Ghép Da Cứu Bé Trai 2 Tuổi Bị Bỏng Nước Sôi Toàn Thân Thương Tâm
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân Chương Minh N. (02 tuổi) nhập viện trong tình trạng trẻ bị bỏng nước sôi ngày thứ nhất, sau bỏng trẻ được sơ cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, sau sơ cứu chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh điều trị.
Kết quả khám lâm sàng các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị bỏng nước sôi độ II, III diện tích 20% vùng mặt, tay phải, cẳng chân phải và được chỉ định thay băng bỏng, tắm bỏng, bù nước điện giải dự phòng kháng sinh, phẫu thuật ghép da dầy toàn bộ vùng cánh cẳng tay, ngực phải.
Sau điều trị tích cực tại bệnh viện, hiện tại sức khỏe của bé đã tạm ổn định, bé được ghép da, vá da dày toàn bộ, băng ép cố định diện ghép da, nẹp cố định cánh- cẳng tay trái bằng nẹp bột, vệ sinh làm sạch vết thương hằng ngày…
Tổn thương bỏng nghiêm trọng trên cơ thể bé.
Bác sĩ Đỗ Hoàng Việt cho biết: Đối với trẻ em, các loại bỏng đều gây nguy cơ tử vong rất cao, do cơ thể của các em còn non nớt, sức đề kháng kém. Da của các em rất dễ bị hoại tử dẫn đến nhiễm trùng máu, cho dù các em chỉ bị bỏng nước sôi độ 1, độ 2, nhưng chỉ cần khoảng 25% cơ thể đã nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các bác sĩ, biết cách ứng phó khi bị bỏng, trẻ sẽ có thể tự làm cho vết thương bớt nguy hiểm và đau đớn, thậm chí với vết thương nhẹ, không nghiêm trọng, nếu xử lý chính xác và kịp thời, tổn thương có thể sẽ lành luôn.
Công tác sơ cứu cần tiến hành tuần tự các bước dưới đây:
- Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng càng sớm càng tốt như dập lửa, cởi bỏ quần áo đang cháy hoặc ngấm nước sôi, tách nạn nhân khỏi vật nóng...
- Việc sử dụng nước sạch để làm mát vùng bỏng chỉ có giá trị trong khoảng 30 phút đầu sau khi bị bỏng nên cần nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng ban đầu.
Nếu không thể ngâm cơ thể vào nước mát, có thể dùng cách dội nước mát hoặc đắp khăn mát lên vùng bị bỏng, tiến hành khoảng 15 - 20 phút. Nếu mùa đông cần giữ ấm các phần khác của cơ thể.
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
Các bác sĩ tiến hành ghép da cho bệnh nhi và da có dấu hiệu hồi phục tốt sau ghép.
Bác sĩ Việt khuyến cáo, trẻ em bị bỏng, lỗi chung quy vẫn do người lớn sơ suất, lơ là trông coi. Do đó cha mẹ cần hết sức chú ý, đừng để một phút chểnh mảng trong việc chăm sóc làm thay đổi một cuộc đời, một số phận của đứa trẻ.
Từ khóa » Ghép Da Sau Bỏng
-
Ghép Da: Mục đích Và Quy Trình | Vinmec
-
Ghép Da Tự Thân: Chỉ định Và Thực Hiện | Vinmec
-
Ghép Da Dị Loại điều Trị Vết Thương Bỏng - Health Việt Nam
-
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỎNG – GHÉP DA - Health Việt Nam
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Phương Pháp Ghép Da - Hello Bacsi
-
Thay Băng Sau Phẫu Thuật Ghép Da điều Trị Bỏng Sâu | BvNTP
-
Kỹ Thuật Ghép Da Dày Toàn Bộ
-
Sau Phẫu Thuật Ghép Da Có Để Lại Sẹo Không?
-
Phẫu Thuật Ghép Da Cho Bệnh Nhân Bỏng Qua Mô Phỏng 3D
-
Bỏng - Chấn Thương; Ngộ độc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cấy Ghép Da Cho 3 Trẻ Em ở Hà Nam Bị Bỏng Cồn
-
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH VÁ DA
-
Vá Da Nhân Tạo Trong điều Trị Bỏng Tại Bệnh Viện Nam Thăng Long
-
Phẫu Thuật điều Trị Bỏng