Ghép Cây Bao Nhiêu Ngày Tháo Bọc

Cùng tham khảo những hướng dẫn ghép cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao nhé.

Hướng dẫn ghép cành bằng hình ảnh

Ghép cành xuyên qua thân cây là một kỹ thuật mà những người làm vườn thực hiện nhằm tạo ra một nhánh cây mới trên cây gốc. Đây là một kỹ thuật tương đối khó và mức độ thành công phụ thuộc rất cao vào kinh nghiệm của người thực hiện. Dưới đây là một số bước cơ bản để thực hiện phương pháp ghép cành độc đáo này:

Để thực hiện việc ghép cành, cần có những dụng cụ sau đây… kềm cắt nhánh, dao lớn, dao nhỏ, kéo, băng keo và bọc nhựa trong…

Dụng cụ cần thiết cho công việc ghép cành

Cắt vào thân cây….. khoảng 1-1.5 lóng tay hay 1-1.5 inches…. Cắt cẩn thận…. và đừng cắt sâu quá….

Sau đó… cắt hay chuốt đuôi nhánh cây được ghép thành hình chữ V….

tách vỏ cây được ghép ra và bỏ nhánh cây được ghép vào…. Là xong….

Thân cây có liền hay dính vào với nhau…. Là chỗ da thân cây còn màu xanh và 1 lớp mỏng trước gỗ…. Cho nên… phải cắt cẩn thận… để nó vừa đụng vào thân gỗ…. là được rồi… Chỗ da còn xanh là chỗ để cây đưa thức ăn lên xuống nuôi cây…. Chỗ vàng là da đã thành gỗ… chỗ này chỉ làm cho cây them cứng cáp… ghép vào gỗ thì… nhánh ghép sẽ không bám và từ từ chết đi…. Cho nên… cần ghép vào chỗ xanh… và dính vào gỗ.. cho chỗ ghép được cứng cáp…..

Cố gắng làm sao ch0 vết cắt ở nhánh ghép và vết cắt ở gốc ghép áp sát vừa khít nhau.

Dùng băng keo… băng… và che chỗ đã được ghép…. tác dụng của nó là kéo các chỗ được cắt dính gần vào nhau… để giúp nhựa cây làm liền…. chỗ cắt…. Và nó cũng có 1 tạc dụng khác là…. Bảo vệ chỗ cắt….

Dùng băng keo quấn chặt chỗ ghép cành…

Sau đó cắt bỏ những ngọn và cành của cây ghép…. Đừng cắt bỏ… nhánh được ghép… nói cách khác là cây sẽ dồn hay đưa sức sống lên ngọn cây… cho nên cây nhánh nào còn ngọn… sẽ được ưu tiên trước…

Cuối cùng là bọc bao nhưa để giúp cây khỏi bị mất nước… Khoảng 10-14 ngày thì cắt bỏ băng keo đen ra… hy vọng chỗ nói đã dính liền với nhau…

Vết cắt phải dứt khoát, bề mặt vết cắt phải nhẵn và vừa khít nhau

Chọn dụng cụ cắt thích hợp là 1 điểm cần chú ý cho công việc ghép cành

Các bạn hãy thực hành xem, Chúc thành công!

Kinh nghiệm ghép quả trên cây có múi

Từ vài năm nay gia đình anh Nguyễn Văn Hoãn ở thôn Đức Nhuận, xã Dạ Trạch (Khoái Châu - Hưng Yên) đã thử nghiệm và ghép thành công trên diện rộng quả của các cây có múi lên các cây của chúng, chẳng những quả vẫn phát triển cho năng suất bình thường, chất lượng không hề thuyên giảm mà còn có phần ngon hơn.

Đây có thể coi là một sáng tạo đột phá trong nghề trồng cây có múi ở nước ta.

