GHI NHỚ – 36 Ngày Lễ, Tết Quan Trọng Trong Năm Của Việt Nam

Mỗi năm, nước ta đều có các dịp nghỉ lễ lớn theo quy định của nhà nước và Luật Lao động 2012. Cùng Replus điểm qua 36 ngày nghỉ Lễ Tết Việt Nam hằng năm trong bài viết này nhé.

Replus chuyên cung cấp dịch vụ văn phòng ảo giá rẻ trên toàn địa bàn TPHCM. Sở hữu ngay cho mình một địa chỉ đăng ký kinh doanh tại trung tâm quận 1 với giá 9.900đ/ngày.

NỘI DUNG

Toggle
  • CÁC NGÀY NGHỈ LỄ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2021
    • 1. Tết Dương Lịch
    • 2. Tết Nguyên Đán
    • 3. Giỗ Tổ Hùng Vương
    • 4. Ngày chiến thắng 30/04 và ngày Quốc tế Lao động
    • 5. Ngày Quốc khánh
  • TỔNG HỢP CÁC LỄ HỘI ĐẶC SẮC TRÊN KHẮP MIỀN TỔ QUỐC
    • 1. Lễ hội Đền Hùng
    • 2. Lễ hội Miếu bà chúa Xứ
    • 3. Lễ hội mùa xuân Núi Bà Đen
    • 4. Lễ hội Yên Tử- Quảng Ninh
    • 5. Lễ hội chùa Hương- Hà Nội
    • 6. Hội Lim
    • 7. Lễ hội hoa ban
    • 8. Lễ hội chùa bà Lái Thiêu, Bình Dương
    • 9. Lễ hội cầu Ngư
    • 10. Lễ hội Dinh Thầy – Thím
    • 11. Hội đua voi
    • 12. Lễ cơm mới
    • 13. Lễ hội đâm trâu
    • 14. Lễ hội Ok Om Bok
    • 15. Hội Xoan – Phú Thọ
    • 16. Lễ hội đền Trần – Nam Định
    • 17. Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang
    • 18. Tết Khơ Me Chol Chnam Thmey
    • 19. Hội Phủ Dầy Nam Định
    • 20. Lễ hội Đền Hai Bà Trưng
    • 21. Hội vật võ Liễu Đôi- Hà Nam
    • 22. Lễ hội chùa Đậu
    • 23. Lễ hội Đống Đa
    • 24. Lễ hội chùa Côn Sơn
    • 25. Hội chùa Tây Phương
    • 26. Lễ hội Gò Tháp
    • 27. Lễ Hội Chùa Thầy
    • 28. Lễ hội Hoa Lư
    • 29. Hội Gióng
    • 30. Hội Nghinh Ông
  • TỔNG HỢP CÁC NGÀY NGHỈ LỄ TẾT VIỆT NAM TRONG NĂM 2021

CÁC NGÀY NGHỈ LỄ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2021

1. Tết Dương Lịch

Năm nay ngày 1/1/2021, rơi vào gần cuối tuần (thứ 6) nên với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, người lao động làm việc tại cơ sở có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần (nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần) sẽ được nghỉ là 3 ngày, từ 01.01.2021 đến hết ngày 03.01.2021. Thứ 2 (04.01.2021) đi làm lại.

Đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện ngày nghỉ 1 ngày/tuần (nghỉ Chủ Nhật) thì người lao động nghỉ 1 ngày thứ 6, thứ 7 đi làm lại bình thường.

