Giá Cá, Ếch 13/12/2021 (Miền Tây)
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Shop
- Mã Giảm Giá
- Shop Hải Sản
- Thuốc Tôm
- Thuốc Cá
- Thuốc Ếch
- Youtube
- Podcast
- Thương Lái
Monday, December 13, 2021
Giá Cá, Ếch 13/12/2021 (Miền Tây)
Giá Cá, Giá Ếch - Ngày 13/12/2021 Giá Cá Tra thịt Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ Giá Ếch, Ếch Đồng: An Giang, Đồng Tháp Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp Giá Cá Điêu Hồng Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long Giá Cá Kèo Sóc Trăng, Bạc LiêuSHOPEE SIÊU SALES 12.12 | TIKI BLACK FRIDAY | LAZADA LƯƠNG ĐÃ VỀỞ NHÀ KHÔNG KHÓ - ĐI CHỢ ONLINE VỚI SHOPEE
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG GIÁ CÁ GIÁ ẾCH MIỀN TÂYVề giá các mặt hàng thủy sản hôm nay 13/12/2021tại ĐBSCL, giá cá tra thịt ở mức 23.500-24.000 đồng/kg, giá cá tra giống ở mức 29.000-30.000 đồng/kg size 30-35 con... Giá Cá lóc thịt tại Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh giá từ 32.000-33.000 đồng/kg (~600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 250-270 đồng. Giá ếch hôm nay tăng mạnh, ếch thịt giá 42.000-43.000 đồng/kg, giá ếch giống loại 100-150 con/kg giá 400 đồng/con. Giá cá điêu hồng loại cá thịt (~600gr) giá 35.500-36.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp giá tăng từ 49.000-50.000 đồng/kg loại cá thịt 6-7 con/kg. Tại Đồng Tháp, giá cá rô phi (cá thịt 500-600gr) giá 29.000-30.000 đồng/kg. Cá thát lát thịt (2-3 con/kg) có giá tăng cao 49.000-50.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.400 đồng/con.Giá cá sặc rằn (cá bổi): Size 8-9 con/kg 32.000 đồng - Size 11-12 con/kg 25.000 đồng (Liên hệ: 0335551717)Bảng giá một số mặt hàng thủy sản cập nhật mới nhất hôm nay, giá thủy sản tuần 13 – 19/12/2021TÊN MẶT HÀNG | ĐƠN GIÁ (VNĐ) | ĐƠN VỊ TÍNH | NGÀY BÁO GIÁ | ĐỊA PHƯƠNG |
Cá tra thịt trắng | 35.000 – 40.000 | đồng/kg | 17/12/2021 | An Giang |
Lươn loại 2 | 170.000 – 180.000 | đồng/kg | 17/12/2021 | An Giang |
Lươn loại 1 | 180.000 – 200.000 | đồng/kg | 17/12/2021 | An Giang |
Ếch nuôi | 55.000 – 60.000 | đồng/kg | 17/12/2021 | An Giang |
Tôm càng xanh | 230.000 – 240.000 | đồng/kg | 17/12/2021 | An Giang |
Cá lóc nuôi | 48.000 – 52.000 | đồng/kg | 17/12/2021 | An Giang |
Cá nàng hai | 52.000 – 56.000 | đồng/kg | 17/12/2021 | An Giang |
Cá điêu hồng | 48.000 – 50.000 | đồng/kg | 17/12/2021 | An Giang |
Cá rô phi | 32.000 – 35.000 | đồng/kg | 17/12/2021 | An Giang |
Cá lóc nuôi | 30.000 | đồng/kg | 17/12/2021 | Đồng Tháp |
Tôm thẻ 50 con/kg tại ao | 190.000 | đồng/kg | 16/12/2021 | Quảng Ninh |
Tôm thẻ 80 con/kg tại ao | 140.000 | đồng/kg | 16/12/2021 | Quảng Ninh |
Tôm thẻ 100 con/kg tại ao | 125.000 | đồng/kg | 16/12/2021 | Quảng Ninh |
Tôm sú 40 con tại ao | 165.000 | đồng/kg | 16/12/2021 | Bến Tre |
Tôm sú 30 con tại ao | 205.000 | đồng/kg | 16/12/2021 | Bến Tre |
Tôm sú loại 20 con tại ao | 245.000 | đồng/kg | 16/12/2021 | Bến Tre |
Tôm thẻ loại 100 con/kg tại ao | 108.000 | đồng/kg | 16/12/2021 | Bến Tre |
Tôm thẻ loại 80 con/kg tại ao | 120.000 | đồng/kg | 16/12/2021 | Bến Tre |
Tôm thẻ loại 50 con/kg tại ao | 144.000 | đồng/kg | 16/12/2021 | Bến Tre |
Tôm càng xanh giống | 150 | đồng/con | 15/12/2021 | Bạc Liêu |
Tôm sú Post 12 | 145 | đồng/con | 15/12/2021 | Công ty H.L. |
Tôm thẻ Post 12 | 112 | đồng/con | 15/12/2021 | Công ty H.L. |
Tôm thẻ Post 12 | 135 | đồng/con | 15/12/2021 | Tập đoàn V.U. |
Tôm thẻ Post 12 | 154 | đồng/con | 15/12/2021 | Công ty C.P. |
Cá thát lát còm | 56.000 | đồng/kg | 14/12/2021 | Đồng Tháp |
Cá lóc nuôi tại ao | 31.000 | đồng/kg | 14/12/2021 | Đồng Tháp |
Cá điêu hồng tại ao | 37.000 | đồng/kg | 14/12/2021 | Đồng Tháp |
Ốc bươu | 38.000 | đồng/kg | 14/12/2021 | Đồng Tháp |
Cá rô đầu nhím tại ao | 32.000 | đồng/kg | 14/12/2021 | Đồng Tháp |
Cá tra mỡ vàng | 17.000 | đồng/kg | 14/12/2021 | Đồng Tháp |
Cá tra giống loại 30-35 con/kg | 32.000 | đồng/kg | 14/12/2021 | Đồng Tháp |
Cá tra tại ao | 25.000 | đồng/kg | 14/12/2021 | Đồng Tháp |
Cá tra bột | 11 | đồng/con | 14/12/2021 | Long An |
Cá mè hoa tại ao | 15.000 | đồng/kg | 14/12/2021 | Thanh Hóa |
Lươn loại 1 (4-5 con/kg) tại trại | 120.000 | đồng/kg | 14/12/2021 | Sóc Trăng |
Cá sát sọc tại ao | 90.000 | đồng/con | 14/12/2021 | Tuyên Quang |
Bàn giải pháp phát triển nuôi cá tra tháng cuối năm 2021 và kế hoạch triển khai năm 2022
Chiều 9/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến “Giải pháp phát triển nuôi cá tra tháng cuối năm 2021 và năm 2022”. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân đồng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Hội nghị có sự tham gia của nhiều hiệp hội, doanh nghiệp và các địa phương trọng điểm nuôi cá tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Năm 2021, ngành thủy sản nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Giá cá tra nguyên liệu giảm thấp kéo dài từ năm 2019 làm ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư sản xuất; đại dịch Covid-19 khiến chuỗi sản xuất, tiêu thụ cá tra bị ảnh hưởng nặng nề.Tại các tỉnh ĐBSCL, do thời gian giãn cách xã hội kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9/2021, các hoạt động sản xuất, vận chuyển con giống, thức ăn, cá nguyên liệu bị ảnh hưởng; nhiều cơ sở nuôi thiếu người thu hoạch; một số nhà máy sản xuất thức ăn, nhà máy chế biến cá tra phải tạm ngừng hoạt động hoặc giảm công suất; chi phí sản xuất tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu; hoạt động vận chuyển quốc tế bị gián đoạn, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.Trong bối cảnh đó, Bộ NN&PTNT đã kịp thời triển khai nhiều hoạt động thiết thực, nhờ đó kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2021 đảm bảo duy trì mức tăng trưởng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2021 ước đạt 4,75 triệu tấn, tăng khoảng 4,17% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng cá tra đạt khoảng 1,5 triệu tấn, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt trên 1,5 tỷ USD.Theo nhận định chung, dịch Covid-19 có thể còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2022 và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động logistic và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cá tra. Dự báo, diện tích thả nuôi cá tra trong các tháng 7,8,9 của năm nay giảm khoảng 30% đến 55% so với cùng kỳ năm ngoái, do đó, trong các tháng 1,2 và 3 của năm 2022 khả năng có thể xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến.Từ nay đến cuối năm, ngành thủy sản tích cực tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 để phát triển sản xuất. Ngành tiếp tục chỉ đạo tổ chức sản xuất giống, vật tư đầu vào phục vụ nhu cầu thả nuôi tháng 12 này và các tháng đầu năm 2022. Đặc biệt, chỉ đạo thả nuôi để đảm bảo nguyên liệu chế biến trong năm 2022.Cá tra là ngành hàng chủ lực, là sản phẩm đặc hữu của vùng ĐBSCL, có vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội của toàn vùng. Dựa trên những kết quả đạt được trong năm 2021, ngành hàng cá tra vẫn đặt mục tiêu tham vọng cho năm sau. Cụ thể: Diện tích thả nuôi phát sinh trong năm đạt trên 5.200ha; sản lượng cá tra thương phẩm đạt trên 1,7 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD.Để tiếp tục phát huy những giá trị tích lũy trong hơn 20 năm phát triển, xây dựng ngành hàng cá tra, Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: "Chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, đồng bộ, kịp thời để phát triển nuôi cá tra, vừa đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng tháng cuối năm 2021, vừa đảm bảo đủ nguyên liệu cho chế biến vào các tháng đầu năm 2022, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, kế hoạch phát triển của ngành". Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đưa ra 6 giải pháp:Một là, các tỉnh cần có cơ chế chính sách phù hợp để phát triển các vùng nuôi liên kết với cơ sở chế biến, tiêu thụ để chia sẻ thông tin, điều tiết sản xuất theo yêu cầu từ thị trường. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các tỉnh ĐBSCL tiếp tục triển khai Đề án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL”, đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp. Ông bày tỏ mong muốn, địa phương khẩn trương thực hiện các quy định của nhà nước về hỗ trợ người sản xuất bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như giảm giá điện, hỗ trợ vốn, lãi suất vay, thuế, phí, bảo hiểm; thống nhất phương án hướng dẫn các doanh nghiệp, người nuôi duy trì hoạt động sản xuất con giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến... để đảm bảo ổn định chuỗi sản xuất cá tra, kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm.Hai là, Thứ trưởng giao Cục Thú y tăng cường kiểm soát dịch bệnh, chia sẻ thông tin với Tổng cục Thủy sản và các địa phương ĐBSCL.Ba là, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản có trách nhiệm kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm vùng nuôi cá tra, đặc biệt vùng nuôi cung cấp nguyên liệu xuất khẩu đi Mỹ; chia sẻ kết quả kiểm tra dư lượng với Tổng cục Thủy sản để phối hợp chỉ đạo nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Song song với đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo Cục thực hiện các biện pháp cần thiết để mở cửa lại thị trường Ảrập Xêút với sản phẩm cá tra.Bốn là, Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản thường xuyên cập nhật diễn biến thị trường, kịp thời tham mưu, chia sẻ thông tin với các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở nuôi để có kế hoạch sản xuất phù hợp.Năm là, các Hiệp hội, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi ngành hàng cá tra chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với dịch bệnh, dựa trên thông tin, hướng dẫn của ngành y tế, đồng thời, xây dựng thương hiệu và chiến lược thích ứng, phát triển lâu dài, bền vững.Sáu là, với doanh nghiệp, cơ sở nuôi, lãnh đạo Bộ NN-PTNT gợi mở một số định hướng như: Đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tiện lợi cho tiêu dùng, trọng lượng phù hợp với bữa ăn gia đình và theo từng phân khúc thị trường; Đẩy mạnh hoạt động giao dịch điện tử trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; Tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi cá tra; nâng cao chất lượng sản phẩm; thực hiện truy xuất nguồn gốc; Chuẩn bị tốt nội lực để tận dụng cơ hội xuất khẩu cá tra sang thị trường EU, sau khi việc cắt giảm những dòng thuế liên quan có hiệu lực nhờ hiệp định EVFTA.