Mục đích: Phân bố lại số quả trên cây cho hài hòa, tạo điều kiện cho cây phát triển cân đối, khắc phục được hiện tượng trên cùng một cây, có cành mang quá nhiều quả, lại có cành quá ít quả đồng thời tạo ra quả có sự đồng đều cao hơn, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho vườn cây. Mặt khác nhờ ghép lại quả mà chúng ta có thể dồn lại số quả ở những cây ít tập trung ghép cho một số cây nhất định, từ đó phân loại cây, xây dựng kế hoạch chăm sóc và bảo vệ từng lô cây khác nhau, tránh được sự đầu tư dàn trải, giảm chi phí vật tư. Ngoài ra còn có thể rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản cho vườn cây. Riêng đối với những cây ăn quả, trồng để tạo cảnh thì cùng với việc ghép phân bố lại số quả trên cây cho cân đối, đẹp mắt người ta còn có thể ghép nhiều loại quả khác nhau trên cùng một cây theo thị hiếu tiêu dùng làm, tăng giá trị thẩm mỹ, tăng giá trị sử dụng của cây lên rất nhiều lần.

Nguyên lý: Chỉ có thể ghép được các nhóm cây cùng chi trong họ như các giống cam ghép lên nhau, các giống bưởi ghép lên nhau, quất có thể ghép lên cam, bưởi; cam ghép lên quýt, bưởi và ngược lại bưởi có thể ghép lên cam… tùy theo mục đích sử dụng mà chúng ta lựa chọn các đối tượng quả và cây ghép khác nhau và chỉ nên ghép các quả có giá trị kinh tế cao hoặc các cây ăn quả làm cảnh như: Cam Canh, cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, Hoàng Trạch… vì chi phí công ghép tương đối cao. Cây để sử dụng ghép quả có thể đã hoặc đang cho khai thác quả hoặc chưa khai thác quả lần nào.

Thời vụ ghép: Với cam Canh, cam Vinh, quýt, bưởi Diễn có thể cho phép ghép từ cuối tháng 6-8 bưởi Phúc Trạch, Hoàng Trạch có thể bắt đầu ghép từ đầu tháng 4-5, khi các quả trên cây phát triển ổn định, đường kính quả từ 1,8-2,5 cm đối với cam quýt và 4-5 cm đối với bưởi là thời điểm ghép là tốt nhất, tiến hành ghép vào ngày quang mây, nắng nhẹ, không mưa, không có gió tây. Trong ngày nên ghép vào thời gian mà trong vườn khô sương (khoảng 8-16h).

Kỹ thuật ghép: Bộ phận để ghép là cuống quả với các cành nhánh của cây. Về nguyên tắc có thể ghép theo nhiều phương pháp: Ghép chẻ bên, ghép áp, ghép nêm đều được cả, tuy nhiên thông thường với các cây có múi, ghép áp bên là tốt nhất, xác suất sống sau ghép cao, dễ ghép, thao tác đơn giản và năng suất ghép cao. Trước ghép vườn cây cần được phòng trừ sạch sâu bệnh hại, nhất là các đối tượng: Sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, rệp nâu, rệp muội, rệp sáp, rầy chổng cánh và các bệnh loét quả, chảy nhựa…, cây ghép cần lựa chọn các cây khỏe, không sâu bệnh.

Trên cây các cành cấp 1, cấp 2… khỏe có nhiều cành nhánh có thể ghép nhiều quả hơn ngược lại cành yếu ghép ít quả hơn, nhưng với cây làm cảnh thì tùy theo dáng, thế đã tạo trước mà bố trí ghép quả cho phù hợp. Quả cắt, hoặc mua ở các vườn tỉa quả khác để ghép phải không có mầm bệnh, quả còn tươi, nguyên cả cuống, yêu cầu để cuống dài 3-7 cm hoặc 10 cm, nếu kỹ thuật ghép thành thục thì để cuống 3-5 cm là tốt nhất, còn để cuống quả dài 7-10 cm là phòng, vết cắt ghép lần đầu hỏng phải cắt lại. Yêu cầu quả cắt đến đâu ghép ngay đến đó, nếu để lâu cuống quả mất nước có thể coi như hỏng quả đó không sử dụng để ghép được. Khi ghép nên lựa chọn cành ghép là các cành bánh tẻ, không chọn các cành quá già hoặc quá non, cành ghép và cuống quả ghép phải có kích thước tương ứng, có nghĩa độ lớn cành ghép và cuống ghép là tương đương.