Lịch nghỉ tết dương lịch
Lịch nghỉ tết dương lịch

2. Tết Nguyên Đán

Tết nguyên đáng là một trong số các ngày lễ trong năm lớn nhất tại Việt Nam. Đây là khoảng thời gian tất cả các thành viên trong gia đình đoàn tụ bên nhau, cùng chia sẻ khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng. Năm nay, Tết nguyên đáng nghỉ 7 ngày từ ngày 10/2/2021 đến ngày 16/02/2021 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm canh Tý đến ngày mùng 5 tháng giêng năm tân Sửu).

lịch nghỉ âm lịch
lịch nghỉ Tết âm lịch

3. Giỗ Tổ Hùng Vương

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào ngày 21/04/2021 ( nhằm ngày Mùng 10 tháng 03) là ngày người dân Việt hướng về các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Năm nay, Lễ hội Đền Hùng được tổ chức từ ngày 2/04/2020 (Mùng 10 tháng 3 Âm lịch). Ngày giỗ Tổ không chỉ thể hiện lòng kính trọng, truyền thống uống nước nhớ nguồn của nước ta mà còn là niềm tự hào của người Việt đối với bạn bè quốc tế.

giổ-tổ-hùng-vương

4. Ngày chiến thắng 30/04 và ngày Quốc tế Lao động

Nghỉ 2 ngày từ thứ 30/4/2021 và 1/5/2021. Đây là dịp nghỉ lễ hằng năm của nước ta, để tưởng nhớ về ngày giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

GHI NHỚ - 36 ngày Lễ, Tết quan trọng trong năm của Việt Nam 1

5. Ngày Quốc khánh

Cán bộ công nhân viên chức được nghỉ 2 ngày gồm 2-9 và 1 ngày liền trước hoặc liền sau ngày 2-9. Ngày liền trước hay liền sau do Thủ tướng chính phủ quyết định tùy điều kiện thực tế từng năm.

lịch nghỉ lễ Quốc khánh
lịch nghỉ lễ Quốc Khánh

Bên cạnh đó, ở mỗi tỉnh thành trên khắp mọi miền Tổ quốc, mỗi năm đều có những lễ hội đặc sắc, mang nét đẹp văn hóa riêng của mỗi vùng miền.

TỔNG HỢP CÁC LỄ HỘI ĐẶC SẮC TRÊN KHẮP MIỀN TỔ QUỐC

1. Lễ hội Đền Hùng

Là người con đất Việt, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe câu: “ Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ Mùng 10 tháng 3” Cứ đến mỗi dịp tháng 3 Âm lịch về, người dân khắp mọi miền đất nước lại nhớ về mảnh đất Tổ vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ. Mỗi năm, lễ hội đền Hùng lại thu hút hơn 4 triệu du khách.

lễ-hội-đền-hùng

Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh” ( gồm: một con lợn, một con dê, một con bò), bánh chưng, bánh dày và mâm xôi to với nhiều màu sắc sặc sỡ. Sau khi một hồi trống vang lên, các vị chức sắc sẽ vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đó, các vị bô lão của các làng, xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ tưởng niệm các vị vua Hùng.

Sau phần lễ là đến phần hội. Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Mỗi năm, đám rước kiệu có ba cỗ kiệu đi liền nhau. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn, nhang, trầu cau, chỏe nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ hai có đặt hương án, bài vị của thánh, có lộng và quạt với nhiều màu sắc trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ ba rước bánh chưng và bánh dày, một cái thủ lợn luộc để nguyên.

Ngoài ra, tại lễ hội đền Hùng còn tiến hành nghi lễ hát thờ ( tục còn gọi là hát xoan) Đây là một nghi thức truyền thống rất quan trọng và độc đáo. Ở khu vực chân núi, các trò chơi dân gian được đông đảo mọi người tham gia như: trò ném côn, chọi gà, đấu vật, chơi đu,… Ngày nay, giỗ Tổ Hùng Vương được coi là ngày lễ lớn của dân tộc, là ngày toàn dân nhớ về nguồn cội.

