Giá Cá Tra Thương Phẩm ở Mức Cao, Lo Nhiều Hơn Mừng
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân tăng giá
Tại ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu luôn ở mức cao trong nhiều tháng qua. Cụ thể, trung tuần tháng 4/2022, DN thu mua cá chế biến xuất khẩu từ 31.000-33.000 đồng/kg (tùy phương thức thanh toán). Với mức giá này, chỉ còn 3.000 đồng nữa là giá cá tra sẽ lập lại đỉnh lần thứ hai (trong vòng 20 năm qua), bởi trước đó, vào tháng 10/2018, giá cá tra là 36.000 đồng/kg.
Năm 2018, giá thành nuôi 1kg cá tra của DN, nông dân ở mức 23.000-25.000 đồng. Thời điểm này, ngoài thức ăn, các loại hàng hóa dịch vụ khác cũng tăng nhưng không đáng kể. Thức ăn loại 26 độ đạm chỉ quanh mức 9.000-10.000 đồng/kg. Còn nay, giá cá thương phẩm 32.000 đồng/kg, trong khi giá thành nuôi đã lên đến 28.000-29.000 đồng/kg, cá biệt có hầm nuôi giá thành lên đến 30.000 đồng/kg. Nguyên nhân của vấn đề này là do giá thức ăn, con giống, các loại hàng hóa, dịch vụ cho nhu cầu nuôi tăng mạnh.
Cụ thể, trong hơn 1 năm qua, các nhãn hàng thức ăn thủy sản cho cá tra đã tăng 12 lần so với trước đây. Giá cá giống loại 30 con/kg tăng từ 23.000 đồng/kg lên 43.000 đồng/kg. Con giống giá cao, lại mắc phải căn bệnh rất phổ biến là gan thận mủ hoặc cụt đuôi, từ đó làm cho tỷ lệ hao hụt tăng cao. Cá biệt, một số hầm ở huyện Châu Thành, Châu Phú, tỷ lệ cá hao hụt trên 50%.
Nguyên nhân giá cá tra thương phẩm tăng cao là do nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu thiếu (nguồn cung không đủ đáp ứng). Sau năm 2021, thế giới từng bước kiểm soát được dịch bệnh, từ Liên minh Châu Âu (EU) đến thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia Châu Á đều tăng tốc nhập khẩu. Cùng với đó, các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, trong đó có Liên minh Châu Âu (EU) đã có hiệu lực, nên mức thuế của con cá tra vào các thị trường này giảm. Đây là một trong nhiều yếu tố giúp sản lượng xuất khẩu cá tra tăng mạnh, tạo ra nhu cầu lớn.
Giá cá thương phẩm tăng cao thời gian gần đây
Năm 2021-2022, dịch bệnh COVID-19 xảy ra, việc xuất khẩu cá tra bị hạn chế, cá nuôi của DN lẫn nông dân đến kỳ thu hoạch nhưng rất khó bán, từ đó tạo ra dư thừa, người nuôi lỗ nặng. Từ chỗ thua lỗ và việc không đón trước được khi nào dịch bệnh sẽ được kiểm soát, nông dân nuôi cá giống lẫn cá thịt không dám thả cá vào nuôi. Vì vậy, khi thị trường xuất khẩu mở ra, cá thương phẩm phục vụ chế biến xuất khẩu bị thiếu, trong đó cá giống cũng bị thiếu trầm trọng, tạo ra sự thiếu hụt mang tính cục bộ.
