cồng chiêng và rượu ghè là hai thứ không thể thiếu trong cuộc sống của người Thiểu số Tây nguyên. Ảnh Internet. Nhắc đến Tây n...
- Nhặt nhạnh chữ nghĩa. Tôi đọc lại một quyển sách của một tác giả khá nổi tiếng hay viết về những vấn đề có liên quan đến chữ nghĩa (sách mới xuất bản năm 201...
- Tiểu thuyết ba xu. Sérénata. Ảnh của NangTuyet. Bây giờ tôi ít khi nghe ai nói đến mấy từ "Tiểu thuyết ba xu", nhưng các bạn nào ở Saigon trướ...
Nhận xét mới
Theo nhau
Từ khóa » Ghe Thuyền La Gì
-
Phân Biệt Giữa Thuyền Và... - Xưởng đóng Thuyền Ghe Tàu | Facebook
-
Ghe Xuồng Nam Bộ
-
Giới Thiệu Nét Đẹp Văn Hóa Các Loại Ghe Thuyền Là Gì, Ghe ...
-
'ghe Thuyền' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt - Dictionary ()
-
Xuồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Nét Đẹp Văn Hóa Các Loại Ghe Thuyền Là Gì ...
-
' Ghe Thuyền Là Gì - Vì Sao Người Miền Tây Luôn Vẽ Mắt Cho Ghe ...
-
Những Kiểu Ghe, Xuồng Chở Nông Sản Trên Sông Nước Miền Tây
-
Văn Hóa Nghề đóng Ghe, Xuồng
-
Ghe Thuyền Là Gì - Gioitre10x
-
Nghề đóng Xuồng, Ghe - TỈNH CÀ MAU
-
Con Mắt Ghe – Nét Văn Hóa độc đáo - Du Lịch Cần Thơ
-
Mắt Thuyền - Báo Tài Nguyên Và Môi Trường