2. Lễ hội Miếu bà chúa Xứ

Lễ hội Miếu bà chúa Xứ diễn ra tại Châu Đốc, An Giang. Miếu thờ bà chúa Xứ là một công trình lớn linh thiêng, nằm tọa lạc dưới chân núi Sam. Địa danh này không chỉ nổi tiếng ở khu vực miền Tây mà còn trên khắp cả nước về sự linh thiêng thần bí của nó. Chính vì lẽ đó, hàng năm, hàng triệu khách hành hương đến đây để cầu tài, cầu duyên.

lễ-hội-miếu-bà-chúa-xứ

Lễ hội được tổ chức hàng năm và bắt đầu từ đêm ngày 23 đến 27 tháng Tư âm lịch. Trong những ngày lễ còn diễn ra các hoạt động văn hóa như múa bóng, hát bội… Đặc biệt, từ đêm 23, mọi người đã tập trung về miếu để xem nghi thức tắm Bà. Tượng Bà được đưa xuống và dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm.

Lễ vía Bà hằng năm thu hút rất đông du khách thập phương, vừa để tham dự lễ hội dân gian, vừa để xin cầu tài, cầu lộc, đồng thời còn để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp ở núi Sam và các di tích lịch sử, như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An…

3. Lễ hội mùa xuân Núi Bà Đen

Vào mùng 4 tháng Giêng âm lịch, lễ hội mùa xuân núi Bà Đen lại diễn ra tại Tây Ninh – ngọn núi cao nhất vùng đất Đông Nam Bộ, trên núi có nhiều hang động và am miếu thờ cúng các vị thần linh. Vị thần chính trên núi là Linh Sơn Thánh Mẫu được thờ cúng trong Điện Bà ở giữa lưng chừng núi. Tương truyền, Bà rất linh thiêng, ai có tâm cầu khấn đều được bà ứng nguyện.

lễ-hội-mùa-xuân-núi-bà-đen

Vì vậy, đã từ bao đời nay, nơi đây trở thành điểm đến của du khách thập phương. Đến với núi Bà Đen, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn cảnh đẹp bên dưới với núi non hùng vĩ từ cáp treo. Bên cạnh đó, lễ hội cũng có rất nhiều hoạt động vui chơi khác như chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, các trò chơi dân gian…

4. Lễ hội Yên Tử- Quảng Ninh

Khu di tích Yên Tử ở Quảng Ninh là một danh thắng nổi tiếng khắp Việt Nam ta. Danh thắng này chính là nơi ra đời của dòng Phật giáo Thiền Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra.

Cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng, lễ khai mạc Hội xuân truyền thống được tổ chức với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm; văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính; Lễ khai ấn “Dấu Thiêng Chùa Đồng” đầu năm rất quan trọng và các hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian,..… tưng bừng, nhộn nhịp.

lễ hội yên tử

Đặc biệt, thực hiện tour du lịch đến Yên Tử, du khách còn có cơ hội “ chạm vào mây” với độ cao hùng vĩ. Trên đỉnh Yên Tử, vào những ngày trời trong vời vợi, du khách cón thể ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao, mang đến một cảm giác rất tuyệt vời.

5. Lễ hội chùa Hương- Hà Nội

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng, hàng triệu phật tử khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Ngày khai hội chùa Hương là ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm và thường kéo dài đến đầu tháng 3 Âm lịch. Ở phần lễ, thường rất đơn giản, nghiêng về “ Thiền”. Tuy nhiên, tại chùa ngoài thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo.

Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền.

GHI NHỚ - 36 ngày Lễ, Tết quan trọng trong năm của Việt Nam 2

6. Hội Lim

Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hóa Kinh Bắc với những hoạt động lễ và hội phong phú, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên mảnh đất Bắc Ninh.

hội-lim

Lễ hội cũng là dịp để các liền anh, liền chị có cơ hội được giao lưu, hát giao duyên, thể hiện giọng ca và truyền thống quan họ rất riêng của mình. Ngoài ra, tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, nấu cơm,…

7. Lễ hội hoa ban

Đây là lễ hội nổi tiếng tại vùng Tây Bắc của dân tộc Thái. Lễ hội hoa ban còn có tên gọi khác là Xên Bản hay Xên Mường, được tổ chức vào tháng Hai âm lịch hàng năm, khi núi rừng Tây Bắc được phủ trắng bởi một màu hoa ban tuyệt đẹp.

lễ-hội-hoa-ban

Lễ hội này còn là ngày hội của tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng là ngày hội cầu mùa no ấm, cùng nhau vui chơi hát giao duyên trong những đêm trăng sáng.

