Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu - Mũi Nhọn Trong điều Trị Các Bệnh ... - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Ghép tế bào gốc tạo máu - mũi nhọn trong điều trị các bệnh máu ác tính
14/05/2014 | 11:52 AM
|Cuối tháng 4/2014, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã công bố ca ghép tế bào gốc tạo máu thứ 100 thành công. Đó là trường hợp của bé Trần Ngọc Ánh 9 tuổi, thôn Đặng Xá, xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đây là thành công lớn trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật điều trị những bệnh máu hiểm nghèo ở Việt Nam, mang lại sự hồi sinh cho nhiều người bệnh.
news-relate Bé Trần Ngọc Ánh, bệnh nhi ghép tế bào gốc tạo máu thứ 100 thành công tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương Sự hồi sinh nhiệm màu! Gặp chị Phạm Thị Lý mẹ của bé Trần Ngọc Ánh tại hành lang Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chị cho biết: Cuối năm 2012, thấy con sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, uống thuốc nhưng bệnh không đỡ, da ngày một xanh dần, vợ chồng chị đã đưa đi khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh, bác sỹ cho biết cháu bị thiếu máu cần phải chuyển lên tuyến trên để điều trị. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sỹ phát hiện Ánh bị bệnh bạch cầu cấp cần phải điều trị. Đầu năm 2014, Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương quyết định ghép tế bào gốc tạo máu cho bé Ánh. Theo các bác sỹ, việc cấy ghép tế bào gốc cần phải lấy từ anh chị em ruột thì tỷ lệ thành công mới cao, gia đình chị Lý rất lo lắng, bởi bé Ánh là chị cả, dưới là hai em: Trần Ngọc Giang, 5 tuổi và một em mới 2 tuổi. Sau khi kiểm tra sức khỏe cháu Trần Ngọc Giang, các bác sỹ thấy bé Giang chưa đủ điều kiện nên phối hợp với gia đình tăng cường chăm sóc để em có thể hiến tế bào gốc cứu chị. Sau 5 tháng, mẫu tế bào gốc của bé Giang phù hợp để ghép cho bé Ánh, ca ghép được tiến hành đầu tháng 4/2014. Ca ghép tế bào gốc giữa người cho và người nhận là chị em ruột đã thành công tốt đẹp. Hiện sức khỏe của bé Ánh đã khỏe lên rất nhiều và đang trong thời gian theo dõi đợi đến ngày xuất viện. Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, từ ca ghép tế bào gốc đầu tiên thực hiện vào tháng 6/2006, đến nay, Viện đã thực hiện thành công 107 ca ghép; trong đó có 66 trường hợp ghép tự thân và 41 trường hợp ghép đồng loại, với tỷ lệ thành công từ 70 đến 80%. Phương pháp ghép tự thân được thực hiện với những nhóm bệnh như: Đa u tủy xương, U Lympho ác tính, Lơ-xê-mi cấp. Đặc biệt, ghép tế bào gốc tự thân cho các nhóm bệnh đa u tủy xương và U lympho không Hodgkin đã trở thành phương pháp điều trị thường quy của Viện, với tỷ lệ thành công từ 65 đến 70%. Phương pháp ghép đồng loại được thực hiện với các nhóm bệnh như: Lơ-xê-mi cấp, suy tủy xương, Lơ-xê-mi kinh, rối loại sinh tủy, đái huyết sắc tố và thiếu máu Diamond Blackfan. TS. Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, từ tháng 11/2013, Viện đã triển khai ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại cho bệnh nhân nhi và đây là bệnh nhi thứ ba trong suốt 8 năm qua. Đây là ca ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại thứ 100 thành công tại Viện. Ngoài ra, Viện mở rộng chỉ định ghép ở các thể bệnh khác, độ tuổi ghép như: ghép bệnh nhân nhi, bệnh nhân trên 50 tuổi; nguồn tế bào gốc, trước kia chủ yếu tế bào gốc từ máu ngoại vi, hiện nay đã ghép tế bào gốc từ tuỷ xương. Trong quy trình ghép, các bác sỹ ở Viện đã xử lý được những biến chứng khó của ghép như thải ghép bằng ghép lần 2 thành công ở bệnh nhân suy tuỷ xương... Chi phí thấp hơn