- Cách ghép áp bên: Sử dụng dao ghép chuyên dụng, dao phải luôn sắc, bén ngọt, nhẹ nhàng nâng quả trong lòng bàn tay (tuyệt đối không để quả rụng khỏi cuống), dùng một ngón tay làm điểm tỳ cho cuống quả tay kia dùng dao cắt vát đầu cuống, chiều dài vết vát khoảng 1,5-2 cm tùy, tương ứng ở cành ghép ta cũng cắt vát đầu cành với chiều dài vết vát tương đương, tiếp đó ghép cuống ghép và đầu ghép khớp nhau qua vết cắt vát, sử dụng nilon ghép chuyên dụng (loại có chất lượng cao: bền, dai, trong suốt) quấn chặt vết ghép. Yêu cầu: 2 vết vát thật phẳng, đặt lên nhau phải trùng khớp, thao tác nhẹ nhàng, nhanh, gọn, chắc chắn. Trong quá trình ghép hai bàn tay phải luôn khô ráo, vì nếu tay ướt dính sang vết cắt thì vết ghép sẽ không tương hợp. Với cách ghép này, một công lao động thành thục trong ngày có thể ghép được 150-200 quả.

Chăm sóc cây sau ghép quả: Cây sau ghép quả cần được che nắng bằng lưới nilon đen chuyên dùng khoảng 20-25 ngày, mục đích hạn chế nắng, gió làm mất nước ở quả ghép và cuống ghép, ảnh hưởng tới tỷ lệ sống sau ghép, vườn cây ghép cần được giữ ẩm bình thường như các vườn đang cho quả khác, nếu vườn ẩm quá hoặc hạn quá đều ảnh hưởng tới năng suất, đặc biệt chất lượng của quả sau này.

Cây sau ghép 4-6 tuần khi vết ghép đã liền nhau chắc chắn thì tháo nilon ghép ở cành ghép, tăng cường bón thúc phân hữu cơ, vô cơ và phân vi sinh, tốt nhất sử dụng hạt ngô đỏ, đậu tương, và super lân ngâm ủ hoai mục pha loãng để tưới thúc hoặc hỗn hợp bột ngô, bột đậu tương, super lân ủ nóng trong điều kiện yếm khí cho hoai mục bón thúc vào rãnh đào theo hình chiếu tán cây rồi phủ kín đất, đồng thời theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

Lưu ý: Thay vì sau ghép che lưới đen lên tán cây chống thoát hơi nước ở quả ghép, ta có thể đơn giản bằng cách: Trước ghép dùng dây nilon ghép bao kín quả và phần cuống quả ngoài phạm vi ghép, sau 35-40 ngày cành ghép và quả ghép sinh trưởng bình thường thì tháo nilon ra cho quả phát triển nhanh.

Kỹ thuật ghép cải tạo trên cây xoài

Cây sinh trưởng khoẻ nhưng cho ít quả, hoặc quả không ngon, thời gian ra quả không tập trung,cây bị khuyết tán khó có khả năng phục hồi lại hệ cành thì có thể tiến hành ghép cải tạo. Tuy nhiên, do bộ phận được quan tâm nhất của cây gốc ghép là hệ rễ, vì vậy trong các trường hợp cây có bộ rễ bị dị dạng, bị bệnh rễ thì phải đào bỏ, xử lý đất và trồng lại, không áp dụng giải pháp ghép cải tạo.