8. Lễ hội chùa bà Lái Thiêu, Bình Dương

Hằng năm, vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại miếu Bà Thiên Hậu mà người dân thường gọi là Chùa Bà diễn ra lễ hội rước kiệu Bà. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu kết thúc bằng lễ rước kiệu Bà tuần du qua các đoạn đường trong khu vực nội ô phường Lái Thiêu, tx Thuận An.

Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu đã theo bước di dân người Hoa đến Nam Bộ, Việt Nam từ các thế kỷ 17- 19, và trở thành một dạng tín ngưỡng thờ Mẫu khá phổ biến tại đồng bằng Nam Bộ.

Lễ hội miếu bà Thiên Hậu có giá trị về nhiều mặt trong đời sống văn hóa cộng đồng . Lễ hội vía Bà còn là dịp để bà con gặp gỡ nhau, thắt chặt tinh thần đoàn kết cộng đồng, yếu tố không thể thiếu trong xã hội Á Đông xưa và nay. Cộng đồng người Hoa mượn tục thờ Thiên Hậu để thực hiện chức năng giáo dục truyền thống, định hướng cộng đồng mình về nhân cách, đạo đức sống cao đẹp.

Thông qua tín ngưỡng này, người Hoa gìn giữ đặc trưng văn hóa tộc của mình, nhất là các yếu tố thuần phong mỹ tục của đồng bào. Lễ hội rước kiệu bà đã thu hút đông đảo người dân sống trên địa bàn thị xã đến xem và cùng theo chân đoàn rước kiệu. Kiệu bà xuất phát, cùng màn diễn của các đoàn lân- sư- rồng nối tiếp sau tạo nên không khí sôi nổi với nhiều màn nhào lộn, làm trò, vui tươi, mang theo thông điệp mong một năm mới mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

9. Lễ hội cầu Ngư

Đây là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ (thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ba năm một lần làng lại tổ chức đại lễ rất linh đình. Lễ hội để tưởng nhớ Trương Quý Công (biệt danh là Trương Thiều) – vị thành hoàng của làng. Ông là người gốc Thanh Hoá, đã có công dạy cho dân nghèo cách đánh cá và buôn bán ghe mành.

lễ-hội-cầu-ngư

Lễ hội cầu Ngư có các trò chơi mô tả cảnh sinh hoạt của nghề đánh cá, đặc sắc là hình ảnh “bủa lưới” mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét nghi lễ dân gian của cư dân vùng ven biển.

10. Lễ hội Dinh Thầy – Thím

Từ lâu, lễ hội này đã trở thành nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của tỉnh Bình Thuận. Vào ngày 14 đến 16 tháng 9 âm lịch hàng năm, ngay chính tại khu di tích lịch sử – văn hóa Dinh Thầy – Thím (xã Tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận) lại diễn ra lễ hội lớn nhân ngày giỗ của Thầy – Thím. Vào dịp lễ hội, đông đảo người dân địa phương và du khách đến cầu nguyện sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình, họ hàng và công việc làm ăn hanh thông.

lễ-hội-dinh-thầy-thím

Ngoài các nghi lễ xưa vẫn được bảo tồn, trong phần hội còn có nhiều trò chơi dân gian thu hút như: chèo Bả Trạo, diễn xướng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ, múa rồng… tạo nên không khí lễ hội sôi động.

