Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre? Hiện nay, tôi đang làm 1 công trình (cống trên đường )có gia cố nền bằng phương pháp đóng cọc tre (mật độ 25 cọc/m2). Xin hỏi các bác, đã ai làm hoặc nghiên cứu về món này, có thể hướng dẫn cho tôi một chút một số vấn đề: 1. Việc đóng cọc tre tất nhiên là làm cải thiện điều kiện làm việc của đất nền , nhưng cụ thể là nó cải thiện thế nào? có phương pháp tính nào không? 2. Tại sao ng ta lại đề ra mật độ cọc tre là 25cọc/m2? theo kinh nghiệm của mây anh xây dựng nhà hay là có thí nghiệm? P/S: Phương pháp này chắc là mấy anh trong Nam hay dùng, nhưng thay cọc tre bằng cọc cừ tràm. Chính vì mới xảy ra vụ Văn Thánh nên rất mong mọi ng có kinh nghiệm gì thì chỉ bào giùm Thanks Có 29 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: |
| Em cũng không biết nhiều lắm về vấn đề này ! Nhưng theo tôi ! - Cọc tre chỉ gia cố đất nền trong giai đoạn thi công khi ta đang chất tải để chờ công trình có độ cứng! Sau một thời gian thì mục mất. Do vậy nó không được đưa vào các phương pháp gia cố đất nền ! -> Không có lý thuyết tính toán nó (Hay tôi không tìm thấy thì không biết) - Không đóng cọc khi đất nền là đất cát -> Các bác đóng thử xem không được đâu ! Đó là ý kiến của riêng tôi ! Các bác cho ít kinh nghiệm đi ! | ClintomEa | |
| Đóng cọc tre là một phương pháp gia cố nền đất yếu hay dùng trong dân gian thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn ( móng nhà dân, móng dưới cống...). Miền Nam thường dùng cọc tràm do nguyên liệu sẵn có. Đóng cọc tre là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền Chỉ được đóng cọc tre trong đất ngập nước để tre không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không nước sau đó tre bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi. Không đóng cọc tre trong đất cát vì đất cát không giữ được nước, thường chỉ đóng cọc tre trong nền đất sét có nược Thông thường người ta đóng 16-25 cọc/m2 vì dễ chia ( khoảng cách cọc 20-25 cm ). Dày hơn nữa chắc không thể đóng được . Hiện tại chưa thấy lý thuyết tính toán cụ thể nhưng ta có thể làm như sau: trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tre đất nền đạt được độ chặt nào đó ( thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc) . Sau khi đóng cọc xong làm thí ngiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với SCT giả thiết thì không cần sửa thiết kế ( thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm). | profil7 | |
| em có ý thêm bản thân đất cát đã là chặt rồi nên không cần phải đóng cọc tre nữa, (nếu đóng cũng không đóng được) - cọc tre thường phi 80 nên đóng khoảng 25 cọc thì nền đất đã đã có 1 cường độ đủ tin cậy để tính móng - còn nếu phải đóng >25 cọc thì khi này nền cọc gia cố đất chứ không phải nền đất gia cố cọc (trong trường hợp này phải dùng giải pháp móng khác) luôn nhớ cọc phải luôn ngập trong nước> | thanhthanh | |
| chán quá!> Chờ mãi mà chẳng thấy được ý kiến nào dùng được. > Mấy bác nghiên cứu về địa chất công trình đâu hết rồi? Các bác cứ nói cảm tính thế này thì có bữa ngồi nhà đá hết | traiyo1 | |
| Sao bác không tìm cái người thiết kế mà hỏi?? | Stephenon | |
| Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu. | Luckyman | |
| người thiết kế ah? Tôi đó. Nhưng xin thưa là việc này được làm theo ý kiến của CDT, tôi đang không đồng ý vì không có số liệu thuyết phục, mặc dù phương án này rẻ hơn (Vụ Văn Thánh còn rành rành ra đó ) | cameralenguyen | |