Ghép cải tạo trên cây xoài có thể tận dụng được ưu điểm của cây gốc ghép và cây lấy cành ghép, đồng thời rút ngắn thời gian thu quả xuống còn từ 1 – 2 năm kể từ khi ghép.

Khi ghép cải tạo, bộ gốc giữ nguyên nên khả năng hút chất dinh dưỡng cao, cây có sức sống tốt. Tuy nhiên, xoài được ghép cải tạo gặp phải khó khăn trong việc phòng trừ sâu bệnh hại. Ngoài ra, khi ghép như vậy sẽ làm kích thích những mầm ở gốc phát triển, vì vậy, phải thường xuyên tỉa mầm ở gốc cây.

Sau đây là những hướng dẫn của kỹ sư Đào Xuân Hưng, Trung tâm Nghiên cứu rau quả Gia Lâm, Viện Nghiên cứu rau quả về kỹ thuật ghép cải tạo trên cây xoài.

Chọn cành ghép

Thông thường, cành ghép được lấy từ những cây mẹ trồng ở vườn vật liệu giống là những giống thuần, được công nhận về chất lượng và mẫu mà quả. Ví dụ như DL4, CX1.

Cành ghép đạt tiêu chuẩn là những cành bánh tẻ có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng đường kính gốc ghép, sinh trưởng tốt và đặc biệt là không sâu bệnh.

Cành ghép nên có từ 2 – 3 đợt lộc, vì những đợt lộc này có rất nhiều mắt ngủ, khi ghép lên cây sẽ nhanh bật chồi. Cành ghép dài khoảng 30-35cm.

Cắt hết lá ở cành ghép

Thao tác cắt cành ghép phải tiến hành nhanh gọn để tránh thoát hơi nước. Sau khi cắt đủ cành ghép, cần bảo quản cành trong khăn ẩm sau đó đưa về khu vực vườn ươm và tiến hành ghép luôn trong ngày, không nên để cành ghép đến ngày hôm sau.

Kỹ thuật ghép

So với nhân giống xoài bằng phương pháp ghép thì ghép cải tạo có sự khác biệt.

- Thông thường, cây xoài có hai vụ ghép trong năm: Vụ thu từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch và Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch.

- Thao tác ghép cây có thể được tiến hành ngay tại luống ươm cây làm gốc ghép, nên ghép vào những ngày râm mát và không có mưa.

-Khi ghép, cần chuẩn bị các dụng cụ: kéo cắt cành, dao ghép, dây nilon( chuẩn bị thành các đoạn dây dài khoảng 50 cm)

-Tiến hành xử lý gốc ghép: cắt bỏ những cành kẹ, nhỏ hoặc cưa bỏ cành già để làm trẻ hóa cây.

- Dùng dao cắt ngang phần ngọn của gốc ghép tại vị trí ghép (cắt cụt ngọn cây gốc ghép), chẻ tại vị trí giữa của gốc ghép.

- Tiếp theo, cành ghép được vát nhọn 2 mặt khi vát, động tác phải thật nhanhvà dứt khoát để vết cắt được phẳng, khi áp vào gốc ghép, quá trình liền sinh sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Để kiểm tra xem mặt cắt phẳng, có thể đặt mặt cắt lên cái dao, nếu thấy áp kín vào nhau là được

Đặt cành ghép vào chỗ chẻ của gốc ghép sao cho ít nhất một dải tượng tầng của cành ghép và gốc ghép trùng khít vào nhau. Đặt làm sao mà khi bỏ tay ra, cành ghép ko rơi ra là được.

Sau đó dùng dây nilon chuyên dụng buộc chặt vết ghép.

- Vết buộc phải chặt để cành ghép và gốc ghép được giữ chắc chắn không bị lung lay khi gió hoặc tưới nước.