Giải pháp lâu dài
Giá cá tra đang ở mức cao, rủi ro nhiều hơn lợi thế phát triển. Bởi khi giá cá thương phẩm tăng cao, các loại hàng hóa dịch vụ khác tăng mạnh, nên giá cá thương phẩm tăng mạnh không còn ý nghĩa. “Thực tế 20 năm qua cho thấy, mỗi lần giá tra thương phẩm tăng cao, chúng tôi lo hơn là vui mừng. Bởi sau hiệu ứng này, nhiều người nhảy vào nuôi cá để kiếm lời, dẫn đến “cung vượt cầu”. Giá cá thương phẩm tăng cao, thị trường con giống cũng rối loạn. Giá con giống có lúc tăng trên 40.000 đồng/kg nhưng không mua được. Về phía DN, chúng tôi mong muốn, giá cá nguyên liệu luôn ổn định để việc xuất khẩu thuận lợi hơn…” - Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Việt Doãn Tới chia sẻ.
Năm 2022, khi dịch bệnh được kiểm soát, các DN xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã ký được nhiều hợp đồng với nước ngoài. Chỉ tính riêng Tập đoàn Nam Việt, trong quý I/2022, bình quân mỗi tháng xuất gần 200 container, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là tín hiệu vui của thị trường xuất khẩu cá tra sau dịch bệnh. Song, tình trạng giá cá nguyên liệu tăng cao cũng là một hạn chế trong đẩy mạnh xuất khẩu từ nay đến cuối năm.
Để khắc phục tình trạng này, nhà nước cần có một cơ chế, chính sách mang tính đồng bộ, quản lý các khâu trong quá trình sản xuất, từ con giống đến nuôi thương phẩm, xuất khẩu, kể cả các dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Cần có một cơ chế quản lý sao cho giá tăng, giảm một cách hợp lý để người nuôi hạn chế được rủi ro.
Trong hơn 10 năm qua, giá cá thương phẩm trên thị trường có lúc tăng, giảm, nhưng thuốc thú y thủy sản, thức ăn cho cá đều tăng chứ không giảm. Đây là một hạn chế, dẫn đến ngành cá tra phát triển thiếu bền vững. Một vấn đề khác, ngoài quản lý được giá thức ăn, thuốc thú y thủy sản, con giống thì cần quản lý đầu ra của xuất khẩu, nghĩa là quản lý cho được chất lượng sản phẩm để nâng cao uy tín thương hiệu cá tra Việt Nam, có vậy thì ngành hàng cá tra mới phát triển bền vững…
“Giá cá thương phẩm ở mức cao, kéo theo giá thức ăn, thuốc thú y thủy sản cũng tăng, từ đó giá thành nuôi tăng cao, rủi ro cho người nuôi là rất lớn. Rủi ro ở chỗ, một chu kỳ nuôi cá lên đến 6 tháng, vậy giá cá liệu giữ ở mức cao được 6 tháng hay không, trong khi giá thành nuôi vụ này là 28.000 đồng/kg. Lúc thu hoạch, nếu giá rớt dưới 28.000đ, người nuôi cầm chắc thua lỗ. Chính từ yếu tố rủi ro như vậy, người biết tính toán đành bỏ hầm, không nuôi…” - ông Trần Văn Lẹ (thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú) chia sẻ. |
MINH HIỂN
Từ khóa » Thức ăn Nuôi Cá Tra Nhãn Hiệu Up
-
THỨC ĂN NUÔI CÁ TRA NHÃN HIỆU UP - Hội Nghề Cá Việt Nam
-
Thức Ăn Thủy Sản - UNI – PRESIDENT VIỆT NAM
-
Thức ăn Cá Lóc UP: Mang Thành Công đến Cho Người Nuôi
-
Cám UP Cám Cá Chẽm 44 đạm Cho Lươn đồng Nhân Tạo Và ... - Shopee
-
Thức ăn UP Cho Lươn Thương Phẩm 0.5mm 5kg
-
Top 9 Thuc An Up
-
Top 10 Thức ăn Up
-
Bảng Giá Thức An UP - Thả Rông
-
Thức ăn Cá Lóc Up: Mang Thành Công đến Cho Người Nuôi
-
Thức Ăn Thủy Sản - Thăng Long
-
[DOC] TT 67-2009-c - Bộ Công Thương