Hậu Giang: Giá cá thát lát thấp kỷ lục
Giá bán thủy sản ở mức thấp và tồn đọng với số lượng lớn khiến nhiều người nuôi cá thát lát ở ĐBSCL điêu đứng. Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, hiện giá cá thát lát khoảng 40.000 đồng/kg cá loại 200-700 gram, còn cá lớn khoảng 38.000-39.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp kỷ lục từ đầu năm đến nay, với mức giá này, người nuôi cầm chắc thua lỗ, tính ra mỗi kg cá người nuôi lỗ khoảng 15.000 đồng. Bởi, theo như chị Kim Thùy, tính ra tiền vốn đầu tư khoảng 55.000 đồng/kg cá nuôi, do thức ăn năm nay tăng cao. Vì vậy, nếu giá cá khoảng 57.000-60.000 đồng/kg thì người nuôi mới có lời. Ngoài HTX có nhiều ao cá quá lứa nhưng chưa có người hỏi mua.Do giá rẻ nên thương lái lựa cá tốt mới mua. Mặt khác, một số người nuôi chờ giá nên chưa chịu bán, dẫn đến thua lỗ nặng. Còn trong HTX, có hợp đồng nên bắt buộc phải bán, nhiều người thấy giá sụt giảm cũng chia sẻ, giảm giá so với hợp đồng. Lý giải tình trạng giá cá rớt thấp, chị Kim Thùy cho biết, do đầu ra yếu, với lại lượng thả nuôi nhiều nên ùn ứ đầu ra. Tính riêng trong HTX hiện còn khoảng mấy trăm tấn.Giá ếch thịt tăng mạnh, người nuôi phấn khởi
So với cách nay 1 tháng, giá thịt ếch nuôi tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL hiện tăng ít nhất khoảng 10.000 đồng/kg và đang ở mức khá cao.Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận như Hậu Giang, An Giang, Ðồng Tháp… ếch nuôi loại 3-4 con/kg được nông dân bán cho thương lái ở mức 34.000-36.000 đồng/kg. Ðây là mức giá cao nhất trong khoảng 4 tháng qua. Giá ếch nuôi tăng do thời điểm này đã sắp kết thúc mùa mưa, nguồn cung ếch đồng đánh bắt trong tự nhiên khá hạn chế, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt ếch trên thị trường đang tăng, nhất là khi dịch COVID-19 tại nhiều địa phương dần được kiểm soát đã cho nhiều chợ truyền thống và các dịch vụ ăn uống mở cửa hoạt động trở lại. Hiện nay, ếch nuôi tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ÐBSCL không chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ mà cũng đã được tiêu thụ mạnh trở lại tại thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, miền Ðông Nam Bộ; nhiều tiểu thương và doanh nghiệp cũng thu mua ếch chế biến, xuất khẩu. Theo nông dân nuôi ếch ở TP Cần Thơ, với giá bán hiện nay, hộ dân nuôi ếch có thể đạt mức lời trên 5.000 đồng/kg ếch thương phẩm. Ếch thường nuôi trong khoảng 3,5-4 tháng là có thể thu hoạch.
Nông dân ĐBSCL lao đao với cá rô đầu vuông
Từ hơn hai năm trở lại đây, khi giống cá rô đầu vuông xuất hiện, nó được xem như một loại đặc sản và người nuôi quay lưng với con cá tra để chọn cá rô đầu vuông. Nhưng, chính kiểu làm ăn tự phát, nuôi ồ ạt, không quy hoạch vùng nuôi nên xảy ra hiện tượng "thừa", khiến giá cá rô đầu vuông tụt thê thảm.Khoảng một năm nay, trước biến động vô thường về giá cá tra, người nuôi ở ĐBSCL ồ ạt "treo ao" thì giờ đây giá cá tra "leo thang" lên mức cao nhất từ trước đến nay. Tính đến thời điểm này (23/3), giá cá tra trên thị trường đang ở mức 26.000 đến 27.000 đồng/kg nhưng người nuôi không có cá để bán.Từ hơn hai năm trở lại đây, khi giống cá rô đầu vuông xuất hiện, nó được xem như một loại đặc sản và người nuôi quay lưng với con cá tra để chọn cá rô đầu vuông. Nhưng, chính kiểu làm ăn tự phát, nuôi ồ ạt, không quy hoạch vùng nuôi nên xảy ra hiện tượng "thừa", khiến giá cá rô đầu vuông từ mức cao 30.000 đến 40.000 đồng/kg, giờ rớt xuống còn 16.000 đến 20.000 đồng/kg (tùy theo kích cỡ).Hai năm trước, nông dân Nguyễn Văn Khải ở ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang là người đầu tiên phát hiện, nhân giống cá rô đầu vuông. Cá rô đầu vuông có ưu điểm vượt trội là lớn nhanh, trọng lượng cá trưởng thành nặng từ 500 đến 700 gram/con (gấp 3 đến 4 lần cá rô đồng) và được xem là đặc sản.Thời gian đầu, nuôi cá rô đầu vuông đem lại lợi nhuận rất cao nên nông dân đổ xô nuôi. Từ khi xuất hiện tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, cá rô đầu vuông đã nhanh chóng được nuôi rộng khắp các tỉnh ĐBSCL, thậm chí lên cả miền Đông Nam Bộ. Thời gian này, việc nuôi cá tra luôn gặp bấp bênh nên người dân chuyển qua nuôi cá rô.Chính sự phát triển quá nhanh làm cho cung vượt cầu, cá bị dư thừa trên thị trường dẫn đến rớt giá rất nhanh. Kết quả, từ đầu năm đến nay, người nuôi cá rô ở ĐBSCL thua lỗ thê thảm do giá cá rớt quá nhanh, chưa kể đến việc nuôi ồ ạt dẫn đến môi trường ô nhiễm, cá bị bệnh, hao hụt lớn, thu hoạch không đạt năng suất.Chính nông dân Nguyễn Văn Khải nói: "Lúc đầu ít người nuôi, giá cá cao ai cũng lời mấy trăm triệu nên nông dân đổ xô thả nuôi dẫn đến cung vượt cầu. Khoảng cuối năm 2009, giá cá rô đầu vuông (bán tại ao) là 32.000/đồng/kg, nhưng giờ đây tuột xuống còn 16.000 đồng, người nuôi cá lỗ nặng. Không những vậy, giờ bán cá cũng khó, vì thị trường đã thừa".Ngay trên vùng đất - cái nôi xuất phát đầu tiên của con cá rô đầu vuông, người nuôi cá lao đao. Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, ông Huỳnh Thanh Bình nói: "Lúc đầu lợi nhuận rất hấp dẫn nên nông dân trong vùng đã đổ xô nuôi cá. Nhiều hộ phá bỏ lúa mới trổ để vét hầm, đào ao. Chính quyền địa phương không ngăn cản được việc đổ xô đào ao nuôi cá của dân. Mấy tháng nay cá dội chợ nên bị rớt giá thê thảm. Bây giờ cá còn tồn đọng trong dân rất nhiều…".Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang thì từ vài chục hécta ban đầu thì hiện nay diện tích đã tăng lên 250ha. Theo một vị lãnh đạo Phòng NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, vì lợi nhuận hấp dẫn, nông dân không nghe theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp. Do nhiều người đổ xô nuôi cá rô, trong khi chưa tìm thị trường ổn định, dẫn đến giá cả sụt giảm, không có đầu ra.