11. Hội đua voi

Được tổ chức hằng năm vào tháng Ba âm lịch, hội diễn ra ở Buôn Đôn hoặc ở những cánh rừng thưa nằm ven dòng Sông Sêrêpôk. Dòng sông lớn nhất của Tỉnh Đăk Lăk.

lễ-hội-đua-voi

Trước khi vào cuộc đua, một tiếng tù và cất lên, từng tốp voi được người quản tượng điều khiển đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát, những chú voi sẽ thi nhau phóng về phía trước trong tiếng chiêng, trống, hò reo cổ vũ vang cả núi rừng.

12. Lễ cơm mới

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, thần lúa là được tôn trọng không kém các thần khác. Sau khi thu hoạch hàng năm, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, để tạ ơn thần, và thể hiện sự vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình mệt nhọc. Lễ mừng thu hoạch của người Mạ là lễ hội lớn nhất trong năm và thường kéo dài 7 ngày. Lễ ăn cơm mới của người Bana chỉ diễn ra trong ba ngày, khi đã bắt đầu thu hoạch. Và lễ Sơmắh Kek diễn ra khi gặt lúa đại trà. Cuối cùng là lễ đóng cửa kho.

lễ-hội-cơm-mới

13. Lễ hội đâm trâu

Đây là lễ hội khá phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên và ở phía Bắc của vùng Đông Nam bộ. Lễ đâm trâu diễn ra vào lúc nông nhàn (khi mọi người nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một mùa rẫy mới), tức vào khoảng tháng Ba hoặc tháng Tư âm lịch.

lễ-hội-đâm-trâu

Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, con trâu thường được sử dụng làm vật tế thần linh bởi chúng biểu tượng cho sự phồn thịnh. Thịt trâu được người dân trong buôn chia nhau để ăn mừng. Sau các nghi thức cúng thần linh, con trâu được dắt ra cột ở gốc cây nêu giữa sân. Tất cả già, trẻ, trai gái trong bản cùng nhảy múa trong tiếng nhạc của cồng, chiêng. Sau đó, một đội đâm trâu được trang bị giáo mác và đều là những chàng trai trẻ, sẽ vào sân để bắt đầu tiến hành đâm trâu.

GHI NHỚ - 36 ngày Lễ, Tết quan trọng trong năm của Việt Nam 2

14. Lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội có tên khác là lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, được tổ chức vào đúng hôm rằm và được bắt đầu từ khi trăng lên. Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, mặt trăng được biết là thần bảo vệ mùa màng, nên người Khmer thường tổ chức lễ hội Ok Om Bok vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm như để cảm ơn các vị thần đã cho mưa thuận, gió hòa và mùa bội thu… Theo phong tục của người Khmer, sau lễ cúng Trăng sẽ là hội đua nge ngo, thu hút hàng chục vạn người tham gia hưởng ứng.

lễ hội ok om bok

15. Hội Xoan – Phú Thọ

Hàng năm, cứ vào ngày 7/1 là diễn ra hội Xoan tại làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ. Đây là lễ hội tưởng nhớ nữ tướng tài giỏi Xuân Nương của nghĩa quân Hai Bà Trưng. Lễ hội được bắt đầu với tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống thì người dân sẽ dọn cỗ chay gồm có củ mài và mật ong. Vào ngày 10 tháng Giêng sẽ diễn ra trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng với các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông hấp dẫn, độc đáo của riêng hội Xoan.

hội-xoan-phú thọ

16. Lễ hội đền Trần – Nam Định

Được gọi với tên khác là lễ Khai ấn đền Trần, lễ hội ở đền Trần diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được cử hành trang nghiêm cùng các lễ rước từ các đình, đền xung quanh tập trung lại và lễ tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần.

lễ-hội-đền-trần

Lễ dâng hương bao gồm 14 cô gái đồng trinh. Các phần hội của đền Trần với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú như diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ… Lễ hội đền Trần cũng là dịp để mỗi người dân Nam Định nói riêng và người dân Việt Nam nói chung tự hào mỗi khi nhớ về cội nguồn và về các vị vua, tướng thời Trần.

17. Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang

Hội đua bò diễn ra vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (29/8 – 2/9) ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Khơ Me miền Tây Nam bộ. Những đôi bò tham gia lễ hội được chọn ra từ những chú bò khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất.

lễ-hội-đua-bò-bảy-núi-an-giang

Khoảng 2 tháng trước lễ hội, bò được nghỉ ngơi, ăn uống và tập luyện theo chế độ đặc biệt để chuẩn bị cho cuộc đua. Lễ hội đua bò náo nhiệt và hấp dẫn hằng năm thu hút hàng ngàn du khách ghé thăm.

18. Tết Khơ Me Chol Chnam Thmey

Chol Chnam Thmey là ngày tết cổ truyền của người Khơ Me, diễn ra vào giữa tháng 4, kéo dài trong 3 ngày. Lúc này, người dân dọn dẹp, trang trí nhà cửa thật đẹp, chuẩn bị nhiều thức ăn, bánh trái, trẻ em thường được mua cho quần áo mới.

tết khơ me chol

Ngày đầu tiên, mọi người mang lễ vật đến chùa để làm lễ rước đại lịch. Ngày thứ hai làm lễ dâng cơm sáng và trưa cho các nhà sư ở chùa và sau đó đắp núi cát theo 8 hướng để tìm duyên. Ngày thứ ba là lễ tắm tượng Phật nhằm gột rửa những điều không may của năm cũ, chào đón năm mới an lành. Trong lễ hội Chol Chnam Thmey, mọi người cũng thường viếng thăm nhau nhưng các hoạt động chủ yếu vẫn diễn ra ở chùa.

19. Hội Phủ Dầy Nam Định

Phủ Dầy là nơi Thánh Mẫu giáng sinh, là quê hương lại có âm phần của Thánh Mẫu và Tổ Tiên sinh ra thánh Mẫu. Phủ Dầy là một quần thể các đền phủ và chùa đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia được đông đảo các du khách về thăm quan chiêm bái, và dự các trò chơi dân gian. Lễ hội Phủ Dầy thường được tổ chức vào ngày mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Nam Định.

hội-phủ-dầy-nam-định

Ở hội còn tổ chức thi đấu cờ người, và các hình thức như thi hát hầu văn, thả đèn trời vào ban đêm, hay hát chèo…Ngoài các hình thức văn hoá tinh thần, du khách còn có thể mua những đặc sản của các địa phương trong cả nước như bánh nhãn, bánh gai. kẹo lạc, bánh cốm, bánh cáy…

20. Lễ hội Đền Hai Bà Trưng

Nhắc đến Hai Bà Trưng, chắc hẳn ai trong trong chúng ta cũng nhớ đến cuộc khởi nghĩa lịch sử chống lại Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ, giành độc lập cho Đất Việt trong vòng 3 năm. Để tưởng nhớ công ơn của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, hằng năm cứ tới mùng 4 tháng Giêng, người dân lại tổ chức lễ hội thu hút hàng ngàn khách du lịch.

lễ-hội-đền-hai-bà-trưng

Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức gồm nhiều phần theo nghi lễ nhà nước và địa phương như: dâng hương, rước kiệu và tế lễ, bên cạnh đó là những hoạt động dân gian truyền thống, diễn xướng lại chiến tích oai dũng năm xưa của hai bà để tưởng nhớ cũng như tạo ra nét đặc sắc cho du khách tìm hiểu.

21. Hội vật võ Liễu Đôi- Hà Nam

Lễ hội vật võ Liễu Đôi được tổ chức vào ngày 5 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Khác với các lễ hội khác, vật võ chỉ là một trò chơi thể thao vui, nhưng ở lễ hội Liễu Đôi, đây lại là phần nội dung chính.

hội-vật-võ-liễu-đôi-hà-nam

Ngoài việc vật võ, hội làng Liễu Ðôi còn tổ chức nhiều thú vui khác như hát vè, hát đối đáp… và những món ăn đặc sản do tài nghệ chế biến của nhân dân địa phương mang đến lễ hội để dự thi.

