Giá CIF Là Gì? Trách Nhiệm Của Người Mua Và Bán Trong CIF
Có thể bạn quan tâm
Giá CIF là gì? Trách nhiệm của người mua và bán trong CIF
- Trang chủ
- Kiến thức XNK
Ngoài giá FOB thì giá CIF cũng được nhắc đến nhiều khi vận chuyển hàng hóa. Vậy CIF hay giá CIF là gì? Cách tính giá CIF như thế nào? Hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
CIF là gì? Giá CIF là gì?
-
CIF được viết tắt của Cost , Insurance ,Freight ( chi phí, bảo hiểm, cước tàu), là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng hay cảng đến, khi tàu cập bên, người bán hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua. Điểm chuyển giao rủi ro là nơi mà hàng hóa được bốc xuống ở cảng dỡ hàng.
-
Điều kiện Cif sẽ có nhiều điểm trái ngược so với điều kiện fob, vì thế hai điều kiện này thường được so sánh với nhau. Nếu chọn xuất khẩu theo điều kiện cif, người bán là người chịu trách nhiệm thuê tàu, mua bảo hiểm. Chi phí có thể tính cho người mua trong số tiền mà người mua thanh toán.
-
Với điều kiện CIF, người bán có trách nhiệm: Thuê tàu,, đặt booking đóng các khoản phí: phí tàu biển, phí bảo hiểm và các loại local charges như THC, Seal. Bill fee hoặc telex Release nếu có. Trucking và làm các thủ tục hải quan, thanh lý hải quan để thông quan cho lô hàng và thanh toán các chi phí để đưa hàng hóa đến đích.
-
Người mua có trách nhiệm: Nhận hàng tại cảng đến, lấy vận đơn và các chứng từ liên quan đến tiền hàng; chịu mọi rủi ro tổn thất và rủi ro hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa qua lan can tàu; chịu chi phí dỡ hàng, làm hàng, cầu tàu trừ trường hợp người bán chịu theo hợp đồng quy định; lấy giấy cho phép nhập khẩu và các giấy tờ liên quan khác.
-
Người bán và người mua chuyển giao rủi ro và trách nhiệm tại một thời điểm.
-
Trong hợp đồng, CIF được viết gắn với tên cảng dỡ hàng.
-
Ví dụ CIF Hải Phòng Port tức là cảng HP là nơi dỡ hàng.
Chuyển giao rủi ro trong CIF
Chuyển giao rủi ro là điều tạo nên sự khác biệt giữa các điều khoản được quy định trong Incoterms. Theo đó, nội dung của điều khoản CIF quy định rằng, rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng. Người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau khi hoàn tất sẽ tiến hành gửi bảo hiểm cho người mua cùng các chứng từ liên quan. Như vậy, bên được bảo hiểm chính là bên mua. Khi có tổn thất ngoài ý muốn trên đường vận chuyển lô hàng, người mua sẽ là bên đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường.
Với quy định của CIF, bên bán sẽ có trách nhiệm trả phí vận chuyển lô hàng nhưng sẽ không cần chịu rủi ro cho lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển trên biển.
Cách tính giá CIF
Cách tính giá CIF(Giá nhập)
- Công thức tính giá CIF
Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển
- Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:
- CIF = (C+F) / (1-R)
- I = CIF x R
Trong đó
- I: phí bảo hiểm
- C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB )
- R: tỷ lệ phí bảo hiểm(do công ty bảo hiểm quy định)
- F: giá cước vận chuyển
- Lưu ý: Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.
Ví dụ:
Công ty A nhập khẩu mỹ phẩm là nước hoa với số lượng 1.000 lọ của một doanh nghiệp nước ngoài B có giá FOB là 2.000USD/ lọ. Lô hàng này phải chịu chi phí vận chuyển là 20USD/ lọ. Lô hàng này được vận chuyển bằng đường bộ. Lô hàng này được thực hiện theo loại bảo hiểm điều kiện A. Lô hàng tham gia bảo hiểm 110% giá CIF. Lô hàng này được vận chuyển về cảng Hải Phòng. Tính tổng tổng phí bảo hiểm công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên là bao nhiêu?