| Chịu khó tìm trong diễn đàn này có dự thảo tiêu chuẩn thiết kế móng cừ tràm. Đã làm thiết kế thì phải cân nhắc và bảo vệ phương án của tôi sao lại sợ bóng sợ gió thế. | opera | |
| Thông thường cừ tràm hoặc cọc tre đặc được dùng để gia có nền đất yếu như các thành viên đã nêu trên. Mực nước ngầm luôn ổn định để cừ không bị muc. thiết kế cừ thường có 2 quan điểm. 1. Cừ chịu mũi 2. Cừ dùng để gia cố. - Cừ chịu mũi thường có đường lớn khoảng cách các cừ a (Poz+ Pđz) thì đất nền đr khả năng chịu tải. Như các thành vên đã nêu. Móng đặt trên nền cừ nên thiết kế chịu tải trọng không lớn. | nguoixau | |
| To Thanhtb Cau hoi cua anh co 2 van de khien anh tôi khong the dua ra cau tra loi chinh xac duoc , ma chi dua ra cau tra loi cam tinh thoi. 1. Khang dinh. Coc tre khong dung lam bien pháp gia cố móng trên nền đất yếu được. đặc biệt là móng của công trình đường sắt nhà anh. Vì cọc tre không có tác dụng nâng cao khả năng chịu tải của đất một cách đặc biệt. 2. Biện pháp này chỉ có mấy ông nông dân VN làm nên chưa có bản tính. Chúng ta toàn bắt chiếc nước ngoài thôi mà bọn nước ngoài nó lại không sử dụng biện pháp trẻ con thế này cho công trình cầu nên không có sách. TB:. Anh thiết kế mà không có quan điểm, để chủ đầu tư áp đặt quan điểm thế thì khi thiết kế chưa làm đã sợ vào tù rồi thì nên bỏ nghề tư vấn đi. Còn làm tiếp sớm muộn gì cũng vào tù thôi. Bye | trannguyen1602 | |
| Có lần tôi đã nhìn thấy ở công ty một tài liệu về tính toán cọc tre. Giờ không nhớ nữa, nhưng đó là một báo cáo khoa học hẳn hoi, trong đó có rất nhiều kết quả thí nghiệm ở nhiều nơi, và kiến nghị công thức tính toán. Con số 25 cọc/m2 cũng là do thí nghiệm với các loại đất khác nhau và họ kiến nghị như thế. Phương án cọc tre có tác dụng cải thiện đất yếu rất tốt (tôi nhớ theo tài liệu này thì có thể tới 3 lần), với đất tốt thì chắc không mấy tác dụng. Chắc các cao thủ thiết kế lâu năm phải biết rõ về vụ này. Xin được chỉ bảo thêm nhiều. | hiepsitayto | |
| Em thường tính là 0.2 - 0.3T/cây (Pđn) trong khi SCT theo VL (Pvl) cở 0.7 - 0.8T. Từ đó tính ra số lượng cừ tràm. | PrikoliSsSSdda | |
| Tôi có đọc một tài liệu tiếng việt của các tác giả Việt - Pháp về vấn đề này: Biện pháp gia cố nền đất yếu bằng cọc tre, cừ tràm (nếu chất lượng thi công tốt, cọc ngập trong nước), cọc BT... đều nằm trong nhóm biện pháp không sử dụng đất yếu. Nôm na, biện pháp gia cố này tương đương như việc ta đào bỏ lớp đất yếu đến độ sâu hạ cọc. Vậy nên nếu nền đất yếu có chiều dày lớn, chiều sâu đóng cọc của ta nhỏ thì đây là một biện pháp xử lý nền chưa được triệt để. Mời các anh tiếp tục cho ý kiến. | AlbertgeK | |
| Em có tài liệu này về cọc tre dùng để gia cố nền đất, các Bác xem thế nào nhé! http://www.mediafire.com/?ymyuutd2yuz | profilmuoibay17 | |
| bác cho toàn tiếng tàu bố thằng nào dọc dc | Rolandpr | |
| mọi người có tài liệu gia cố nền đất yếu bằng hộ đạo phản áp ko?cho e xin với.thank mọi người | Rolandpr | |