22. Lễ hội chùa Đậu

Lễ hội chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội) được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 đến 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đặc biệt tại chùa Đậu, du khách sẽ không thấy được hình ảnh đốt vàng mã hay đốt hương mà thay vào đó là hình ảnh trang nghiêm của chùa chiềng.

GHI NHỚ - 36 ngày Lễ, Tết quan trọng trong năm của Việt Nam 2

23. Lễ hội Đống Đa

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ.

lễ-hội-đống-đa

Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất. Quê hương của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ là quận Bình Khê, tỉnh Bình Định. Ở đây, nhân dân cũng xây nhà thờ ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Hàng năm, cũng vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán, nhân dân mọi nơi lại đổ về đây dâng cúng hương hoa để bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ và ôn lại những trang sử vẻ vang rất đỗi tự hào của dân tộc. Họ còn tổ chức các cuộc thi đấu võ, côn quyền, đánh trống… rất đặc sắc.

Đặc biệt, tham gia các cuộc đấu võ không chỉ có nam giới mà có cả nữ giới nên hội càng thu hút đông khách tham quan.

24. Lễ hội chùa Côn Sơn

Lễ hội chùa Côn Sơn, còn gọi là Lễ hội Côn Sơn hay Lễ hội chùa Hun, bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam Tổ – Huyền Quang (thế kỷ XIV), thường được tổ chức tại chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự), nằm dưới chân núi Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun vào ngày 15 đến 22 tháng Giêng hằng năm.

Đây là dịp tôn vinh các bậc tiền nhân có công xây dựng Thiền phái Trúc Lâm, xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm… Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, lễ hội được cộng đồng tổ chức mang tính chất như cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp thế hệ trẻ bồi đắp thêm lòng tự hào về truyền thống quê hương, đất nước.

GHI NHỚ - 36 ngày Lễ, Tết quan trọng trong năm của Việt Nam 5

25. Hội chùa Tây Phương

Hội chùa Tây Phương bắt đầu từ mồng 6 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch. Ca dao xưa còn ghi lại cảnh nô nức đến chùa như sau:

lễ-hội-chùa-tây-phương

“Nhớ ngày mồng sáu tháng ba,

Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây.”

Vào dịp hội phường rối hay tổ chức biểu diễn để phục vụ khách dự hội. Những năm gần đây, sinh hoạt hội hè ngày càng được chú ý mở rộng. Do vậy hội chùa ngày càng đông vui, nhộn nhịp.

26. Lễ hội Gò Tháp

Lễ hội Gò Tháp là lễ hội lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ. Cứ mỗi độ lễ hội, dường như nhịp sống của người dân huyện Tháp Mười cũng khác đi, cũng hối hả, nhộn nhịp theo từng đoàn khách thập phương từ các nơi lũ lượt kéo về.

Lễ hội ở Gò Tháp có 2 phần rõ rệt: phần nghi thức cúng lễ và phần hội hè. Ngoài các lễ cúng chính trong mỗi kì hội như cúng Bà chúa xứ, cúng Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều còn có một số lễ phụ khác như: cúng Thần nông, lễ cầu an, lễ thỉnh sinh… Lễ hội Gò Tháp mang đậm tính chất dân gian và in dấu ấn một thời mở cõi, phản ánh những khát vọng và ước mong tha thiết của người nông dân Đồng Tháp.

Được đến thăm các di tích kiến trúc, được cầu nguyện, được chứng kiến các sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống, đó chính là nguyên nhân cuốn hút ngày càng đông khách đến tham dự lễ hội Gò Tháp từ xưa đến nay.

27. Lễ Hội Chùa Thầy

Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ. Lễ cúng Phật và trai đàn – một diễn xướng có tính chất tôn giáo – được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc.

lễ-hội-chùa-thầy

Hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở.

