Ghi âm Lén Có được Xem Là Chứng Cứ Hợp Pháp Không?
Có thể bạn quan tâm
Tình huống: Thưa Luật sư, tôi có cho một người bạn vay tiền, vì là chỗ thân thiết nên tôi không làm giấy vay mượn. Nay đã đến hạn nhưng họ không trả tiền và cho rằng tôi không có bằng chứng. Tôi dự định sẽ sắp xếp gặp mặt và lén thu âm để làm bằng chứng khởi kiện trước toà. Vậy cho tôi hỏi, nội dung ghi âm lén có được xem là chứng cứ hợp pháp không? Tôi xin cảm ơn.
Giải đáp: Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến Luật Phúc Cầu. Sau khi xem xét các quy định liên quan, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
- Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành.
Trước tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật về chứng cứ.
Theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Ngoài ra, tại Điều 94 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 xác định nguồn chứng cứ bao gồm:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Đối chiếu quy định trên có thể thấy, trường hợp một băng ghi âm là tài liệu nghe được thì được coi là một nguồn chứng cứ. Các bên có quyền trong tố tụng có thể giao nộp để tòa án thu thập, đưa vào hồ sơ, đánh giá chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 95 BLTTDS 2015 về xác định chứng cứ thì “Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.”
Trước đây, tại Điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn xác định chứng cứ theo quy định tại Điều 83 Bộ Luật Dân sự 2005, đã giải thích cụ thể hơn: “Để được coi là chứng cứ thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau: Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh…
Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ”
Vậy nên, để đoạn băng ghi âm được coi là chứng cứ hợp pháp, bạn cần phải xuất trình Văn Bản Xác Nhận Xuất Xứ hoặc Văn Bản Về Sự Việc Liên Quan đến việc ghi âm như văn bản liên quan tới việc thu âm, văn bản xác nhận nội dung cụ thể liên quan đến việc thu âm. Cụ thể, đối với trường hợp của bạn, bên cạnh việc giao nộp đoạn băng ghi âm ,bạn cần có thêm văn bản trình bày về việc vay tiền liên quan tới đoạn băng thu âm đó, kèm theo những tin nhắn về việc vay mượn tiền.
Ngoài ra, bên phía Người Bị Kiện phải thừa nhận giọng nói trong đoạn băng ghi âm đó là của họ hoặc Cơ Quan Giám Định có kết luận xác nhận giọng nói trong đoạn băng ghi âm là của người bị kiện.
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, người vay tiền của bạn không trả tiền và đang phủ nhận việc có vay tiền từ bạn. Vậy nên, người đó sẽ không thừa nhận giọng nói trong ghi âm là của họ và cũng sẽ không xác nhận văn bản liên quan đến nội dung ghi âm. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu Cơ quan giám định kết luận giọng nói ghi âm là của người vay tiền thì đoạn ghi âm mới có giá trị pháp lý.
Nếu thiếu sót căn cứ dẫn đến việc Tòa án không chấp nhận đoạn băng ghi âm của bạn là chứng cứ của vụ án thì đoạn băng ghi âm đó cũng có thể được xem là tài liệu có liên quan, có giá trị tham khảo chứ không có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Kết luận lại, để bản ghi âm lén của bạn được Toà án chấp nhận là chứng cứ của vụ án thì phải đảm bảo được các điều kiện theo Luật định. Nếu không, bản ghi âm đó chỉ được xem là tài liệu có liên quan, có giá trị tham khảo chứ không có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật của vụ án.
Trường hợp trong bài viết có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ pclawfirm@gmail.com hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 0236.777.3979 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
Từ khóa » Băng Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không
-
Băng Ghi âm Có Phải Là Chứng Cứ?
-
Bản Ghi âm "lén" Có được Coi Là Chứng Cứ Của Vụ án Hình Sự?
-
Ghi âm Lời Nói Có được Xem Là Chứng Cứ Trong Vụ án Tranh Chấp Dân ...
-
Băng Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không?
-
Bản Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không? - Luật Dương Gia
-
Khi Nào Bản Ghi âm được Coi Là Chứng Cứ Trong Vụ án Hình Sự?
-
Bản Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không - Luật Sư Ly Hôn
-
BẢN GHI ÂM LÉN CÓ ĐƯỢC COI LÀ CHỨNG CỨ? - HTC Law
-
Giá Trị Pháp Lý Của Chứng Cứ Ghi âm Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Bản Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Trong Vụ án Hình Sự Hay Không ...
-
Khi Nào Băng Ghi âm Là Chứng Cứ? - PLO
-
Băng Ghi âm Ghi Hình Có được Coi Là Bằng Chứng để đi Kiện Tại Tòa ...
-
Nguồn Chứng Cứ Là Gì? Cách Xác định Nguồn Chứng Cứ Trong Tố Tụng ...
-
Bản Ghi âm Có được Xem Là Chứng Cứ để Thu Hồi Nợ Không?