Lời giải:
Số tiền bảo hiểm:
- Tổng giá FOB (giá xuất) của lô hàng: FOB = 1.000 chiếc x 2.000 USD = 2.000.000 USD
- Tổng cước vận tải mà công ty A phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài B là: 1.000 chiếc x 20 USD = 20.000 USD
- Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A đối với lô hàng này là: 0.18 % = R
Giá CIF ( giá nhập ) của lô hàng được xác định
- Tổng giá CIF mà lô hàng phải chịu là:
CIF = ( C + F ) / ( 1 – R ) = ( 2.000.000 +20.000 ) / ( 1 – 0.18 ) = 2.463.415 USD
- Số tiền bảo hiểm(STBH) là = 110 % x 2.463.415 = 2.709.756,5 USD
Tính phí bảo hiểm: giả sử tỷ lệ phí bảo hiểm tại cảng Hải Phòng là 0.37 %
- Phí hàng hóa ( nước hoa): STBH x R = 2.709.756,5 x 0,37 % = 10.026,1 USD
- Phí vận chuyển bằng đường bộ là 0.06 %
- Phí bảo hiểm = STBH x 0.06 % = 2709756,5 x 0.06 % = 1.625,8539 USD
Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF
Trong điều kiện CIF thì người mua và người bạn sẽ có những trách nhiệm riêng. Những trách nhiệm của người mua và người bán cụ thể như sau:
Cung cấp hàng hoá
- Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng và cung cấp những chứng từ quan trọng như vận đơn đường biển, hóa đơn thương mại,...
- Người mua có trách nhiệm phải thanh toán tiền mua hàng đúng như quy định đã được thống nhất trong hợp đồng ngoại thương 2 bên mua và bán đã ký kết..
Giấy phép và thủ tục
- Người bán sẽ có trách nhiệm cung cấp giấy phép xuất khẩu cùng với các giấy tờ ủy quyền từ địa phương một cách đầy đủ và hợp lệ cho lô hàng xuất khẩu.
- Cùng lúc đó, người mua sẽ có trách nhiệm phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng và xin giấy phép nhập khẩu cho lô hàng đó.
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm
- Bên bán sẽ có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng và chi trả phí vận chuyển lô hàng đó đến cảng đích được chỉ định.
- Trong khi đó, bên mua không không cần phải ký kết các hợp đồng vận chuyển chính và hoặc các hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng đó.
Giao hàng và nhận hàng
- Người bán có trách nhiệm phải giao hàng tại cảng đã được chỉ định từ đầu. Đây có thể coi là trong những điều cơ bản của điều khoản CIF.
- Bên mua sẽ có trách nhiệm nhận hàng từ bên bán tại cảng được chỉ định.
Chuyển giao rủi ro
- Rủi ro sẽ được chuyển giao từ bên bán sang bên mua sau khi lô hàng được đưa qua lan can tàu.
- Ngay sau đó, người mua sẽ phải tiếp nhận rủi ro về hàng hóa sau khi hàng đã được giao xuống boong tàu.
Cước phí
- Đối với cước phí, bên bán sẽ là bên chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ phí để đưa hàng lên tàu, chuyển hàng đến cảng dỡ, khai báo hải quan, làm bảo hiểm và đóng thuế xuất khẩu..
- Trong khi đó, bên mua sẽ có trách nhiệm thanh toán các khoản phí phát sinh sau khi lô hàng được giao lên tàu. Bên cạnh đó, bên mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu và làm thủ tục hải quan đối với lô hàng nhập khẩu đó.
Bằng chứng giao hàng
- Bên bán sẽ có trách nhiệm phải giao các chứng từ gốc ngay sau khi lô hàng được giao lên tàu.
- Trong khi đó bên mua sẽ chấp nhận các chứng từ được chuyển giao bởi bên mua dưới hình thức phù hợp nhất.
Kiểm tra hàng
- Người bán sẽ phải thanh toán những chi phí cho việc kiểm tra hàng hóa, quản lý chất lượng hàng hóa, đóng gói…
- Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán các chi phí về công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu,...
Trên đây là những thông tin mà SIMBA GROUP muốn gửi đến bạn để trả lời cho câu hỏi giá CIF là gì. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Xem thêm: FOB VỚI CIF : LỰA CHỌN NÀO DÀNH CHO DOANH NGHIỆP?
Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hàng chất lượng để nhập khẩu chính ngạch về kinh doanh hoặc bạn đang gặp khó khăn trong việc xử lý các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí!
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 086.690.8678
- Email: media.simbalogistics@gmail.com
Bài viết liên quan
Thủ tục nhập khẩu dụng cụ chơi PICKLEBALL từ Trung Quốc về Việt Nam
Chi tiết các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa
Thanh toán quốc tế là gì? Những phương thức thanh toán quốc tế phổ biến
CO CQ là gì? Ý nghĩa của CO CQ trong nhập khẩu hàng hóa
FCL và LCL là gì? Điểm khác biệt của hàng FCL so với hàng LCL?
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Gửi bình luậnDanh mục
- Tin tức tổng hợp
- Dịch vụ logistics
- SIMBA Thông Báo
- Tuyển dụng
Thông tin liên quan
Thủ tục nhập khẩu dụng cụ chơi PICKLEBALL từ Trung Quốc về Việt Nam
Chi tiết các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa
Thanh toán quốc tế là gì? Những phương thức thanh toán quốc tế phổ biến
CO CQ là gì? Ý nghĩa của CO CQ trong nhập khẩu hàng hóa
FCL và LCL là gì? Điểm khác biệt của hàng FCL so với hàng LCL?
Quy định về phân luồng hải quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Hướng dẫn cách tính số lượng hàng đóng vào container
Giấy phép nhập khẩu là gì? Quy trình xin cấp giấy phép nhập khẩu
Xin chào Chào mừng quý khách đến với SIMBA GROUP Tất cả danh mục- Trang chủ
- Giới thiệu
- Dịch vụ nhập khẩu
- Dịch vụ Logistics
- Vận chuyển Trung - Việt đa phương thức
- Gom hàng lẻ và vận chuyển nguyên Cont
- Vận tải nội địa
- Khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi & bảo quản hàng hóa tại Trung Quốc
- Dịch vụ xúc tiến thương mại
- Ủy thác nhập khẩu 2 chiều
- Tư vấn - Tìm nguồn hàng giá tốt - Đàm phán
- Xúc tiến thương mại trọn gói
- Dịch vụ phiên dịch và thẩm định nhà xưởng
- Dịch vụ Logistics
- Kinh nghiệm
- Nội thất
- Thiết bị chiếu sáng
- Đồ gia dụng
- Đồ chơi trẻ em
- Máy móc & vật tư nông nghiệp
- Máy móc & vật tư công nghiệp
- Xuất khẩu
- Kiến thức xuất nhập khẩu
- Tin tức
- Tin tức tổng hợp
- Dịch vụ logistics
- SIMBA Thông Báo
- Tuyển dụng
- Báo giá
Từ khóa » điều Kiện Cif Ai Mua Bảo Hiểm
-
Điều Kiện CIF Là Gì? Tìm Hiểu Những Quy định Trong ...
-
Quyền Bảo Hiểm Theo điều Kiện CIF - Incoterm - VILAS
-
ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG CIF ( COST, INSURANCE AND FREIGHT ...
-
Điều Kiện Giao Hàng CIF - Web Bảo Hiểm
-
Điều Kiện Bảo Hiểm Và Chuyên Chở Trong Hợp đồng Mua Bán Hàng ...
-
Điều Kiện Giao Hàng CIF Trong Hợp Đồng Thương Mại
-
Điều Kiện CIF Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? - Vinalogs
-
Điều Kiện Giao Hàng CIF (Cost, Insurance And Freight) - HP Toàn Cầu
-
Điều Kiện Cost, Insurance And Freight CIF
-
CIF Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết Theo Incoterms 2020 - PHAATA
-
Điều Kiện Giao Hàng CIF - Văn Phòng Công Chứng Trần Hằng
-
CIF Là Gì? - Tất Tần Tật Về C.I.F Trong Xuất Nhập Khẩu
-
CIF Là Gì Trong Ngoại Thương? - VinaLogs - Vận Tải Container
-
CIF Incoterm 2020 Là Gì? Trách Nhiệm Của Bên Bán Và Mua Theo ...