28. Lễ hội Hoa Lư

Lễ hội Hoa Lư được tổ chức hằng năm từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch nhằm tưởng nhớ về vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh. Hình thức của lễ hội gồm có: Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Tập trận cờ lau, Tế nữ quan, Kéo chữ, múa rồng lân, thổi cơm thi và những tiết mục biểu diễn, thi đấu quen thuộc đối với nhiều lễ hội truyền thống dân gian khác.

lễ-hội-hoa-lư

29. Hội Gióng

Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra trong 03 ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng giêng hằng năm. Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu, nhất là việc đàn voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng có cả đàn voi chở lương thực đi theo) và làm giò hoa tre (tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng sau khi đánh giặc), nên phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước Lễ hội.

hội-gióng

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao “nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc”.

30. Hội Nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông hay còn gọi là lễ hội cúng cá Ông, thường được ngư dân những vùng ven biển tổ chức hàng năm. Đât là loại hình lễ hội nước lớn nhất đối với các ngư dân. Tùy vào mỗi địa phương mà ngày tổ chức có phần khác nhau. Thông thường sẽ có 2 phần tại lễ hội đó là: lễ rước và lễ tế truyền thống.

lễ hội nghinh ông

Để khai mạc, Ban Tổ chức Lễ hội gióng 3 hồi trống, 3 hồi chiêng làm hiệu lệnh cho đoàn lân sư rồng thực hiện nghi thức “khai nghinh thủy tướng” Các bậc bô lão dẫn đầu đoàn rước tháp tùng Hình tượng cá Ông làm bằng giấy bồi dài chừng 10m được trang trí lộng lẫy. Về phần hội với những trò chơi dân gian vui khỏe liên quan đến các hoạt động của ngư dân như thi gánh cá, đan lưới, kéo co, bơi biển, bịt mắt đập niêu, câu cá.

TỔNG HỢP CÁC NGÀY NGHỈ LỄ TẾT VIỆT NAM TRONG NĂM 2021

Thời gian Tên ngày lễ
9 tháng 1 Ngày Học sinh – Sinh viên Việt Nam
3 tháng 2 Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
27 tháng 2 Ngày Thầy thuốc Việt Nam
8 tháng 3 Ngày Quốc tế Phụ nữ
20 tháng 3 Ngày Quốc tế Hạnh phúc
22 tháng 3 Ngày Nước sạch Thế giới
26 tháng 3 Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
27 tháng 3 Ngày Thể thao Việt Nam
21 tháng 4 Ngày Sách Việt Nam
22 tháng 4 Ngày Trái đất
1 tháng 5 Ngày Quốc tế Lao Động
7 tháng 5 Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
15 tháng 5 Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
19 tháng 5 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1 tháng 6 Ngày Quốc tế Thiếu nhi
5 tháng 6 Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Ngày môi trường thế giới
28 tháng 6 Ngày Gia đình Việt Nam
27 tháng 7 Ngày Thương binh Liệt sĩ
19 tháng 8 Ngày Cách mạng tháng Tám thành công
2 tháng 9 Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
7 tháng 9 Ngày sinh ra và lớn lên của VTV
13 tháng 10 Ngày Doanh nhân Việt Nam
20 tháng 10 Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam
20 tháng 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam
22 tháng 12 Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
25 tháng 12 Ngày Lễ Giáng Sinh

Ngoài việc nắm rõ các ngày nghỉ lễ của nước ta, các doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch tốt hơn cho công viêc, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có điều kiện để tái tạo sức lao động vào các dịp lễ mà vẫn đảm bảo tiến độ.

Replus chuyên cung cấp dịch vụ văn phòng ảo quận 1 và các dịch vụ hỗ trợ văn phòng trọn gói khác từ A-Z. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn nếu bạn đang ấp ủ cho mình một ý tưởng kinh doanh bấy lâu nay. Đọc bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé!

GHI NHỚ - 36 ngày Lễ, Tết quan trọng trong năm của Việt Nam 6Bảo Ngọc

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus. Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.

Từ khóa » Một Năm Có Bao Nhiêu Ngày Lễ Lớn