Doanh nghiệp thủy sản với bức tranh tương phản về lợi nhuận
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản giảm lãi, thậm chí thua lỗ, nhưng cũng có những doanh nghiệp lãi đậm nhờ linh hoạt trong kinh doanh hoặc có những lợi thế đặc biệt.Lợi nhuận trái chiềuDịch COVID-19 lần thứ 4 ảnh hưởng rất nặng nề đến các tỉnh phía Nam, trong khi đây lại là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản lớn của cả nước.Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco), ảnh hưởng bởi yếu tố dịch bệnh đã khiến doanh nghiệp phải đối mặt như việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào; chi phí phòng chống dịch và logistics tăng cao, thậm chí doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất. Nguy cơ khách hàng lớn chuyển dịch đơn hàng do các nhà sản xuất Việt Nam không đáp ứng kịp nhu cầu bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng.Do vậy, nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận giảm mạnh trong quý III/2021. Đơn cử, trường hợp của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (mã chứng khoán: ACL). Dù doanh nghiệp có doanh thu thuần quý III/2021 đạt 224 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng do các khoản chi phí tăng nên lợi nhuận sau thuế của Thủy sản Cửu Long An Giang chỉ đạt hơn 3,5 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái.Hay như trường hợp của Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC) là một doanh nghiệp khá nổi tiếng trong lĩnh vực xuất khẩu tôm ở Việt Nam cũng có lãi sau thuế quý III/2021 gần 64 tỷ đồng, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi doanh thu vẫn ở mức tương đương so với cùng kỳ năm ngoái là đạt 1.625,3 tỷ đồng.Công ty lý giải việc doanh thu đi ngang, nhưng lợi nhuận giảm là do nhiều khoản chi phí gia tăng, đặc biệt chi phí bán hàng tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2020 lên gần 85 tỷ đồng, chủ yếu do tăng mạnh chi phí cước tàu vận tải.Với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (mã chứng khoán: ABT) thì cả doanh thu và lợi nhuận quý III đều giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre quý III/2021 đạt 71 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng đó, chi phí bán hàng tăng gấp đôi, lên gần 9 tỷ đồng đã kéo lợi nhuận sau thuế quý III năm nay của doanh nghiệp chỉ còn hơn 1 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2020.Thậm chí, doanh nghiệp trong lĩnh vực cá tra là Công ty cổ phần Nam Việt (mã chứng khoán: ANV) còn báo lỗ do cũng chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh. Cụ thể, Công ty cổ phần Nam Việt lỗ sau thuế hơn 13 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 40 tỷ đồng. Doanh thu thuần quý III/2021 của công ty đạt 656 tỷ đồng, cũng giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.Bên cạnh các công ty báo lỗ, vẫn có nhiều công ty lãi trong quý III năm nay; trong đó, nhiều doanh nghiệp lãi với nguyên nhân không đến từ việc tăng doanh thu từ mảng kinh doanh thủy sản mà đến từ hoạt động tài chính và tiết giảm được chi phí.Có thể kể đến trường hợp của Công ty cổ phần Thủy sản Mekong (mã chứng khoán: AAM). Doanh nghiệp này sau 5 quý lỗ liên tiếp thì quý III năm nay đã có lãi nhờ lợi nhuận từ các khoản đầu tư cổ phiếu, trong khi doanh thu mảng kinh doanh cốt lõi là thủy sản vẫn giảm mạnh.Cụ thể, doanh thu thuần quý III/2021 của Công ty cổ phần Thủy sản Mekong đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tài chính đạt 2,46 tỷ đồng cao gấp 12 lần so với cùng kỳ, chủ yếu là từ lãi đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu và kỳ phiếu.Nhờ khoản doanh thu tài chính tăng ấn tượng và tiết giảm được các chi phí nên công ty lãi 142 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 4,4 tỷ đồng.Hay như trường hợp của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam –Seaprodex (mã chứng khoán: SEA) có doanh thu thuần giảm hơn một nửa còn 22,2 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp vẫn có lãi kỷ lục. Nguyên nhân nhờ khoản doanh thu tài chính đột biến gấp 42 lần cùng kỳ, đạt 160,7 tỷ đồng đã giúp lợi nhuận sau thuế đạt 162 tỷ đồng, cao gấp 15,5 lần cùng kỳ năm ngoái.Được mệnh danh là “vua tôm”, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 với doanh thu thuần đạt 2.785 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2020.Dù vậy, giá vốn tương ứng giảm mạnh giúp lãi gộp công ty tăng 46% lên hơn 774 tỷ đồng. Biên lãi gộp cũng được cải thiện từ 12% lên 28%. Nhờ vậy, dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận ròng của “vua tôm” vẫn đạt hơn 290 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.Doanh nghiệp đầu ngành cá tra Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) có kết quả kinh doanh rất ấn tượng trong quý III. Cụ thể, doanh nghiệp có doanh thu thuần đạt 2.230 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 255 tỷ đồng; tăng lần lượt 24% và 46% so với cùng kỳ năm ngoái.Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), trong quý III/2021 nhờ tiềm lực tài chính mạnh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất hoạt động ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) và thị phần xuất khẩu vào Mỹ tháng 8, tháng 9 lên tới 100%.BSC kỳ vọng, công ty vẫn sẽ được hưởng lợi trong quý IV năm 2021 và kéo dài sang năm 2022, dù thị phần sẽ giảm từ mức đỉnh của quý III năm nay khi một số doanh nghiệp lớn quay trở lại sản xuất.Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu ngành thủy sản đồng thuận tăng giá. Tính từ cuối năm 2020 đến hết phiên 10/11, cổ phiếu FMC tăng 50,4%, ACL và ABT đều tăng 13%, ANV tăng 51,4%, AAM tăng 27,6%, SEA tăng 72,5%, MPC tăng 64,3%, VHC tăng 65,2%...Giai đoạn phục hồiBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý III/2021, hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 khiến nhiều cảng cá, nhà máy chế biến tạm đóng cửa do có ca F0 hoặc không đáp ứng điều kiện “3 tại chỗ”, chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản quý III giảm 4,8% so với quý III/2020 và đây là quý có tốc độ tăng thấp nhất từ năm 2015.Đáng chú ý, doanh nghiệp thủy sản tập trung cao ở khu vực phía Nam nên ảnh hưởng càng nặng nề hơn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 giảm 23% so với cùng kỳ. Lũy kế đến hết quý III/2021, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 6,2 tỷ USD, chỉ tăng 3% so với cùng kỳ.Theo BSC, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và đỉnh điểm là giãn cách xã hội trong quý III, Tổng cục Thủy sản cho biết đến đầu tháng 9/2021 đã có 176 cơ sở trong số 449 cơ sở chế biến cá tra ngừng sản xuất do không đáp ứng được chi phí và điều kiện “3 tại chỗ”.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ngay cả sau khi kết thúc giãn cách xã hội, chỉ có từ 30 - 40% doanh nghiệp có đủ năng lực phục hồi. Số doanh nghiệp còn lại rất khó, hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất.Tuy nhiên, điều này lại tạo cơ hội để các các doanh nghiệp lớn, có nền tảng tài chính vững mạnh chiếm lĩnh thị phần. Theo công ty chứng khoán BSC, với việc một nhóm doanh nghiệp thủy sản dự kiến rút lui khỏi ngành ngay cả khi kết thúc lệnh giãn cách, các doanh nghiệp đầu ngành sẽ được hưởng lợi khi mức độ cạnh tranh giảm xuống và tận dụng khoảng trống thị trường.Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco), giá cá tra và giá tôm đã có tín hiệu tạo đáy và dần hồi phục sau chu kỳ giảm; trong đó, giá cá tra đang có xu hướng phục hồi sớm hơn và mạnh mẽ hơn so với giá tôm trong thời gian vừa rồi bởi nhu cầu đơn hàng rất lớn, đặc biệt là từ thị trường Mỹ.Agriseco đánh giá, ngành thủy sản đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất vào năm 2019 và 2020, kéo dài tới hết quý III bởi làn sóng COVID-19. Với những tín hiệu tích cực từ việc kiểm soát dịch bệnh và tỷ lệ tiêm vaccine tăng cao, đặc biệt là khu vực miền Nam sẽ giúp cho triển vọng xuất khẩu thủy sản quý IV/2021 phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2022.
Khôi phục ngành hàng cá tra: Cần sự vào cuộc quyết liệt hơn
Dù các địa phương ở khu vực phía Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn phục hồi song tới nay hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp cá tra vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn và cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của các ngành, địa phương.Cả người nuôi và doanh nghiệp cùng ở thế khóVới kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm trên 2 tỷ USD, sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu được xem là ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều tỉnh, thành của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy vậy theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), thời gian qua ngành hàng xuất khẩu tỷ đô này đang “mắc cạn” vì dịch Covid-19 kéo dài, khiến cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều ở thế khó.Cụ thể, tính tới hết tháng 9/2021, diện tích thu hoạch của ngành hàng cá tra chỉ đạt 3.086,7 ha (bằng 95% so với cùng kỳ 2020); Sản lượng thu hoạch ước đạt 987,4 nghìn tấn (bằng 90,5% so với cùng kỳ 2020). Tại “thủ phủ” cá tra là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay việc nuôi thả của người nuôi hạn chế do dịch bệnh kéo dài, giá cá tra thấp. Đơn cử tỉnh Đồng Tháp, tính đến ngày 3/10/2021, diện tích nuôi cá tra của Đồng Tháp là 1.660,67 ha (trong đó diện tích năm 2020 chuyển sang là 1.072,9 ha), diện tích thu hoạch là 611 ha, sản lượng thu hoạch 245.425 tấn. Giá cá tra nguyên liệu hiện ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg trong khi chi phí trung bình để sản xuất 1 kg cá nguyên liệu khoảng 22.355 đồng/kg. Như vậy với mức giá này người nuôi đang lỗ 355 - 1.855 đồng/kg.Còn tại An Giang, tính đến đầu tháng 10/2021, tổng diện tích nuôi cá tra là 1.235ha, trong đó doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi liên kết DN là 1.049ha (chiếm 87%), hộ không liên kết 187ha; sản lượng ước 400.000-450.000 tấn/năm, tập trung tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân và TP. Long Xuyên. Nếu tính riêng diện tích đang nuôi cá tra thương phẩm của DN, tới cuối tháng 9/2021 có 37 vùng nuôi với 852,7ha. Sản lượng thủy sản thu hoạch cá tra 270.200 tấn (đạt 97,96% so với cùng kỳ 2020).Việc diện tích cá tra sụt giảm được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lý giải do giá cá ở mức thấp, người nuôi lỗ nên không mặn mà nuôi thả mới. Trong khi đó về phía các doanh nghiệp, do đại dịch kéo dài nên hoạt động cũng cầm chừng. Cụ thể, rất nhiều doanh nghiệp cá tra đã phải tạm ngừng hoạt động trong mấy tháng do chưa đảm bảo quy định “3 tại chỗ”. Đối với các doanh nghiệp cá tra lớn vẫn tiếp tục duy trì hoạt động nhưng giảm công suất chỉ còn khoảng 30-40% so với mức bình thường.