| Theo kết quả nghiên cứu thí nghiệm cọc tre của Viện Nghiên Cứu Khoa Học Thủy Lợi đối với nền địa chất tương tự. Các giả thiết tính toán: + Tải trọng công trình mà cọc truyền xuống nền (ở mặt phẳng mũi cọc) được xem như phân bố đều. + Khả năng chịu tải của nền tăng theo độ sâu đặt móng công trình. + Chọn loại cọc tre dài 2,80m (d6 - d8 cm) để tính toán. T=1/K(nNQ) > = R + K – Hệ số an toàn; K =1,2. + n – Hệ số điều kiện làm việc hay hệ số nhám. + Đối với đất sét pha n = 1,1-1,15; chọn n =1,1. + N – Số cọc trên một mét vuông. + Q – khả năng chịu tải của cọc đơn lấy theo kết quả thí nghiệm ở độ lún 5 mm. Đối với đất sét pha ở trạng thái dẻo và chảy Q = 2L (kN)=5,6 kN. + L – Chiều dài cọc tre tính bằng mét; L = 2,8m. + T – Khả năng chịu tải của đất nền đã xử lý bằng cọc tre (KN/m2). + R – Tải trọng công trình công trình phân bố trên 1 đơn vị diện tích. Từ đó tính ra N=???? | profilmuoibay17 | |
| Tks Bác. Cái này là gia cường nền đất bằng cọc tre theo phương ngang (dạng như Bê tông lưới cốt tre ạ) Lần đầu tôi nhìn thấy cái này, chưa thấy ở VN tôi ai làm cả. | deptrainhatnha | |
| Tks Bác. Cái này là gia cường nền đất bằng cọc tre theo phương ngang (dạng như Bê tông lưới cốt tre ạ) Lần đầu tôi nhìn thấy cái này, chưa thấy ở VN tôi ai làm cả. | trannguyen1602 | |
| coc tre trong nen dat yeu thi tot chu8 sao nhung thuong thuong nguoi ta dung tre duc tot hon | DanielEi | |
| Cho tôi cảm ơn mọi người về những bài viết trên. mong co nhiều đóng góp hơn nữa.! | Haroldser | |
| [QUOTE=ThangCoi;24907]Em cũng không biết nhiều lắm về vấn đề này ! Nhưng theo tôi ! - Cọc tre chỉ gia cố đất nền trong giai đoạn thi công khi ta đang chất tải để chờ công trình có độ cứng! Sau một thời gian thì mục mất. Do vậy nó không được đưa vào các phương pháp gia cố đất nền ! -> Không có lý thuyết tính toán nó (Hay tôi không tìm thấy thì không biết) - Không đóng cọc khi đất nền là đất cát -> Các bác đóng thử xem không được đâu ! Đó là ý kiến của riêng tôi ! Các bác cho ít kinh nghiệm đi ![/Q cọc tre dùng khi nền đât yếu với mực nươc ngầm cao thi se không bị mục dk là cọc tre ngậm hoàn toàn trong mưc nước ngầm | EduardoMn | |
| Các bác làm ơn cho hỏi: tôi đang tính phương án móng cừ tràm, nhưng hỏi mấy anh đi trước ở công ty thì được tư vấn là lấy lực dọc chia cho 4T/m2 là ra diện tích, chẳng biết đó là diện tích cái gì, và cho là đóng 25 cây/ m2 đi thì sau đó lấy số liệu nào để tính đài móng!!!!!!!Làm ơn giúp giùm! xin cám ơn nhiều | MichaelKl | |
| Cách làm này là cho rằng nếu đóng 25 cây/1 m2 thì sẽ gia cường nền đất có Rtc đạt đến 4 T/m2. Từ đó, lấy lực dọc chia cho cái 4 T/m2 đó thì ra diện tích bàn tọa của móng. Còn cần số liệu nào nữa để tính móng ??? | Danielpr | |
| thầy ngọc ơi thầy cho e hỏi là theo cách tính đó thì tôi ko cần quan tâm đến địa chất hả.hôm pữa làm đồ án thì thầy hướng dẫn nói là tính móng cọc cừ tràm thì tính như cọc btct thui nhưng ko tính cái pvl. e thấy mấy ông anh làm nhà dân nhỏ< 3 tầng là cứ đóng theo kinh nghiệm ko vậy là mấy a xài cái công thức này hả thầy! | ngoduong89 | |
| Nếu không quan tâm đến địa chất thì nhỡ bên dưới là đá thì đóng cừ tràm làm sao được. Cách tính này là chỉ để áp dụng cho dân gian. Không thể coi cọc cừ tràm như cọc bê tông được mà nó là loại cọc gia cố nền thôi. | ngoduong89 | |
| Cái này "chỉ được xem là đúng" khi chỉ có lực dọc đúng tâm bác nhỉ? | levantrai | |
| không cái này chỉ đúng khi dưới mũi cọc tre là đất chịu lực. Còn 4T/m2 thì khó mà đạt được. Đặc biêt khi lớp dưới vẫn còn tầng đất yếu. | Haroldser | |
| Mọi người ơi cho tôi hỏi 1 câu ạ. Khi tôi gia cố nền bằng cọc tre, mà tôi định dùng móng bè cho công trình đó. do mới ra trường chưa có kinh nghiệm tôi định cho vào safe để tính móng bè. Nhưng hệ số nền thay đổi như thế nào ạ. Tôi mới ra trường chưa có kinh nghiệm mong các anh giúp đỡ ạ!!!!!!!!!! | noithatap | |