Giá Cả Thị Trường… Ai Quyết! - Báo Công Thương
Có thể bạn quan tâm
CôngThương - Tại Báo cáo khảo sát “Việt Nam chuyển đổi – Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2011” (CAMS 2011) do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng Thế giới (WB) và Đại sứ quán Ireland công bố mới đây, trong đó có mục giá cả hàng hóa và ai là người quyết định giá cả (thị trường hay nhà nước?) Để tiến hành khảo sát đo lường cảm nhận của người Việt Nam trong lĩnh vực này, nhóm nghiên cứu của WB và VCCI đã xây dựng câu hỏi khảo sát ý kiến của người được trả lời với ba phương án. Một là “Giá cả của những hàng hóa thiết yếu tiêu thụ bởi các hộ gia đình nên được quyết định bởi các lực lượng thị trường (như cung cầu) và không có sự can thiệp của Nhà nước”; Hai là “Nhà nước nên can thiệp vào thị trường để bình ổn giá những hàng hóa thiết yếu tiêu thụ bởi các hộ gia đình”; Ba là “những người như tôi thì giá cả được quyết định bởi thị trường hay Nhà nước đều không quan trọng”.
Kết quả thu được là tới 68% số người trả lời cuộc điều tra cho rằng nhà nước nên can thiệp vào thị trường để bình ổn giá của nhưng hàng hóa thiết yếu tiêu thụ bởi các hộ gia đình; Tỷ lệ cho rằng giá cả nên được quyết định bởi thị trường chỉ hơn 1/4 số người trả lời điều tra. Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, một trong những tác giả bản báo cáo thì đây là kết quả thật đáng ngạc nhiên và rất mâu thuẫn với kết quả khảo sát khi hỏi về quan điểm mô hình kinh tế nào ưu việt thì có tới 87% người trả lời cho rằng mô hình kinh tế thị trường ưu việt hơn bất kỳ mô hình kinh tế nào khác!
Lý giải về điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng, có thể do phần lớn hàng hóa thiết yếu tiêu thụ bởi các hộ gia đình chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh độc quyền, thống lĩnh thị trường (như điện, xăng dầu, ngoại tệ, vàng, đất đai, các nguyên liệu cơ bản, dịch vụ tài chính, hàng không, đường sắt…) nên người dân lo ngại về hệ quả xấu, nếu Nhà nước không có sự kiểm soát tốt. Việc đổ lỗi cho đầu cơ, lợi dụng của những người kinh doanh để trục lợi, đồng thời mong muốn về sự can thiệp kịp thời của cơ quan nhà nước cũng được coi là một trong những lý do khiến kỳ vọng của người dân, của doanh nghiệp vào nhà nước trong quản lý thị trường tăng lên. Ngoài ra, bà Lan cũng cho rằng, một nguyên nhân khác cũng có thể là trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao trên nhiều lĩnh vực những năm gần đây cũng đã tác động đến kỳ vọng của người dân về vai trò của Nhà nước trong can thiệp và bình ổn giá cả.
Mặt khác, theo phân tích của nhóm nghiên cứu kết quả này cho thấy, có thể do nhận thức và hiểu biết về kinh tế thị trường , sự vận hành của thị trường và tác động của nó trong giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế của tất cả các bên có liên quan còn hạn chế sự do dự trong lựa chọn giữa thị trường và nhà nước trong nỗ lực chuyển đổi thị trường và nhà nước trong nỗ lực chuyển đổi sang kinh tế thị trường nên vẫn có đâu đó với mức độ khác nhau trong mỗi người Việt Nam. Hoặc kết quả này, liệu có liên quan đến giáo dục và học vấn của người được trả lời không? Nhóm nghiên cứu đã thử phân tích lý giải: theo trình độ học vấn của người được trả lời tuy mức độ khác biệt không thực sự rõ ràng. Tỷ lệ người không tốt nghiệp đại học và người tốt nghiệp đại học ủng hộ việc Nhà nước can thiệp vào giá cả xấp xỉ ngang bằng nhau (là 70%), dù tỷ lệ ủng hộ vai trò của thị trường có khác biệt chút ít với tỷ lệ lần lượt là 24% và 28%. Nhóm người có trình độ trên đại học có tỷ lệ ủng hộ Nhà nước can thiệp vào việc định giá là 66% và ủng hộ vai trò của thị trường là 31%. Một nguyên do khác mà đa số người được trả lời ủng hộ giá cả của các hàng hóa thiết yếu mà các hộ gia đình tiêu thụ được điều chỉnh phần lớn bởi các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, một điểm đáng lo ngại là đánh giá mức độ gia tăng số lượng các quy định của Nhà nước trong 5 năm qua (từ 2006 đến 2011) để bình ổn giá các hàng hóa thiết yếu mà các gia đình tiêu thụ thì 59% người trả lời cho rằng tăng và chỉ 9% cho rằng giảm. Hầu hết các nhóm nghề nghiệp đều cho rằng số lượng các quy định của Nhà nước can thiệp để bình ổn gía đã tăng lên trong 5 nămvừa qua.