Đến hiện tại, theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, các nhà máy chế biến cá tra đang từng bước phục hồi, nhưng trở lại như trước sẽ không dễ dàng. Lý do, việc áp dụng bộ tiêu chí mới về chống dịch theo Nghị quyết 128 của một số địa phương vẫn chưa đồng nhất, dẫn tới doanh nghiệp còn khó khăn.Cần sự hỗ trợ để sớm phục hồiÔng Trần Văn Hảo - Phó giám đốc Nuôi trồng chế biến cá tra Công ty TNHH Vạn Đức (tỉnh Tiền Giang) cho biết: Tại Tiền Giang, việc quản lý theo Bộ tiêu chí mới về phòng chống dịch của Chính phủ còn chưa đồng nhất, chưa kể tỷ lệ tiêm vắc xin trong tỉnh còn thấp, dẫn tới số ca lây nhiễm cộng đồng cao, rủi ro cho doanh nghiệp. Trong khi đó, công ty đang bước vào giai đoạn phục hồi và thời điểm hiện tại lượng đơn hàng phải thực hiện rất nhiều nên khi áp dụng mô hình “3 tại chỗ” sẽ khó tăng công suất."Chúng tôi mong muốn tỉnh sớm đưa ra Bộ tiêu chí đồng nhất trong chống dịch giữa các địa phương để doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh cuối năm"-ông Hảo bày tỏ.Bên cạnh đó, Hiệp hội Cá tra Việt Nam còn cho biết, trong suốt thời gian giãn cách vừa qua do không tiêu thụ được hàng hóa nên cả doanh nghiệp lẫn người nuôi cá tra thiếu hụt về vốn. Dù Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều thông tư yêu cầu giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp chưa được giảm, nếu có cũng chỉ được giảm 0,5 - 1%. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 đủ mũi 2 cho chuỗi sản xuất chỉ chiếm 10% nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa yên tâm khôi phục sản xuất bình thường trở lại.Để khôi phục sản xuất cá tra, các doanh nghiệp đề xuất rằng, trước tiên và cũng là quan trọng nhất là cần ưu tiên tiêm vắc xin cho toàn bộ chuỗi sản xuất từ chế biến, vận chuyển đến tiêu thụ, từ đó mới huy động được đủ lực lượng khôi phục sản xuất. Cùng với đó, cần có chính sách hỗ trợ các hộ nuôi cá giống; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi để người nuôi cá tra cầm cự được trong thời gian này. Về phía Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra, giám sát, xem xét giảm lãi suất tới 2% mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Sản xuất cá tra giống giảm vì nhiều cơ sở phải dừng hoạt động
Hiện nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 76 cơ sở sản xuất giống cá tra và khoảng 1.104 cơ sở ương dưỡng giống cá tra.Theo kế hoạch năm 2021, Đồng Tháp có tổng sản lượng cá tra bột là 24 tỷ con và 1,7 tỷ con cá tra giống. Nhưng từ đầu năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp sản xuất được khoảng 17 tỷ con cá tra bột (trong đó, cá tra bột cải thiện di truyền là 2,3 tỷ con), giảm 988 triệu con so với cùng kỳ năm 2020. Tỉnh Đồng Tháp sản xuất được 810 triệu con cá tra giống, giảm gần 64 triệu con so với cùng kỳ năm trước.Sản lượng cá tra bột và cá tra giống của tỉnh Đồng Tháp giảm do nhiều cơ sở và hộ sản xuất cá giống phải tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cùng với đó là giá cá giống xuống thấp suốt thời gian dài.Anh Trần Văn Phương ở xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh có nhiều năm làm nghề sản xuất cá tra giống, cho biết: “Từ đầu năm 2021 đến nay, tôi sản xuất khoảng 15 triệu con cá tra giống, giảm 50% so với năm trước. Dịch bệnh, nhiều người không nuôi cá tra thương phẩm nên việc tiêu thụ cá tra giống cũng gặp khó khăn, giá xuống thấp, chỉ từ 19 đến 22 nghìn đồng/kg (loại 30 đến 35 con/kg). Vì vậy, tôi không dám sản xuất nhiều. Thêm nữa là thời tiết bất lợi, tỉ lệ cá tra giống bị hao hụt cao”.Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp dự báo, sản lượng cá tra giống thu hoạch trong quý IV năm 2021 khoảng 200 triệu con. Nếu thả nuôi cá tra thương phẩm với mật độ 700 nghìn con/ha thì chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi được hơn 286 ha (cung cấp được 75,7% nhu cầu cá tra giống toàn tỉnh); thiếu cục bộ khoảng 178 triệu con cá tra giống.Tuy nhiên, đến nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp dần ổn định và nới lỏng giãn cách xã hội, các cơ sở sản xuất cá tra bột đã bắt đầu hoạt động trở lại nhằm cung cấp cá tra bột cho những cơ sở ương dưỡng cá tra giống.Các cơ sở và hộ ương dưỡng cá tra giống cũng đã bắt đầu có kế hoạch hoạt động trở lại nên khoảng đầu năm 2022, sản lượng con giống sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nuôi cá tra thương phẩm toàn tỉnh.Đồng thời, một số doanh nghiệp có phương án tận dụng các ao trống để thả cá tra bột, ương nuôi lên cá thương phẩm nhằm hạn chế tình trạng thiếu cá tra giống.Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, nhu cầu giống cá tra hàng năm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 1,2 tỷ con.Trung bình hàng năm, diện tích ương cá tra giống của toàn tỉnh là 900 ha; sản lượng sản xuất khoảng 1,5 tỷ con giống, đáp ứng 100% nhu cầu cá tra giống trong tỉnh và còn xuất bán ra ngoài tỉnh. Đồng Tháp là tỉnh cung cấp cá tra giống và cá tra bột cho nhiều tỉnh, thành phố ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà máy Thuốc Thú Y đạt chuẩn GMP – WHO
