Giá Cả Là Gì? Chức Năng Của Giá Cả Thị Trường - Thẩm Định Giá

Chức năng của giá cả thị trường

Chức năng của giá cả thị trường

Giá cả hàng hóa ra đời trong quan hệ trao đổi khi tiền tệ đã phát sinh. Sự xuất hiện và phát triển của phạm trù giá cả gắn liền với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa và hoàn thiện Nhà nước. Vậy khái niệm giá cả là gì?, trên thị trường giá cả có những chắc năng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:

1. Khái niệm giá cả

Trong điều kiện nền sản xuất giản đơn, giá cả chỉ phản ánh giá trị của sản xuất hàng hoá và được các nhà kinh tế học cổ điển như A. Smith va D. Ricardo và các nhà kinh tế học của chủ nghĩa Mác- Lênin đưa ra khái niệm: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị tự nhiên tức giá trị hàng hoá.

Khi nền kinh tế sản xuất phát triển, phạm vi giá cả được mở rộng, giá cả được thừa nhận không chỉ đơn thuần giá trị hàng hố mà nó hình thành trên cơ sở tổng hoà các mối liên hệ kinh tế xã hội như: cung, cầu hàng hố; tích luỹ và tiêu dùng trong ngoài nước. Giá cả trên thị trường được xác định trên cơ sở thoả thuận về lợi ích giữa người mua và người bán, là cơ sở trao đổi hàng hố. Do đó, giá cả vừa là ngun nhân vừa là kết quả của nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội.

2. Chức năng của giá cả thị trường

Giá cả thị trường có những chức năng chủ yếu sau:

2.1 Chức năng thông tin

Những thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung – cầu, biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng hóa. Nhờ đó mà những doang nghiệp có liên quan ra được những quyết định thích hợp. Như vậy, những thông tin về giá cả giúp cho việc điều chỉnh lượng sản xuất và quy mô sản xuất, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.

2.2 Chức năng phân bố các nguồn lực kinh tế

Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự biến động của cung – cầu sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế. Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi giá cả thấp, do đó lợi nhuận thấp đến nơi có giá cả cao, do đó lợi nhuận cao, tức là các nguồn lực ứ đọng chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đổi tổng cung và tổng cầu.

2.3 Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật

Để có thể cạnh tranh được về giá, buộc những người sản xuất phải giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Do đó, thúc đẩy dự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển của lực lượng sản xuất.

2.4 Chức năng phương tiện tính toán chi phí

Giá cả là phương tiện tính toán chi phí , tính toán lợi nhuận của người bán hàng hóa, của người sản xuất, cũng như các nhà đầu tư trên thị trường. Trong nền kinh tế, một bộ phận hàng hóa được sản xuất và đi vào tiêu dùng trực tiếp như : gạo, thịt… để ăn, quần áo để mặc… song một bộ phận quan trọng của hàng hóa lại trở thành nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các hàng hóa khác như đường để làm bánh kẹo, sắt thép để chế tạo thiết bị, xây dựng các công trình… Tức là giá của các nguyên liệu, nhiên liệu, động lực,… là cơ sở để tính toán chi phí sản xuất ra các hàng hóa khác.

Trên cơ sở tính toán chi phí sản xuất dự kiến được giá bán sản phẩm và khi giá bán được thị trường chấp nhận thì sẽ biết được lợi nhuận đối với từng sản phẩm và tổng lợi nhuận trong từng thời kỳ nhất định.

Trong quản lý kinh tế vĩ mô, giá cả là phương tiện để tính toán các chỉ tiêu quan trọng như: GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế…

Ngoài 4 chức năng chủ yếu trên, giá cả còn thực hiện chức năng phân phối lại. Thông qua định mức giá cao (qua thuế) của một số hàng hóa (hàng cao cấp, hàng xa xỉ phẩm,…)mà điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao. Đồng thời, những hàng hóa thiết yếu , thông thường thì có chính sách (chủ yếu thông qua thuế) để mức giá thấp, không ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng có thu nhập thấp.

Bạn đang đọc bài viết: Giá cả là gì? Chức năng của giá cả thị trường tại chuyên mục tin Kinh doanh. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:

 thamdinhgiataisan.net@gmail.com

  097 113 8889

  www.thamdinhgiataisan.net

Từ khóa » Khái Niệm Giá Cả Thị Trường Là Gì