Hiện nay, chi phí cho mỗi hình thức ghép khác nhau, đối với ghép tế bào gốc tự thân, mỗi ca ghép có tổng chi phí khoảng 200 triệu đồng trừ đi chi phí bảo hiểm chi trả thì người bệnh phải chi trả khoảng 100 triệu đồng. Ghép tế bào gốc đồng loại, mỗi ca ghép có tổng chi phí khoảng 600 triệu, trừ bảo hiểm chi trả, người bệnh phải chi trả khoảng 200 - 300 triệu đồng. Giá trị mang lại từ các ca ghép thành công là vô cùng lớn. Nhiều người bệnh đã được trở lại cuộc sống như những người khỏe mạnh bình thường từ phương pháp này. Đặc biệt, trong đó có bệnh nhân Hoàng Thị Diệu Thuần, suốt 7 năm chống đỡ với bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, mặc dù đã điều trị bằng thuốc nhắm đích nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Bệnh nhân được chỉ định ghép trong điều kiện bệnh tật rất khó khăn vì kèm thêm nhiễm viêm gan C và không hoàn toàn phù hợp HLA với người hiến. Tuy nhiên, với nỗ lực của các y bác sỹ, sau ghép được 19 tháng (đến thời điểm 4/2014), các xét nghiệm máu đã ổn định, bệnh nhân đang dần hồi phục sức khỏe và trở về cuộc sống bình thường... GS.TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: “Chúng tôi coi phương pháp ghép tế bào gốc điều trị các bệnh máu ác tính là một trong những phương pháp “mũi nhọn” hiện nay để bệnh nhân có thể được điều trị bằng những biện pháp hiện đại, với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Trong thời gian tới, Viện sẽ triển khai tích cực, triển khai Ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn cộng đồng, để các bà mẹ tương lai tình nguyện gửi máu cuống rốn của mình, tạo kho dự trữ tế bào gốc điều trị trong tương lai”. Hiện nhiều bệnh nhân từ các nước như Pháp, Ukraine, Singapore... đã đến Việt Nam để thực hiện ghép tế bào gốc. Cũng có nhiều người Việt Nam ban đầu chưa tin tưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã đi nước ngoài điều trị, song vì chi phí quá lớn đành quay lại Viện. Có thể nói, ghép tế bào gốc tạo máu chữa các bệnh máu ác tính đang mở ra chân trời mới đầy hy vọng cho người bệnh, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác điều trị các bệnh về máu. - Tweet
Tin liên quan
- Phát hiện sớm ung thư đường tiêu hoá nhờ ứng dụng AI
- Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- Phát hiện ký sinh trùng sốt rét dày đặc trong máu sau chuyến công tác nước ngoài
- Người tham gia BHYT khám chữa bệnh ngoại trú được quỹ BHYT thanh toán 100% khi nào?
- Tài liệu Hội nghị Cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Y tế năm 2024
- Bộ Y tế phân cấp giải quyết thủ tục hành chính về khám chữa bệnh thế nào?
- CDC Đồng Nai thông tin gì về ca tử vong do bệnh ho gà?
Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu Bao Nhiêu Tiền
-
TẾ BÀO GỐC TỪ ĐÀI LOAN VỀ VIỆT NAM GHÉP CHO CHÀNG ...
-
Chi Phí Ghép Tế Bào Gốc - Viện Huyết Học- Truyền Máu Trung ...
-
Hỗ Trợ 400 Triệu đồng Chi Phí Ghép Tế Bào Gốc Cứu Sống Bệnh Nhi 5 ...
-
Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu - Miễn Dịch Học; Rối Loạn Dị ứng
-
Tìm Hiểu Ghép Tủy, Ghép Tế Bào Gốc Chữa Ung Thư Máu | Vinmec
-
Tìm Hiểu: Chi Phí Ghép Tế Bào Gốc Hết Bao Nhiêu Tiền?
-
GHÉP TẾ BÀO GỐC ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ Ở TRẺ EM
-
Giảm Hơn 50% Chi Phí Cho Bệnh Nhân Ghép Tế Bào Gốc Nhờ Kỹ Thuật ...
-
Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu, Hy Vọng Chữa Khỏi Bệnh Máu ác Tính
-
MC VTV Diệu Linh Bị Ung Thư Máu: Chi Phí, Ghép Tủy Như Nào?
-
Ghép Tế Bào Gốc Trị Ung Thư Khó đến Với Người Nghèo
-
Tế Bào Gốc Là Gì? Vai Trò Và Công Dụng Của Tế Bào Gốc Trong Y Học?
-
Trị Ung Thư Máu Bằng Tế Bào Gốc ở Việt Nam
-
Ghép Tế Bào Gốc - VnExpress