Vết ghép và cành ghép phải dùng túi nilon dài phủ kín tránh nước, không khí từ bên ngoài vào (thường dùng nilon quấn kín luôn cả cành ghép) để hạn chế sự thoát hơi nưới và nấm khuẩn từ bên ngoài.

Chăm sóc cây sau ghép

Chăm sóc cây sau khi ghép được chia làm hai giai đoạn cơ bản là khi mới bật chồi và chồi trưởng thành.

Chú ý phun thuốc chống kiến vì do đặc tính sinh lý mà cây có thể tiết ra nhiều đường làm kiếnđến ăn có thể gây rách nilon, làm thoát hơi nước của cành ghép.

Sau 5-10 ngày thì cây bật chồi. Trong giai đoạn này, trường hợp cây khô hạn thì tưới sao cho độ ẩm từ 70-75%.

Khi cây ra chồi thì cần chú ý bỏ những cái chồi mọc ra từ gốc ghép vì mục đích của chúng ta là lấy chồi ở cành ghép. Trong khi chồi ở gốc ghép có sức sinh trưởng rất tốt. Nó sẽ hút chất dinh dưỡng và lấn át chồi ở phía trên cành ghép. ( Ảnh: Kỹ sư Đào Xuân Hưng thao tác)

Sau khoảng 20 ngày kể từ khi bật ra khỏi nilon cuốn, chồi sẽ phát triển thành chồi trưởng thành.Trong suốt quá trình chăm sóc cây, cần chú ý quan sát và tỉa sạch những chồi mọc ra từ gốc ghép. Đồng thời nên bón phân định kỳ để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu cây có biểu hiện bị bệnh thì nên phun thuốc phòng trừ ngay từ đầu, chú ý là phải sử dụng những loại thuốc được cho phép.

Kỹ thuật ghép mắt trên cây xoài

Chuẩn bị gốc ghép: Gốc ghép phải được trồng từ hạt của những cây xoài đã được trồng nhiều năm, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của địa phương. Hạt phải được lấy từ những trái chín đầy đủ, không lấy hạt từ những trái chín ép, trái già bị rụng. Dùng dao sắc vạt một phần vỏ cứng rồi tách lấy hạt (nhớ tách cẩn thận, tránh làm hạt bị bể). Sau đó đem hạt giâm trên liếp đất đã được chuẩn bị kĩ (đất tơi xốp, có trộn thêm tro trấu và phân chuồng hoai mục). Liếp giâm phải làm cao ráo, có rãnh thoát nước. Khoảng cách giâm giữa các hạt khoảng 10cm, khi gieo nhớ đặt đầu nhọn của hạt xuống phía dưới, rải thêm tro trấu lên trên rồi tưới bằng vòi tưới hoa sen, đảm bảo đất luôn đủ ẩm.

Khi cây cao được khoảng 20-30 cm, phải bứng gốc để tách rời các cây trong cùng một hạt, rồi trồng vào vườn ươm hoặc bầu nilon. Trước khi trồng nhớ loại bỏ những cây xấu, còi cọc và phân loại lựa những cây cùng cỡ đem trồng riêng để tiện chăm sóc và ghép sau này. Liếp ươm cây rộng khoảng 1m (dài tùy ý), mỗi liếp trồng 4 hàng (cây cách cây khoảng 20cm). Sau khi ươm khoảng 18-24 tháng (đường kính gốc đạt 1,5-2 phân) màu da của gốc đã chuyển sang màu da lu là có thể ghép được. Trước khi ghép khoảng 1 tháng, bón thêm phân NPK (loại 16-16-8 hoặc 20-20-15), tưới đủ nước để cây sinh trưởng tốt, sung sức, có nhiều nhựa thì khi ghép mới dễ thành công.

