Giá Cước Viễn Thông Là Gì ? Quy định Về Giá Cước Viễn Thông Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
Khi sử dụng dịch vụ viễn thông người sử dụng và doanh nghiệp phải trả cước viễn thông cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ viễn thông. Vậy, Giá cước viễn thông là gì ? Quy định về giá cước viễn thông như thế nào ?
Giá cước viễn thông là gì ?
Căn cứ theo Điều 53 của Luật Viễn thông năm 2009, Luật quy định Giá cước viễn thông gồm giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông và giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông.
- Giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông là giá cước người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán cho doanh nghiệp viễn thông khi sử dụng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp.
- Giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông là giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này mua lại dịch vụ hoặc sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối hoặc chuyển tiếp dịch vụ viễn thông; trường hợp doanh nghiệp này sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối dịch vụ viễn thông, giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông được gọi là giá cước kết nối viễn thông.
Nguyên tắc xác định giá cước viễn thông
Căn cứ theo Điều 54 của Luật Viễn thông năm 2009, Luật quy định về nguyên tắc xác định giá cước viễn thông như sau:
1. Tôn trọng quyền tự xác định và cạnh tranh về giá cước của doanh nghiệp viễn thông.
2. Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông; lợi ích của Nhà nước.
3. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và thực hiện hoạt động viễn thông công ích.
4. Thực hiện bình đẳng, không phân biệt trong quản lý và quy định giá cước viễn thông, trừ trường hợp cần khuyến khích doanh nghiệp mới tham gia thị trường.
Căn cứ xác định giá cước viễn thông
Theo Điều 55 của Luật Viễn thông năm 2009, Luật quy định Giá cước viễn thông được xác định dựa trên cơ sở các căn cứ sau đây:
+ Chính sách và mục tiêu phát triển viễn thông từng thời kỳ; pháp luật về giá, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Trên cơ sở giá thành, quan hệ cung – cầu trên thị trường và tương quan phù hợp với giá cước viễn thông của các nước trong khu vực và trên thế giới;
+ Không bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông.
Quản lý giá cước viễn thông
Căn cứ theo Điều 38 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nột số điều của Luật Viễn thông, Chính phủ quy định về việc quản lý giá cước viễn thông như sau:
1. Hình thức quản lý giá cước
a) Quyết định giá cước: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giá cước, khung giá cước dịch vụ viễn thông công ích, giá cước kết nối;
b) Đăng ký giá cước: Doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường trước khi ban hành và áp dụng giá cước dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường có trách nhiệm đăng ký giá cước với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
c) Thông báo giá cước: Doanh nghiệp viễn thông tự quy định giá cước dịch vụ viễn thông ngoài giá cước nêu trên và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
2. Việc miễn giảm giá cước công ích được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
c) Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bù đắp cho doanh nghiệp viễn thông thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích theo phương án miễn giảm giá cước đã được quyết định.
3. Doanh nghiệp viễn thông không được cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước thấp quá mức so với giá cước trung bình trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngoài ra, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường không được ban hành giá cước dịch vụ viễn thông thấp hơn giá thành.
5. Trong trường hợp giá cước dịch vụ viễn thông tăng hoặc giảm không hợp lý so với giá thành, tăng hoặc giảm bất bình thường so với giá cước trung bình gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thực hiện các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá cước viễn thông sau đây:
a) Quy định giá cước tối đa, giá cước tối thiểu, khung giá cước dịch vụ viễn thông;
b) Kiểm soát các yếu tố hình thức giá cước dịch vụ viễn thông;
c) Công khai thông tin về giá cước;
d) Quy định cơ chế quản lý giá cước viễn thông theo từng thời kỳ;
đ) Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá cước dịch vụ viễn thông không hợp lý do doanh nghiệp viễn thông đã quyết định;
e) Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông.
Căn cứ theo Điều 56 của Luật Viễn thông năm 2009, Luật quy định về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và Doanh nghiệp viễn thông trong việc quản lý giá cước viễn thông như sau:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Quy định về quản lý giá cước viễn thông; quyết định giá cước viễn thông do Nhà nước quy định;
b) Chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định hoạt động khuyến mại trong cung cấp dịch vụ viễn thông;
c) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định việc miễn, giảm giá cước viễn thông phục vụ hoạt động viễn thông công ích;
d) Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông;
đ) Quy định phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông;
e) Kiểm soát, đình chỉ áp dụng giá cước viễn thông khi doanh nghiệp viễn thông áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và Nhà nước.
2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:
a) Quyết định giá cước dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp, trừ dịch vụ thuộc danh mục giá cước viễn thông do Nhà nước quy định;
b) Trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án giá cước dịch vụ viễn thông do Nhà nước quy định;
c) Hạch toán chi phí, xác định giá thành, niêm yết, thông báo giá cước dịch vụ viễn thông;
d) Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông;
đ) Không được áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về khái niệm giá cước viễn thông và các quy định về giá cước viễn thông.
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Cước Viễn Thông Là Gì
-
Dịch Vụ Viễn Thông Là Gì? Cách Phân Loại - Luận Văn 1080
-
Giá Cước Viễn Thông Là Gì? Giải Thích Từ Ngữ Văn Bản Pháp Luật
-
Cước Dịch Vụ Kết Nối Viễn Thông Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Các Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành Về Giá Cước Viến Thông
-
Dịch Vụ Viễn Thông Gồm Những Loại Nào? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Viễn Thông Là Gì? Mạng Viễn Thông Là Gì? Dịch Vụ Viễn Thông Là Gì?
-
Mạng Viễn Thông Là Gì? Dịch Vụ Viễn Thông Là Gì?
-
Xin Cho Biết Dịch Vụ Viễn Thông Là Gì? Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người ...
-
Cước Dịch Vụ Viễn Thông Là Gì - VCCIdata
-
[DOC] Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về độ Chính Xác Hệ Thống Ghi Cước Của ...
-
Gói Cước Viễn Thông Combo Di động Và Internet - Xu Thế Thời 4.0!
-
Dịch Vụ Viễn Thông Là Gì - Quy Định Về Giá Cước Viễn Thông Như ...