Trong những năm gần đây, chính quyền một số địa phương đã khởi xướng và thực hiện “chương trình bình ổn giá” nhằm ổn định giá cả của một số hàng hóa thiết yếu. cách thức thực hiện thường là Nhà nước chi tiền hỗ trợ một số doanh nghiệp được lựa chọn (như cung cấp vốn vay không lãi suất hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp) để bán các loại hàng hóa thiết yếu ở mức giá thấp hơn giá thị trường. Có nhiều đánh giá khác nhau về chương trình này. Các cơ quan quản lý nhà nước thường đánh giá rằng việc triển khai chương trình này có tác dụng nhất định trong kiềm chế lạm phát, hạn chế tăng giá các mặt hàng cần quản lý. Còn tỷ lệ người trả lời (có học vấn từ tốt nghiệp phổ thông trung học trở xuống chiếm 58%) cho rằng chương trình bình ổn giá có hiệu quả…!
Với kết quả khảo sát trên, nhóm điều tra nghiên cứu nhận thấy cảm nhận của người dân ở mục này là bức tranh nửa sáng nửa tối của hệ thống kinh tế Việt Nam trong đó vai trò của Nhà nước và thị trường trong các hoạt động kinh doanh và trong việc quyết định giá cả không rạch ròi. Chính do thực tế Nhà nước còn trực tiếp can thiệp vào rất nhiều hoạt động kinh doanh, quyết định giá cả của nhiều mặt hàng lớn, nên người dân nhìn nhận không rõ vai trò của thị trường, và tin vào sức mạnh của Nhà nước khi can thiệp vào giá cả có thể bảo vệ cho mình khỏi những bất lợi do biến động thị trường. Mặt khác với hệ thống thông tin kém minh bạch hiện nay, phần lớn người dân cũng không có nhiều thông tin để biết được nguyên nhân cốt lõi của những biến động thị trường gây bất lợi cho là từ đâu.
Từ khóa » Giá Cả Thị Trường Là Gì Kinh Tế Chính Trị
-
Cơ Chế Vận động Giá Cả Của Thị Trường ? Phân Tích Sự Hình Thành Và ...
-
[PDF] CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN (Ban
-
[PDF] Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác
-
[PDF] CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIÁ CẢ - Học Viện Tài Chính
-
Giá Cả – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kinh Tế Thị Trường – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thị Trường Là Gì? Phân Loại Và Vai Trò Của Thị Trường
-
Khái Niệm "thị Trường" Hiểu Thế Nào Cho đúng? - Kinh Tế Chính Trị
-
Chương 2 Môn Kinh Tế Chính Trị Mác-lênin - StuDocu
-
Cung Cầu Là Gì? Phân Tích Cung Cầu Và Giá Cả Thị Trường Của Một Mặt ...
-
Thị Trường Là Gì? Phân Loại Và Các đặc điểm Các Loại Thị Trường?
-
[DOC] MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
-
Bộ Môn Lý Luận Chính Trị - ĐẠI HỌC HOA LƯ || HLUV
-
Đặc Trưng Của Tính Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Nền Kinh Tế Thị Trường