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NANO HỢP NHẤT APA với vốn đầu tư liên doanh giữa Thái Lan và Việt Nam, chúng tôi tự hào là một doanh nghiệp dẫn đầu về công nghệ vượt trội trong ngành Thuốc Thú Y Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung. Với sự tâm huyết và nỗ lực không ngừng, chúng tôi luôn cố gắng nghiên cứu, tìm tòi và kết hợp với những giải pháp công nghệ tiên tiến của Thái Lan để cho ra đời những sản phẩm với công thức đạt chuẩn quốc tế tạo được tiếng vang và uy tín trên thị trường nội địa và thế giới.Hiểu được tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm, chúng tôi đã đầu tư xây dựng Nhà máy Thuốc Thú Y APA đạt chuẩn GMP – WHO do Cục Thú Y & Bộ Y Tế ban hành. Nhà máy APA được trang bị với hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại đạt chuẩn GLP – WHO, hệ thống kho lưu trữ hàng hóa chuẩn GSP – WHO, hệ thống trang thiết bị tiên tiến cùng với đội ngũ chuyên gia, nhân viên, quản lí Thái – Việt dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao. Ngoài ra, tất cả quá trình sản xuất đều được kiểm tra nghiêm ngặt theo hệ thống khép kín nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, chúng tôi đặt niềm tin mạnh mẽ vào sản phẩm và dịch vụ mà APA mang đến.Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh hôm nay tại khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
Giá tôm thẻ size 20c 245k +-10k25c lớn 195k +5k25c nhỏ 190k -5k30c lớn 168k +2k30c nhỏ 165k -2k40c lớn 148k +1k40c nhỏ 146k -1k50c lớn 136k +1k60c 126k +-500đ100c 100k +-300đ...BỔ SUNG VITAMIN, TẠO NĂNG LƯỢNG, NĂNG CAO SỨC KHỎE CHO ẾCH BỐ MẸ, GIAO PHỐI TỐT HƠN, ĐẺ TRỨNG NHIỀU HƠN | TRỊ BỆNH NỔ MẮT CÁ, VIÊM RUỘT, XUẤT HUYẾT Labels: Giá Cá, Giá Ếch Location: Đồng Tháp, Việt Nam
No comments:
Post a Comment
Newer Post Older Post Home@giathuysan
Popular Posts
- Cập nhật Giá Rắn Ri Cá & Rắn Ri Voi hiện nay tháng 2/2024 Thị trường Giá Rắn Ri Cá và Rắn Ri Voi thương phẩm mới nhất tháng 2/2024 Rắn Ri Voi và Rắn Ri Cá thương phẩm hiện nay 2024 giá bao nhiêu? ...
- Giá Rắn Ri Voi, Ri Cá mới nhất tháng 12/2023 Cập nhật thị trường Giá Rắn Ri Voi và Rắn Ri Cá mới nhất tháng 12/2023 Giá Rắn Ri Voi, Rắn Ri Cá thương phẩm hiện nay bao nhiêu? GIÁ RẮN RI ...
- Mơ thấy Ếch thì là điềm gì? Đánh số mấy? Ở nhiều nền văn hóa, giấc mơ thường được coi là một cách để tìm hiểu về tâm trạng, ý nghĩa, hoặc điều gì đó đang ảnh hưởng đến cuộc sống của...
- 24/11/2023 🐸 Cập nhật Giá Ếch thịt Miền Tây xu hướng tăng mạnh! Cập nhật thị trường ếch ngày 24/11/2023: Nguồn cung hạn chế kéo giá ếch cỡ lớn tại ĐBSCL tăng từ 2-5.000 đồng/kg; trong khi giá ếch cỡ nhỏ v...
- Giá Tôm Thẻ 05/09/2021 (Miền Tây) Giá Tôm Thẻ, Giá Tôm Sú - Ngày 05/09/2021 Giá Tôm Thẻ kiểm kháng sinh khu vực Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre. Giá Tôm Sú ...
KIẾM TIỀN $ MAKE MONEY by MEGA
Ads by AdpiaECOCARE NATURE & ORGANIC
Ads by AdpiaTÌM KIẾM
LỊCH MÙA VỤ THẢ GIỐNG NUÔI TÔM NƯỚC LỢ
Labels
- Giá Cá
- Giá Cua
- Giá Ếch
- Giá Hải Sản
- Giá Lươn
- Giá Nông Sản
- Giá Rắn
- Giá Tôm
HEGA GAN TẠT
GIÁ THỦY SẢN HÔM NAY
Blog Archive
- December 2024 (1)
- November 2024 (4)
- October 2024 (5)
- September 2024 (4)
- August 2024 (13)
- July 2024 (16)
- June 2024 (18)
- May 2024 (17)
- April 2024 (24)
- March 2024 (21)
- February 2024 (22)
- January 2024 (27)
- December 2023 (54)
- November 2023 (59)
- October 2023 (48)
- September 2023 (37)
- August 2023 (36)
- July 2023 (28)
- June 2023 (33)
- May 2023 (43)
- April 2023 (31)
- March 2023 (56)
- February 2023 (33)
- January 2023 (61)
- December 2022 (95)
- November 2022 (93)
- October 2022 (93)
- September 2022 (90)
- August 2022 (96)
- July 2022 (93)
- June 2022 (90)
- May 2022 (94)
- April 2022 (90)
- March 2022 (98)
- February 2022 (84)
- January 2022 (94)
- December 2021 (108)
- November 2021 (79)
- October 2021 (68)
- September 2021 (71)
- August 2021 (64)
- July 2021 (66)
- June 2021 (64)
- May 2021 (69)
- April 2021 (68)
- March 2021 (73)
- February 2021 (62)
- January 2021 (67)
- December 2020 (68)
- November 2020 (63)
- October 2020 (65)
- September 2020 (70)
- August 2020 (45)
Biến động Giá Thủy Sản khu vực ĐBSCL mới nhất 04/12/2024 #GIATHUYSAN
Cập nhật Giá Thủy Sản (Tôm, Cá, Ếch, Lươn) khu vực Miền Tây mới nhất 4-5/12/2024 Giá Cá Ếch Miền Tây biến động mạnh! Giá Cá Kèo, Cá Chẽm? ...