Chuẩn bị mắt ghép: mắt ghép (còn gọi là “bo”) được lấy từ những giống xoài quý mà mình ưa thích, trên giống này chọn những cây đã cho trái ổn định, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Trên cây giống chọn cành bánh tẻ, có độ lớn tương đương với độ lớn của gốc ghép, da có màu xám da lu để lấy mắt ghép. Muốn tách “bo” ra khỏi cành dễ dàng thì trước khi lấy “bo” khỏang một tuần, khấc một đoạn vỏ cành ở ngay phía dưới của đoạn cành định lấy “bo” dài 3-4 cm (giống như khấc cành để chiết nhánh). Sau khi đã cắt cành rời khỏi cây mẹ để lấy “bo” cố gắng ghép hết số “bo” trong ngày. Muốn cho tỉ lệ ghép thành công cao, trước khi lấy “bo” khoảng một tháng cũng nên bón thêm phân và tưới đủ nước như đã làm với cây gốc ghép, để “bo” ghép có nhiều nhựa.

Thao tác ghép: Trên gốc ghép, cách mặt đất 20cm dùng mũi dao ghép rạch hai đường song song dọc theo thân cây, mỗi đường dài 2cm và cách nhau 1cm. Sau đó rạch một đường ngang nối liền hai đầu dưới của đường song song này, tạo thành hình chữ U (nếu là ghép vào mùa mưa), còn nếu ghép vào mùa khô thì rạch đường ngang phía trên hai đường song song tạo thành chữ U ngược. Phần này gọi là “cửa sổ”.

Trên cành cần lấy giống, đặt lưỡi dao ghép ở phía dưới “mắt lá” 1,5-2cm, cắt vát phạm sâu vào phần gỗ một chút rồi kéo dọc lưỡi dao lên phía trên của “mắt lá” khoảng 1,5-2cm, sau đó cắt một đường ngang phía trên để tách lấy “bo” giống ra khỏi cành, sửa lại “bo” cho vừa với “cửa sổ” trên gốc ghép. Lấy mũi dao tách lớp vỏ trên “cửa sổ” rồi đặt “bo” giống vào “cửa sổ”, kéo miếng vỏ vừa tách đặt lên trên “bo”, ép nhẹ tây rồi dùng dây nilon quấn chỗ ghép vừa đủ chặt. Sau khi ghép 2 tuần, mở dây nilon kiểm tra nếu thấy “bo” giống còn tươi là được, khoảng 7-10 ngày sau đó nếu thấy “bo” vẫn còn tươi thì dùng kéo cắt bỏ phần trên gốc ghép (cách chỗ ghép về phía trên khoảng 3cm) rồi dùng sơn bôi lên vết cắt để tránh bị hư mục. Nên ghép vào khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch và vào các buổi sáng lúc trời còn mát thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn./.

Ghép xoài

Hỏi: Nhà tôi có trồng một cây xoài Thái Lan ăn xanh rất ngon. Vừa qua tôi chiết cành bằng cách bó bầu sau 3 tháng mà vẫn chưa ra rễ. Về việc nhân giống xoài, hiện nay có rất nhiều cách: nhân giống bằng hạt và nhân giống bằng cách tháp – ghép (ghép áp, ghép mắt, ghép cành). Tuy nhiên, hình như cách chiết cành thường hiệu quả không cao? (Dương Thái Hùng, Hội Nông dân xã Vĩnh Trung huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang) Trả lời: Do hạt xoài là loại hạt đa phôi, nếu nhân giống bằng hạt thì khi trồng sẽ gặp trường hợp cây bị lai giống khác. Nhân giống bằng cách ghép áp, ghép mắt, ghép cành đều cho tỷ lệ thành công cao. Không nên chiết cành giống như một vài loại cây ăn quả khác vì xoài khó ra rễ. Phương pháp nhân giống xoài được áp dụng phổ biến hiện nay là ghép mắt và ghép cành. Phương pháp này cho phép nâng cao hệ số nhân giống và tỉ lệ thành công cao, cây tháp cho trái sau khi trồng 3-4 năm. Để ghép cây cần những bước như sau:

* Gốc ghép: có thể sử dụng giống dễ thích nghi như: xoài bưởi, xoài cát chu, xoài hòn… Ươm gốc ghép: trồng bằng hạt các giống trên.