Total Pageviews
Loading... | Loading... |
APA AQUACARE
- Giá Heo Update Giá Heo Hơi hôm nay 30/11/2024: Thị trường xanh trở lại, cao nhất 64.000 đồng/kg (truy cập xem bảng giá chi tiết tất cả các tỉnh thành) - *Giá Heo Hơi hôm nay 30/11/2024: Tiếp đà tăng nhẹ trên cả ba miền. Thị trường dự báo tiếp tục lạc quan trong giai đoạn từ nay đến Tết Nguyên đán 2025... ...
- Việc Làm Thủy Sản TUYỂN DỤNG KỸ THUẬT VIÊN NVKD LÀM VIỆC TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN (THỦY SẢN WORK) - *[HCM] TOÀN HƯNG TUYỂN DỤNG: KỸ THUẬT VIÊN - NHÂN VIÊN KINH DOANH... NHÀ CUNG CẤP PHỤ GIA CHẾ BIẾN TÔM, CÁ TRA, MỰC VÀ BẠCH TUỘC...* [TP. HCM] CÔNG TY TN...
- Men Vi Sinh Thủy Sản Lưu ý sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm - *Ứng dụng chế phẩm sinh học là một giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu để ngành nuôi tôm nước lợ ổn định và phát triển bền vững.* Theo TS Nguyễn Tấn Sỹ, P...
- Kỹ Thuật Thủy Sản Điều trị hội chứng Phân Trắng trên Tôm Thẻ - PHÁC ĐỒ SỬ DỤNG SẢN PHẨM APA ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG (WFD/WFS) TRÊN TÔM THẺ *Ứng dụng sản phẩm APA trong điều trị hội chứng Phân Trắng (White Feces ...
- Nước Rửa Tay Diệt Khuẩn GEL RỬA TAY KARINA 29 ML - GEL RỬA TAY KHÔ KARINA QUY CÁCH 29 ML *Công ty TNHH Công nghệ Nano Hợp nhất APA* *Nhà máy:* Lô C2-4, Đường VL3, KCN Vĩnh Lộc 2, Ấp Voi Lá, Xã Long Hiệp, Bế...
- Quote WTF The true art of memory is... #quotewtf - *❝The true art of memory is the art of attention...❞ - Samuel Johnson* Today Quote True Art Memory @quotewtf ❝The true art of memory is...❞ #quotewtf #...
- Tờ Nhạc Xưa Xập Xám Chướng (Tùng Lâm) - Nhạc phẩm: *Xập Xám Chướng* Sáng tác: *Tùng Lâm* Hình ảnh: Bìa Tờ Nhạc Xưa Pre 1975 [image: Tờ Nhạc Xưa Trước 1975] Tờ Nhạc Xưa "Lời Thề Trên Đá" Trước 1...
- Review Blogs Goojodoq J184: Tai nghe Bluetooth không dây dưới 200k đáng mua nhất? - *Chào các bạn, như tiêu đề thì đây là giới thiệu trải nghiệm về con tai nghe không dây Goojodoq 184, theo cảm nhận cá nhân thì đây là con tai nghe Blueto...
- Registry Tips [SOLVED] Sửa lỗi Zalo: "Có lỗi xảy ra khi mở popup mới..." - *Thời gian gần đây Zalo có tình trạng lỗi không mở xem được hình ảnh và có thông báo như sau: "Có lỗi xảy ra khi mở popup mới. Vui lòng kiểm tra lại quyề...
Từ khóa » Giá Cá Rô đầu Nhím 2020
-
Cá Rô đầu Nhím "bơi Tìm đường Ra" - Báo Cà Mau
-
Giá Cá Rô đầu Nhím Tại Ao - Tép Bạc
-
Top #10 Giá Cá Rô Đầu Nhím Giống Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 7 ...
-
Top #10 Giá Cá Rô Đầu Nhím Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 7/2022 ...
-
Giá Cá Rô đồng Năm 2021 - Kiếm Lời Chưa Bao Giờ Là Khó
-
BÁN CÁ RÔ ĐẦU NHÍM - 15/11/2020 GIÁ 32,000₫ CÂN XÔ - YouTube
-
Cung Cấp Cá Bột Rô đầu Nhím - Trại Cá Giống Tư Hải | Facebook
-
Ao Nuôi Cá Rô đầu Nhím Của Anh Tuấn - Nông Thôn Mới Hà Tĩnh
-
Bảng Giá Thủy Sản Tuần 10/01 - 16/01/2022
-
Bảng Giá Thủy Sản Tuần 1 - 7/11/2021 – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
-
Giá Cá Rô đầu Vuông Giảm, Nhưng Người Nuôi Vẫn Có Lãi
-
BÁN CÁ LÓC GIỐNG( CÁ LÓC ĐẦU NHÍM, ĐẦU VUÔNG, CHUỐI ...
-
Áp Dụng đúng Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô đầu Nhím Thu Hiệu Quả Kinh Tế Cao