Gốc ghép có đường kính khoảng 1,2 – 1,5 cm (cách cổ rễ 22-25cm) là ghép được. Chọn cây có thân thẳng, vỏ không thương tích, cổ rễ thẳng, gốc ghép phải có vỏ tróc thật tốt. Trước khi ghép 15 ngày, bón 2 -4 g urê/gốc (phun Polyfeed 19-19-19), tưới nước thường xuyên kết hợp chận đọt mỗi tuần một lần.

* Mắt ghép: lấy từ cây đầu dòng (cây cần nhân giống). Chăm sóc cây mắt ghép: ngưng bón phân 30 ngày trước khi lấy mắt ghép, tưới nước đầy đủ, phun thuốc ngừa nấm bệnh. Chọn cành: Chọn cành đọt đã thành thục khoảng 3- 4 tháng tuổi, cành không sâu bệnh.

* Thao tác ghép: nhiều kiểu ghép nhưng phổ biến là kiểu ghép mắt hình chữ H. Cách này dễ làm và cho tỉ lệ thành công cao. * Chăm sóc cây ghép: sau khi ghép 30-40 ngày, tháo dây ghép, cắt ngọn gốc ghép. Bứng ủ gốc ghép và vào bầu, che mát. Tưới nước, bón phân cho cây ghép (phun Polyfeed 19-19 dưỡng chồi non, lá non). Tỉa chồi dại mọc từ gốc ghép. Xử lý các thuốc phòng trừ sâu bệnh cho rễ, đọt non của cây: Sago super, Sec saigon, Carbenzim, Dipomate . Vườn cây trồng 5-7 năm trước, bây giờ giá trị không cao, muốn đổi giống mới có thể ghép để cải tạo vườn. Đây là cách đổi giống mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt hơn. Thời gian cho trái ngắn khoảng 2 năm (trồng lại mất 3-4 năm). Mắt ghép có sẵn tại địa phương thì tỉ lệ thành công càng cao. Các bước thực hiện tương tự như trên nhưng khác ở chỗ gốc xoài đã lớn nên phải ghép trên cành. Để trừ hao mắt ghép chết có thể ghép 2-3 mắt trên mỗi cành. Chọn những cành càng gần thân chính càng tốt (để khi mắt ghép mọc ra ít bị yếu ớt, gió gây đổ ngã về sau) nhưng phải dễ bóc vỏ. Khi bóc vỏ, quan sát thấy phía trong phải láng, không sần sùi, không có sọc, xơ là đạt yêu cầu. Chất dịch do rầy bông xoài và các loài rệp tiết ra là môi trường nấm phát triển, tạo thành những mảng bồ hóng đen trên lá và quả. Nấm không phá hủy tế bào và có thể tự bong tróc ra, tuy vậy ảnh hưởng đến quang hợp của lá và làm đen xấu vỏ quả.

- Biện pháp phòng trừ: chủ yếu là rệp, không cần phun thuốc trừ nấm, khi có bệnh hạn chế phun phân bón qua lá. Thuốc sử dụng: Sec saigon, dầu khoáng SK, Dragon, Dimenat… theo liều khuyến cáo.

Hướng dẫn trồng cây xoài đúng kĩ thuật cho quả to

Cách chăm sóc cây xoài ra hoa đậu quả tốt nhất

Tác dụng chữa bệnh của quả xoài

Hướng dẫn trồng cây ăn trái trong chậu

Những cách nhân giống cây hiệu quả

Hướng dẫn trồng cây khế ra nhiều quả

(St)

Từ khóa » Ghép đào Bao Nhiêu Ngày Tháo Bọc